Bức tường tưởng niệm Khi những giọt nước mắt đã cạn khô Trên đôi mắt những người cô phụ Khi đám trẻ đã lớn lên Tự chăm lo cuộc sống của riêng mình Khi những bậc sinh thành của những cậu con trai Được ghi tên mình trên bức tường tưởng niệm Cũng đã theo chúng xuống mồ Bức tường vẫn còn đây Mãi nói một điều Với giọng điệu na ná nhau cho tất cả những ai Đã dâng hiến trái tim cao thượng Như để tỏ lòng tôn vinh đến họ Trước khi bạn gửi những đứa con Tham gia chiến tranh ở một nơi xa xôi nào đó Đến đây... ghé thăm chốc lát cùng tôi Đến đây... đứng trước bức tường này Thấp người xuống bởi sức nặng của những cái tên Đang lớn dần lên mơ hồ cùng những cơn mưa của thời gian Nhớ đi tôi là ai Và đâu là điều mà tôi chẳng bao giờ được trở nên như thế Trước khi bạn tiễn đưa những người con Hãy đến đây, ngắm nhìn cùng tôi một tiếng đồng hồ Đứng trước bức tường này Tôi sẽ giúp cho bạn hiểu 1985 Mồ hôi đêm Tôi thấy dòng sông Drang trong cơn mưa bụi Dãy núi ChuPong lờ mờ như đỉnh Olympus Nhưng đây chẳng là nhà cho chư thần - Tôi nói thế Tiếng răng rắc của những viên đạn súng trường Tiếng vù vù của cánh trực thăng Đáp trên những cánh đồng dãy chết Để tải thương và mang đi những tử thi “Nắm lấy, thằng ngu! Hạ thấp đi!” Tôi nghe ai đó lên tiếng “Nằm xuống trên cái giường khô khốc kia. Có thấy chiếc túi ngủ đó không. Ta sẽ lấy cho mi chiếc khác Bây giờ, dông!” Tôi té xuống úp mặt lên đám bùn lầy nhầy nhụa Mùi hôi thối của những xác chết vây quanh chiếc giường Tỉnh dậy đi, tỉnh dậy đi! Tôi nghe tiếng người đàn bà nói Chúa lòng lành! Đã ba mươi năm trôi qua rồi. Thức dậy và về nhà đi. 1998 Tượng đài trên đường Khâm Thiên Hình ảnh người đàn bà khắc kỷ giao hòa trong ánh sáng Đóng băng bởi thời gian. Vươn lên trời cao chói lòa thách thức Của cơn mưa đạn chì nóng chảy Khi trong vòng tay là đứa trẻ bà đang cố chở che Dựa vào bà như cái chết của thế kỷ Những thanh âm vù vù đều đặn của những chuyến bay thả bom B52 Đã trốn chạy từ lâu bầu trời đêm Hà Nội Thế nhưng trên đôi tai hoá đá Sự im lặng vẫn thét gào Vang dội trong năm tháng với những thanh âm thịnh nộ Để xác nhận những dấu vết của mảnh đất thần thánh này cho kí ức. 2000 VÕ CA DAO dịch WILLIAM J.BRITTON, JR (Mỹ) |
JEZIBELl - RM.SHANMUGAM CHETTIAR
L.T.S: Cùng với Blok, Mai-a-cốp-xki, Ê-xê-nhin, Pa-xter-nak... Ma-ri-na Xvê-ta-ê-va (Marina Tsvetaeva 1892 - 1941) là một trong những nhà thơ Nga - Xô Viết lớn nhất của thế kỷ XX. Đường đời của bà là con đường đầy gian truân của một trí thức phải khắc phục nhiều lầm lỗi để đến với chân lý cách mạng. Một trái tim nồng cháy tình yêu Tổ quốc, dân tộc, nhưng Xvê-ta-ê-va mất gần 20 năm sau Cách mạng Tháng Mười sống lưu vong ở nước ngoài và trở về đất nước không được bao lâu thì mất.
OCTAVIO PAZ
(Nobel Văn Chương 1990)
Eduardas Megielaitis sinh năm 1919 (đã mất 6/6/1997), Chủ tịch Hội Nhà văn Litva (Liên Xô cũ) từ năm 1959, có tác phẩm được in từ 1934. Anh hùng lao động Liên Xô, Giải thưởng Lê-nin về văn học (năm 1961).
Lép Ôsanhi - Vlađimia Xôkôlôp
LGT: Charles Simic sinh năm 1938 tại Belgrade, Nam Tư. Năm 16 tuổi ông cùng với mẹ sang Mỹ sống với người cha ở New York City. Hiện ông là giáo sư khoa tiếng Anh ở trường Đại học New Hamsphire. Thơ Simic không dễ xếp loại. Một số bài thơ của ông có khuynh hướng siêu thực, siêu hình trong khi các bài khác là những chân dung hiện thực của bạo lực và tuyệt vọng.
Sam Hamill - Kevin Bowen - Martha Collins - Yusef Komunyakaa - Fred Marchant - Lady Borton - Nguyễn Bá Chung - Bruc Weil - Carolyn Forché - Larry Heinemann - George Evans
F.G. Lorca: Nhà thơ Tây Ban Nha, một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ, một chiến sĩ chống phát xít đã bị kẻ thù ám hại năm 1938, khi ông vừa tròn 40 tuổi.
Bạn đọc chắc hãy còn nhớ vào tháng 2 năm 2011, Tạp chí Sông Hương đón nhận sự ghé thăm của đoàn Nhà văn Nga, trong đó có nhà thơ Terekhin Vadim.
FREDERICK TURNER
FREDERICK FEIRSTEIN
Jean Amrouche (1906-1962), người An-giê-ri, dạy học ở Tuy-ni-di, viết báo. Có nhiều thi phẩm in ra trước 1940. Chết trước khi An-giê-ri dành được độc lập, trong khi ông vẫn là một trong những người thành tâm và quyết liệt tìm giải pháp cho vấn đề thiết cốt này.
Từ nhiều thế kỷ nay, chúng ta đã quen với chuyện họa thơ Đường. Còn đây là một cuộc họa thơ bằng tiếng Tây Ban Nha. Và là một cuộc họa thơ độc đáo về Bác Hồ kính yêu của chúng ta.
Trong một lần thăm Ang-co, tôi cùng đi với chị Khô Chan dra, một cựu sinh viên văn khoa Đại học Phnôm Pênh. Chị ở trong một gia đình trí thức công chức dưới thời Si-ha-nuc nên hầu hết những người thân đều bị Pôn Pốt sát hại.
L.T.S: Ma-xê-đoan (Nam Tư) là xứ sở thơ mộng của phong cảnh đẹp, của du lịch, hội hè và của thơ, là một cái nôi văn hoá cổ xưa của nhân loại, nằm trên bán đảo Ban-căng, có một cái gì gợi nên một số nét tương đồng với Huế.
L.T.S: “Mẹ và bom nơ-tơ-rôn” là trường ca của nhà thơ Liên Xô nổi tiếng E.Ép-tu-sen-cô. Trường ca được trao giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1984. Xin trân trọng giới thiệu một đoạn trích từ trường ca.
Nhà thơ nữ Ana Blandiana (sinh năm 1942) hiện là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học hiện đại Ru-ma-ni.
Paul Henry là một trong những nhà thơ hàng đầu xứ Wales. Được cố thi sĩ Ursula Askham Fanthorpe diễn tả như “một nhà thơ của nhà thơ”, kết hợp “cảm xúc nhạc của những con chữ với sự tưởng tượng sáng tạo không ngừng nghỉ”, ông đến với thơ qua việc viết lời ca.
PI-MEN PAN-TREN-CƠNhững vật dụng của lính
LTS: Bruce Weigl nhà thơ Mỹ từng là cựu chiến binh tham chiến tại Quảng Trị những năm 1967-1968. Là người chứng kiến những sự thật kinh hoàng trong chiến tranh Việt Nam, ông tìm đến với thơ ca như một sự cứu rỗi linh hồn. Năm 1987, Bruce Weigl lần đầu tiên trở lại Việt Nam và “Tôi không bao giờ tưởng tượng được người Việt Nam lại tiếp đãi mình ân cần như thế”.