Mẹ và bom nơ-tơ-rôn

09:05 08/03/2011
L.T.S: “Mẹ và bom nơ-tơ-rôn” là trường ca của nhà thơ Liên Xô nổi tiếng E.Ép-tu-sen-cô. Trường ca được trao giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1984. Xin trân trọng giới thiệu một đoạn trích từ trường ca.

Thi hào Evgenij Evtusenko - Ảnh: azioneriformista.it


E.ÉP-TU-SEN-CÔ


Mẹ và bom nơ-tơ-rôn


Mẹ ơi,
con đọc báo hôm nay
qua thân thể trong veo
            Những đứa trẻ đói thành phố Lê-nin-grát
các em đã đến với Giáng sinh
            các em bé của loài người đã chết,
Nghĩa trang Pit-xoa-rôp-xcôi-ê
            những bàn tay trẻ héo
với lên những chiếc đèn vàng
            những quả quít trên cây Nô-en
mà không tìm được quả
            như thường khi các em vẫn hái.
Những nếp nhăn khuôn mặt nhỏ xanh xao,
            những em bé Au-sơ-vich bị hơi ga ngạt thở van vỉ ông già Nô-en
Gỡ cho em một quả cầu bạc
bất cứ quả nào
            miễn còn chứa một chút dưỡng khí
Những em bé Sơn Mỹ trong thai
            bị xé ra từ bụng mẹ
            cố bò đến gần
Con sói già hung ác đang nức nở.
Không quên chiếc - khăn - quàng - đỏ, con Sói bận dán lại
Những mảnh trẻ con nhuộm máu ở Ben-phát, Bây-rút bị xé nát trong bom
Và những em bé Xan-va-đo bị nghiến nát dưới xích xe tăng đàn áp
chúng phải lùi lại, kinh hồn trước cái nhìn của chính trẻ con
Vô tận là điệu múa tròn những em đã khuất toàn thế giới quây quần giữa mùa Giáng sinh
Nhưng bom Nơ-tơ-rôn thì còn lại,
Nếu bom nổ vào Giáng sinh
            chẳng bao giờ còn trẻ con nữa cả;
những nhà trẻ chỉ còn bọn gấu bông gào thét
chúng xé ngực với móng nhựa và mạt cưa tràn ra -
những con voi thùng thình ré lên báo động
            nhưng quá muộn..

Cám ơn vườn Đi-xnây (1) nơi người ta chẳng còn phàn nàn đổ gãy
Cám ơn những búp bê chẳng còn sợ mất bím tóc
Cám ơn những tấm kính mà quả bóng càn quấy chẳng thể đập tan
Cám ơn những ngựa gỗ luôn luôn sẵn yên cương
Kêu cót két trong bao la trống rỗng
Cám ơn những quần đùi phơi kỹ trên giây
Và lùm cây nơi người ta trốn tìm
            chẳng bao giờ bị xẻ…
Trò chơi lớn cuối cùng
Chẳng còn trẻ con. Chẳng còn người lớn. Chẳng còn ai
Đường phố vẹn nguyên lăn lóc những chiếc đồng hồ nguyên vẹn
với dây da hay thép I-nốc
mang dáng những cổ tay biến mất,
lăn lóc những chiếc nhẫn cưới đã đánh mất giá trị đường tròn,
những chiếc khuyên ngọc thạch và bao trang sức tuyệt vời
            nơi những đôi tai đàn bà đã tan biến hư vô;
Và những chiếc găng tay rỗng còn nguyên
            xiết chặt chiếc vô-lăng còn nguyên
            trên chiếc xe chưa hề vết xước
Mẹ ơi, mẹ chẳng bao giờ còn nữa.
Chỉ còn lại quán báo của mẹ
nơi ngọn gió nguyên tử lật từng trang
            tuần báo “Bóng đá - Khúc côn cầu”
            tạp chí “Châu Mỹ và “Sức khỏe bạn”.
            nhuốm mốc (không bán được)…
Mẹ ít nói chính trị
Chỉ cái lần mẹ bước vào hiệu tạp hóa đại lộ Ê-toan
với chiếc cúc áo bật ra trong đám chen lấn
(ngày hôm đó giấy sơn Tây Đức đưa ra bán lẽ)
Mẹ nói: “Thưa ngài;
Chắc người ta phải hám đồ vật lắm
nên mới chế ra bom Nơ-tơ-rôn”
Và tôi đã tưởng tượng đến hàng triệu cửa hàng trên thế giới
ăm ắp giấy sơn, lông thú, kim cương,
bốt da dê Ý, máy Nhật
và những hộp bia mang nhãn Đan Mạch
những cửa hàng đủ mọi thứ hàng, trừ khách hàng thì biến mất.
Trong các bảo tàng
            những cái gối đánh cắp các sọ người Nê-ăng-đéc-tan
Những vải bọc tự cuốn đi khỏi tượng và cốt thép
Những xe nôi chỉ còn ru những xác trẻ con trong phoóc-môn trường thuốc
Cô đơn, bọn dao cạo tự rạch cổ mình
Lũ cà-vạt treo cổ tập thể lên cây
Sách vỡ tự thiêu vì không chịu nổi sự vắng bóng ngón tay và ánh mắt
Chắc chắn đồ vật rồi cũng sẽ thích ứng
Đến lượt chúng
            chúng cũng sẽ dựng lấy cửa hàng,
rồi cũng đủ đám đông các đồ vật khó tả
rồi bắt đầu tiếng chào xáo lan ra
về một cửa hàng ngoại ô, hẳn thế,
            sẽ bán lẻ món người
Tôi ngờ rằng món này ướp tỏi không có chuyện tranh chấp chính trị
và chắc chắn có một thứ tủ lạnh tội ác
sẽ chế ra một bom Nơ-tơ-rôn khác,
một thứ bom chỉ hủy diệt đồ vật
Không gieo thiệt hại cho người…
Nhưng sẽ còn gì, nếu đồ vật không tồn tại nữa?
Kẻ vung lên thanh gươm nguyên tử
Sẽ chết bởi gươm nguyên tử.


----------------
(1) Khu vườn lớn do Đi-xnây, một người Mỹ dựng ra, có bày biện nhiều cảnh quan và đồ chơi lý thú.


NGUYỄN KHOA ĐIỀM dịch
(Theo bản tiếng Pháp của A-Karvovski)


(13/6-85)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Muin Bseiso - Rasul Gamzatov

  • Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899 -1977) là nhà văn Nga - Mỹ nổi tiếng. Ông sáng tác ở nhiều thể loại văn học khác nhau. Ông được giải thưởng Nôben văn học năm 1955. Những tiểu thuyết đặc sắc của ông là: - Quà tặng (1937), Đến nơi xử tử (1935 - 1936), Lolita (1955)…

  • L.T.S. "BÍ ẨN TÌNH YÊU" là tập thơ chọn lọc những bài thơ tình nổi tiếng thế giới do dịch giả Đắc Lê và nhà thơ Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, NXB Văn Học ấn hành 1993. TCSH trân trọng giới thiệu dưới đây một số bài trích trong tập thơ đó.


  • Ogiwara Seisensui - Murakami Kijo - Saito Sanki - Ozaki Hosai


  • Tác giả Jon Fosse, người Na Uy, 64 tuổi, đạt Giải Nobel Văn học 2023 nhờ “những vở kịch và văn xuôi tân tiến, lên tiếng cho những điều không thể nói”.


  • Takít Vácvisiôtít - Côxtát Haridít - Côxtót Xteriôpulốt - Ghê-oóc-ghi Xê-phê-rít

  • BIỆN CHI LÂM

    Biện Chi Lâm sinh năm 1910, quê tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Từ thuở nhỏ, ông đã có thiên hướng yêu thích thơ ca kim cổ.


  • LOUISE GLUCK
    (Nobel Văn học năm 2020)

  • Là tác giả bốn cuốn sách viết về Việt Nam: Vây giữa tình yêu, Ngày phán xử cuối cùng, Thơ nảy từ tro, Bầu trời trong lòng đất. Blaga Dimitrova là người bạn lớn của chúng ta.

  • Mihai Eminescu (1850 - 1889) là một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Rumani. Sống nhiều ở miền núi, nhất là thuộc hai vùng Ardeal và Moldova, ông am hiểu sâu sắc về đời sống cực khổ của người dân trong vùng cũng như toàn xã hội. Thơ Eminescu trĩu nặng tình yêu thiên nhiên, con người, thấm đượm chất văn hóa dân gian của dân tộc mình.


  • Louise Glück - Jaroslav Seifert - Wislawa Szymborska - Pablo Neruda - Boris Pasternak

  • Thi sĩ Hy Lạp, 1911 - 1996, giải Nobel Văn chương năm 1979. Nỗ lực chính của thơ ông là gạt khỏi tâm thức con người những bất công phi lý và bồi đắp các yếu tố thiên nhiên thông qua sức mạnh đạo đức, để đạt được sự minh triết cao nhất có thể có trong sự biểu đạt; và cuối cùng, là để đạt đến sự tiếp cận cõi huyền nhiệm của ánh sáng, những siêu hình của mặt trời mà ông là một “người sùng bái” - một kiểu thần tượng theo định nghĩa của riêng ông. Nghệ thuật của ông mang tính đồng hiện hướng đến kỹ thuật thi ca nhằm giới thiệu cấu trúc nội tâm, điều này thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của ông.
                                    Trần Phương Kỳ giới thiệu và dịch

  • LTS. Thơ ca vốn có truyền thống lâu đời. Thơ ca của các dân tộc da đen cũng mang những đặc thù ấy. Từ những nhà thơ ở xứ Akhenaton bên Ai Cập (Thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên) cho đến Gwendolyn Brooks, Leroi Jones và những giọng thơ mạnh mẽ của các nhà thơ Mỹ đương thời, chặng đường ấy tính ra đã mấy ngàn năm. 

  • LTS: Tên tuổi của Ôma Khayam, nhà thơ, nhà khoa học Ba Tư thế kỷ XI đã được bạn đọc Việt Nam biết đến và yêu  thích qua tập Thơ cổ Ba Tư, NXB Văn Học ấn hành năm 1984. Thơ của ông ngang tàng, độc đáo, mãnh liệt và đầy tính triết lý sâu sắc chủ yếu tập trung vào đề tài tình yêu và rượu.

  • BIỆN CHI LÂM

    Biện Chi Lâm卞之琳 (1910 - 2000), nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu tiêu biểu của văn học Trung Quốc hiện đại. Quê gốc Giang Tô. Bút danh thường dùng: Quý Lăng.

  • Nghe như cổ tích chuyện cậu bé Ali Ahmad Said Esber, con nhà nông dân vùng Al Qassabina, miền tây nước Syria: từ chỗ nhà nghèo, không được tới trường, sau có cơ hội đi học và đạt trình độ tiến sĩ; từ chỗ thuở nhỏ làm thơ gởi các báo nhưng không bài nào được đăng, sau lại là người sáng lập một tạp chí chuyên về thơ và trở thành “nhà thơ vĩ đại nhất còn sống của thế giới Ả Rập” với bút danh Adonis.

  • JAN WAGNER (Schriftsteller)

    J. Wagner sinh ngày 18/10/1971 tại Hamburg CHLB Đức, nhà thơ, nhà văn và thông dịch viên.