Ảnh: Internet
… Vậy là anh từ mặt trận đã trở về Chiếc áo lính của anh đã phai màu, loang lỗ! Mẹ và chị, anh và em, đều mừng rỡ, Và những người làng… Nghe nức nở chung quanh. Tuổi chưa được tứ tuần, tóc đã hết màu xanh. Ngồi bên cạnh, những láng giềng ràn nước mắt: - Anh may thế! Từ chiến trường, anh về được Còn người nhà chúng tôi không còn kịp ra về… Đều trong cốc hai phần: lệ và rượu vôt-ca Nghe má ướt, lặng thầm đưa tay quệt Chút hành lý từ chiến trường mang theo được: Túi khoác, đai da, và ruột tượng quàng vai. Và chiếc cà-mèn tôi đem được về đây Giờ coi nó nhỏ nhoi và tội nghiệp! Liệu có tiếc hay không? Chiếc cà-mèn được việc Thành đồ chơi cho con, hoặc ninh cháo, cố nhiên. Tôi chuyển sang mặc một bộ sơ-vin, Và lại cóng tay mỗi khi dùng cà-vạt. Chiếc áo lính ngày xưa tôi từng mặc Đến bây giờ lại khoác ấm vai ai … Không thể nào ký ức chịu phôi phai Một câu hỏi tôi nêu rồi, nêu nữa: Làm cách nào mà, bạn ơi, biết giữ Những vật dụng của lính, tự chiến trường? A-LẾCH-XÂY RU-XET-XKI Không đề Giờ đã chẳng còn gì hơn nữa Tất thảy thông thường, ngay đến cả trong mơ Năm cũ đã qua, và năm mới đến… Lá theo lá bay đi, tuyết tìm tuyết bay về. Tôi thấy hết rồi - còn gì mà chẳng thấy Êm ái đôi bàn tay, bỏng rẫy nỗi lo âu, Cả sáng sủa chân thành cả mây mờ giả dối Và thấy nhói nơi chân - viên đạn của quân thù. Đến như tôi giờ vẫn còn lưỡng lự Ánh sáng mới đấy chăng - dấu tích dĩ vãng ư? Ngày sẽ mịt mờ hay sẽ ngày rạng rỡ? Lá theo lá bay đi, tuyết tìm tuyết bay về. Riêng cuộc sống cứ muôn đời khao khát Mặt lá tơ non, sắc tuyết trắng ngần Và ánh lửa từ mắt người mới gặp Tặng danh tôi, từ sâu thẳm cõi lòng. Chỉ cuộc sống vẫn khát khao kiêu hãnh Sự thật muôn năm không tắt lặng trên đời Để tự tay viết những dòng can đảm Để bảo toàn vẻ đẹp của đất đai… ĐĂNG BẨY dịch (10/12-84) |
Muin Bseiso - Rasul Gamzatov
Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899 -1977) là nhà văn Nga - Mỹ nổi tiếng. Ông sáng tác ở nhiều thể loại văn học khác nhau. Ông được giải thưởng Nôben văn học năm 1955. Những tiểu thuyết đặc sắc của ông là: - Quà tặng (1937), Đến nơi xử tử (1935 - 1936), Lolita (1955)…
L.T.S. "BÍ ẨN TÌNH YÊU" là tập thơ chọn lọc những bài thơ tình nổi tiếng thế giới do dịch giả Đắc Lê và nhà thơ Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, NXB Văn Học ấn hành 1993. TCSH trân trọng giới thiệu dưới đây một số bài trích trong tập thơ đó.
Ogiwara Seisensui - Murakami Kijo - Saito Sanki - Ozaki Hosai
Tác giả Jon Fosse, người Na Uy, 64 tuổi, đạt Giải Nobel Văn học 2023 nhờ “những vở kịch và văn xuôi tân tiến, lên tiếng cho những điều không thể nói”.
Takít Vácvisiôtít - Côxtát Haridít - Côxtót Xteriôpulốt - Ghê-oóc-ghi Xê-phê-rít
BIỆN CHI LÂM
Biện Chi Lâm sinh năm 1910, quê tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Từ thuở nhỏ, ông đã có thiên hướng yêu thích thơ ca kim cổ.
MARINA TSVETAEVA
RAINER MARIA RILKE
LOUISE GLUCK
(Nobel Văn học năm 2020)
Là tác giả bốn cuốn sách viết về Việt
Mihai Eminescu (1850 - 1889) là một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Rumani. Sống nhiều ở miền núi, nhất là thuộc hai vùng Ardeal và Moldova, ông am hiểu sâu sắc về đời sống cực khổ của người dân trong vùng cũng như toàn xã hội. Thơ Eminescu trĩu nặng tình yêu thiên nhiên, con người, thấm đượm chất văn hóa dân gian của dân tộc mình.
Louise Glück - Jaroslav Seifert - Wislawa Szymborska - Pablo Neruda - Boris Pasternak
Thi sĩ Hy Lạp, 1911 - 1996, giải Nobel Văn chương năm 1979. Nỗ lực chính của thơ ông là gạt khỏi tâm thức con người những bất công phi lý và bồi đắp các yếu tố thiên nhiên thông qua sức mạnh đạo đức, để đạt được sự minh triết cao nhất có thể có trong sự biểu đạt; và cuối cùng, là để đạt đến sự tiếp cận cõi huyền nhiệm của ánh sáng, những siêu hình của mặt trời mà ông là một “người sùng bái” - một kiểu thần tượng theo định nghĩa của riêng ông. Nghệ thuật của ông mang tính đồng hiện hướng đến kỹ thuật thi ca nhằm giới thiệu cấu trúc nội tâm, điều này thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của ông.
Trần Phương Kỳ giới thiệu và dịch
LTS. Thơ ca vốn có truyền thống lâu đời. Thơ ca của các dân tộc da đen cũng mang những đặc thù ấy. Từ những nhà thơ ở xứ Akhenaton bên Ai Cập (Thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên) cho đến Gwendolyn Brooks, Leroi Jones và những giọng thơ mạnh mẽ của các nhà thơ Mỹ đương thời, chặng đường ấy tính ra đã mấy ngàn năm.
CAROLYN FORCHÉ
LTS: Tên tuổi của Ôma Khayam, nhà thơ, nhà khoa học Ba Tư thế kỷ XI đã được bạn đọc Việt Nam biết đến và yêu thích qua tập Thơ cổ Ba Tư, NXB Văn Học ấn hành năm 1984. Thơ của ông ngang tàng, độc đáo, mãnh liệt và đầy tính triết lý sâu sắc chủ yếu tập trung vào đề tài tình yêu và rượu.
BIỆN CHI LÂM
Biện Chi Lâm卞之琳 (1910 - 2000), nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu tiêu biểu của văn học Trung Quốc hiện đại. Quê gốc Giang Tô. Bút danh thường dùng: Quý Lăng.
Nghe như cổ tích chuyện cậu bé Ali Ahmad Said Esber, con nhà nông dân vùng Al Qassabina, miền tây nước Syria: từ chỗ nhà nghèo, không được tới trường, sau có cơ hội đi học và đạt trình độ tiến sĩ; từ chỗ thuở nhỏ làm thơ gởi các báo nhưng không bài nào được đăng, sau lại là người sáng lập một tạp chí chuyên về thơ và trở thành “nhà thơ vĩ đại nhất còn sống của thế giới Ả Rập” với bút danh Adonis.
JAN WAGNER (Schriftsteller)
J. Wagner sinh ngày 18/10/1971 tại Hamburg CHLB Đức, nhà thơ, nhà văn và thông dịch viên.