Trang thơ nước ngoài

09:45 14/03/2025
Muin Bseiso - Rasul Gamzatov

MUIN BRIXU (Palestine)

Gửi Palextin

Đất của tôi, vị thần đầy thương tích của tôi
Tổ quốc khát khao ánh sáng
Tôi nghe rõ tiếng chim đại bàng kêu đứt quãng
"Người vội đi đâu, kẻ lạ lùng, người chỉ tìm cái chết vì sao?"

Tôi chết. Rượu uống không còn sót giọt nào
Kiếm đã gẫy. Câu chuyện cổ không còn vang vọng
Tôi không bú hai dòng sữa. Tôi không biết trò mơn trớn
Từ trong nôi tôi chưa học điều ấy cho tôi

Cây ô- liu không sống hai mặt trong đời
Dòng sông không chảy trong dối trá
Người ngoan đạo không thờ hai chúa
Trước tất cả hay trong lặng lẽ âm thầm

Tôi nghe rõ tiếng kêu đứt quãng của đại bàng
"Người vội đi đâu, kẻ lạ lùng, sao cứ tìm cái chết?"
Và tiếng khẩn thiết của vị thần đầy thương tích
Tổ quốc khát khao ánh sáng của tôi.


Trích nhật ký đêm

Trên bức tường đen trắng của tôi
Tôi đã vạch lên giọng nói tôi yêu dấu
Cả dáng hình diện mạo
Tất cả rõ như từ mặt biển khơi
Trên bãi bờ rối bời cơn mất ngủ của tôi
Một vầng trăng không ngừng ám ảnh
Tôi vạch lên giọng nói tôi yêu mến
Và gọi lên tha thiết thì thầm
Hình như gió ánh lên với những đóa hoa hồng
Là dành cho tôi - kẻ lưu đày biệt xứ
Sự đơn độc những đêm mất ngủ.
                              THANH HIỀN dịch



RA-XUN GAM-DA-TỐP (Liên Xô cũ)

Hội thoại

- Người ta không mua sách của anh
Chúng nằm tất cả nguyên một chỗ...

- Chúng nằm ư? Xin mặc, chớ động vào!
Không ai đánh những người đang nằm cả.

- Thơ của anh họ chuyển vào kho
Không ai mua anh nữa!

- Mặc cho họ gìn giữ
Như vàng dự trữ trong kho.

- Rõ chưa nào, những bài hát của anh
Không hợp mốt hôm nay được nữa.

- Nhưng chả nhẽ sơn ca, họa mi?...
Cũng không còn hợp mốt?..

- Tất cả những tuyển tập thơ của anh
Lũ chuột cống bẩn thế kia, cũng lạy!

- Cũng giống như đối với lũ chuột kia
Thị hiếu chúng cũng khá là tinh tế.

***
Bài hát nguyện cầu - thanh âm thuở xa xăm
Trong giây phút hồn hài nhi được rửa...
Buồn của nỗi buồn.
Nếu có gì buồn đau hơn nữa:
Mẹ mất rồi. Và hoang vắng nôi ru.

Ngọn lửa trong lò chiếu sáng lung linh
Cha đã chôn rồi. Người sống trong bóng tối...
Chẳng có nỗi mồ côi nào sánh nổi
Cha mất rồi. Lò sẽ trở lạnh hơn.
                        ĐOÀN MINH TUẤN dịch

(TCSH59/01-1994)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Tin nổi bật
  • Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899 -1977) là nhà văn Nga - Mỹ nổi tiếng. Ông sáng tác ở nhiều thể loại văn học khác nhau. Ông được giải thưởng Nôben văn học năm 1955. Những tiểu thuyết đặc sắc của ông là: - Quà tặng (1937), Đến nơi xử tử (1935 - 1936), Lolita (1955)…

  • L.T.S. "BÍ ẨN TÌNH YÊU" là tập thơ chọn lọc những bài thơ tình nổi tiếng thế giới do dịch giả Đắc Lê và nhà thơ Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, NXB Văn Học ấn hành 1993. TCSH trân trọng giới thiệu dưới đây một số bài trích trong tập thơ đó.


  • Ogiwara Seisensui - Murakami Kijo - Saito Sanki - Ozaki Hosai


  • Tác giả Jon Fosse, người Na Uy, 64 tuổi, đạt Giải Nobel Văn học 2023 nhờ “những vở kịch và văn xuôi tân tiến, lên tiếng cho những điều không thể nói”.


  • Takít Vácvisiôtít - Côxtát Haridít - Côxtót Xteriôpulốt - Ghê-oóc-ghi Xê-phê-rít

  • BIỆN CHI LÂM

    Biện Chi Lâm sinh năm 1910, quê tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Từ thuở nhỏ, ông đã có thiên hướng yêu thích thơ ca kim cổ.


  • LOUISE GLUCK
    (Nobel Văn học năm 2020)

  • Là tác giả bốn cuốn sách viết về Việt Nam: Vây giữa tình yêu, Ngày phán xử cuối cùng, Thơ nảy từ tro, Bầu trời trong lòng đất. Blaga Dimitrova là người bạn lớn của chúng ta.

  • Mihai Eminescu (1850 - 1889) là một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Rumani. Sống nhiều ở miền núi, nhất là thuộc hai vùng Ardeal và Moldova, ông am hiểu sâu sắc về đời sống cực khổ của người dân trong vùng cũng như toàn xã hội. Thơ Eminescu trĩu nặng tình yêu thiên nhiên, con người, thấm đượm chất văn hóa dân gian của dân tộc mình.


  • Louise Glück - Jaroslav Seifert - Wislawa Szymborska - Pablo Neruda - Boris Pasternak

  • Thi sĩ Hy Lạp, 1911 - 1996, giải Nobel Văn chương năm 1979. Nỗ lực chính của thơ ông là gạt khỏi tâm thức con người những bất công phi lý và bồi đắp các yếu tố thiên nhiên thông qua sức mạnh đạo đức, để đạt được sự minh triết cao nhất có thể có trong sự biểu đạt; và cuối cùng, là để đạt đến sự tiếp cận cõi huyền nhiệm của ánh sáng, những siêu hình của mặt trời mà ông là một “người sùng bái” - một kiểu thần tượng theo định nghĩa của riêng ông. Nghệ thuật của ông mang tính đồng hiện hướng đến kỹ thuật thi ca nhằm giới thiệu cấu trúc nội tâm, điều này thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của ông.
                                    Trần Phương Kỳ giới thiệu và dịch

  • LTS. Thơ ca vốn có truyền thống lâu đời. Thơ ca của các dân tộc da đen cũng mang những đặc thù ấy. Từ những nhà thơ ở xứ Akhenaton bên Ai Cập (Thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên) cho đến Gwendolyn Brooks, Leroi Jones và những giọng thơ mạnh mẽ của các nhà thơ Mỹ đương thời, chặng đường ấy tính ra đã mấy ngàn năm. 

  • LTS: Tên tuổi của Ôma Khayam, nhà thơ, nhà khoa học Ba Tư thế kỷ XI đã được bạn đọc Việt Nam biết đến và yêu  thích qua tập Thơ cổ Ba Tư, NXB Văn Học ấn hành năm 1984. Thơ của ông ngang tàng, độc đáo, mãnh liệt và đầy tính triết lý sâu sắc chủ yếu tập trung vào đề tài tình yêu và rượu.

  • BIỆN CHI LÂM

    Biện Chi Lâm卞之琳 (1910 - 2000), nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu tiêu biểu của văn học Trung Quốc hiện đại. Quê gốc Giang Tô. Bút danh thường dùng: Quý Lăng.

  • Nghe như cổ tích chuyện cậu bé Ali Ahmad Said Esber, con nhà nông dân vùng Al Qassabina, miền tây nước Syria: từ chỗ nhà nghèo, không được tới trường, sau có cơ hội đi học và đạt trình độ tiến sĩ; từ chỗ thuở nhỏ làm thơ gởi các báo nhưng không bài nào được đăng, sau lại là người sáng lập một tạp chí chuyên về thơ và trở thành “nhà thơ vĩ đại nhất còn sống của thế giới Ả Rập” với bút danh Adonis.

  • JAN WAGNER (Schriftsteller)

    J. Wagner sinh ngày 18/10/1971 tại Hamburg CHLB Đức, nhà thơ, nhà văn và thông dịch viên.

  • THÁI KIM LAN

    KINHIN* im Frühling
    (*Das Gehen in Achsamkeit und Bewußtheit)