Nhà thơ Ana Blandiana - Ảnh: internet
Ngay từ tập thơ đầu tay Gương mặt thứ nhất của số nhiều (1964), Ana Blandiana lập tức được chú ý bởi tài năng diễn đạt những cảm xúc tươi mới giàu nữ tính và những ý nghĩ sâu sắc về cuộc đời. Nhà thơ được giới thiệu rộng rãi ở trong và ngoài nước với tư cách tác giả các tập thơ Điểm huyệt (1967), Điều bí mật thứ ba (1970), 50 bài thơ (1970), Tháng mười, tháng một, tháng chạp (1972), Thơ (1974), Giấc mơ từ giấc mơ (1977)và tiểu thuyết viễn tưởng Bốn mùa (1977). ANA BLANDIANA Cách mạng Phút đau khổ nén lại thành lặng im Người lính trẻ đã lặng im trên xác bạn, Và giống đến lạ lùng một vòm cổng Ngày khải hoàn cong xuống người hy sinh. Những chiếc lá đỏ rơi như nước mắt một người cha Mỗi cây lá đỏ đều thân thiết tựa Lê-nin. Người lính trẻ nghe tiếng kêu của bầy sếu đang bay Tiếng kêu ấy nao lòng như tiếng nói Lê-nin. Và dưới những cây lá đỏ, dưới cánh sếu bay Qua cõi chết đến một thời tốt đẹp Cả bầu không khí nặng đầy như một khải hoàn môn Người lính trẻ hiểu đó là Cách mạng và tiến lên phía trước Người lính trẻ chính là tôi. Nằm trên cỏ Nằm trên cỏ nghe đêm kề sát đất, Nghe không gian tĩnh mịch, êm đềm, Con kiến lửa lục hoài trong mái tóc, Ý thơ nào mới mẻ chợt ngời lên. Giương trên đầu bát ngát một vòm đêm Ngàn sao mở bao mắt nhìn linh lợi, Cọng cỏ héo, hương như mời như gọi Cuốn sâu vào trong vòng xoáy miên man. Rơi, rơi, rất lâu, thiêm thiếp, nhẹ nhàng, Bỗng chợt gặp trên mình vầng trăng mọc Và trăng áp một làn môi dịu mát In nụ hôn son sắt trọn đời. Phép mầu nhiệm của mưa Em yêu mưa làm sao, em càng yêu mê mệt mưa rào Mưa rào nhiệt cuồng và mưa rây dìu dịu, Cơn mưa rây trinh nữ Và trận mưa rào thiếu phụ xô bồ. Mưa nấm nhô mưa rỉ rắc với hơi thu… Em yêu làm sao, em càng yêu mê mệt mưa rào Yêu được lăn mình trên những ngọn cỏ cao Lấm tấm những hạt mưa trong trắng Ngắt một cọng cỏ mềm đặt lên môi, em nhấm Và em đi Cho tất cả đàn ông đều nhìn em say đắm. Em hiểu, chẳng hay ho gì khi mở miệng nói ra “Tôi là người đàn bà xinh đẹp nhất” - Nghe ngốc nghếch, và có khi sai sự thật. Nhưng cho phép em khi trời bắt đầu mưa Chỉ khi trời vừa mới bắt đầu mưa Được nói lên lời thần diệu nhường kia: “Em là người đàn bà xinh đẹp nhất”. Em là người đàn bà xinh đẹp nhất Bởi vì trời đất trong mưa, Từng sợi nước đi qua đan vào từng sợi tóc, Em là người đàn bà xinh đẹp nhất Bởi vì gió hà hơi vào mặt, Gấu váy bay tung, em ngượng ngập khép chân mình. Em là người đàn bà xinh đẹp nhất Bởi vì anh đang ở xa em và em đang mong đợi. Em là người đàn bà xinh đẹp nhất Bởi vì em biết đợi Và anh biết rằng em đang đợi anh. Khắp không gian Lan tỏa yêu đương và dịu mát Tất cả khách qua đường đều tìm gặp hơi mưa Và trong khi mưa tình yêu là bất chợt Tất cả khách qua đường đều được tương tư, Và em đợi anh bây giờ. Anh có biết chăng là - Em yêu mưa làm sao, Em càng yêu mê mệt mưa rào Mưa rào nhiệt cuồng và mưa rây dìu dịu, Cơn mưa rây trinh nữ Và trận mưa rào thiếu phụ xô bồ. ĐĂNG BẨY dịch ĐIT-MA BET-XƠ (Đức) Huế Tặng Điềm và Vỹ Sông Hương sóng vỗ thâu đêm Cũng có lúc trào sôi giận dữ Trên gương mặt của kinh đô cũ Ánh lên những nét bông đùa Chúng tôi cười vang trong buổi họp đông vui, Trong tiếng chuông, chùa xa vọng lại Con đường xưa tới nhà Bảo Đại Nay dẫn về trụ sở Ủy ban. Chúng tôi đứng trên cầu Tràng Tiền, Mắt nhìn tới xa xăm Ôi, hãy dừng chân! Ta là người xứ Huế Phải đâu là khách đến để rồi đi! HUY HIỀN dịch từ tiếng Đức (11/1&2-85) |
Muin Bseiso - Rasul Gamzatov
Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899 -1977) là nhà văn Nga - Mỹ nổi tiếng. Ông sáng tác ở nhiều thể loại văn học khác nhau. Ông được giải thưởng Nôben văn học năm 1955. Những tiểu thuyết đặc sắc của ông là: - Quà tặng (1937), Đến nơi xử tử (1935 - 1936), Lolita (1955)…
L.T.S. "BÍ ẨN TÌNH YÊU" là tập thơ chọn lọc những bài thơ tình nổi tiếng thế giới do dịch giả Đắc Lê và nhà thơ Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, NXB Văn Học ấn hành 1993. TCSH trân trọng giới thiệu dưới đây một số bài trích trong tập thơ đó.
Ogiwara Seisensui - Murakami Kijo - Saito Sanki - Ozaki Hosai
Tác giả Jon Fosse, người Na Uy, 64 tuổi, đạt Giải Nobel Văn học 2023 nhờ “những vở kịch và văn xuôi tân tiến, lên tiếng cho những điều không thể nói”.
Takít Vácvisiôtít - Côxtát Haridít - Côxtót Xteriôpulốt - Ghê-oóc-ghi Xê-phê-rít
BIỆN CHI LÂM
Biện Chi Lâm sinh năm 1910, quê tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Từ thuở nhỏ, ông đã có thiên hướng yêu thích thơ ca kim cổ.
MARINA TSVETAEVA
RAINER MARIA RILKE
LOUISE GLUCK
(Nobel Văn học năm 2020)
Là tác giả bốn cuốn sách viết về Việt
Mihai Eminescu (1850 - 1889) là một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Rumani. Sống nhiều ở miền núi, nhất là thuộc hai vùng Ardeal và Moldova, ông am hiểu sâu sắc về đời sống cực khổ của người dân trong vùng cũng như toàn xã hội. Thơ Eminescu trĩu nặng tình yêu thiên nhiên, con người, thấm đượm chất văn hóa dân gian của dân tộc mình.
Louise Glück - Jaroslav Seifert - Wislawa Szymborska - Pablo Neruda - Boris Pasternak
Thi sĩ Hy Lạp, 1911 - 1996, giải Nobel Văn chương năm 1979. Nỗ lực chính của thơ ông là gạt khỏi tâm thức con người những bất công phi lý và bồi đắp các yếu tố thiên nhiên thông qua sức mạnh đạo đức, để đạt được sự minh triết cao nhất có thể có trong sự biểu đạt; và cuối cùng, là để đạt đến sự tiếp cận cõi huyền nhiệm của ánh sáng, những siêu hình của mặt trời mà ông là một “người sùng bái” - một kiểu thần tượng theo định nghĩa của riêng ông. Nghệ thuật của ông mang tính đồng hiện hướng đến kỹ thuật thi ca nhằm giới thiệu cấu trúc nội tâm, điều này thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của ông.
Trần Phương Kỳ giới thiệu và dịch
LTS. Thơ ca vốn có truyền thống lâu đời. Thơ ca của các dân tộc da đen cũng mang những đặc thù ấy. Từ những nhà thơ ở xứ Akhenaton bên Ai Cập (Thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên) cho đến Gwendolyn Brooks, Leroi Jones và những giọng thơ mạnh mẽ của các nhà thơ Mỹ đương thời, chặng đường ấy tính ra đã mấy ngàn năm.
CAROLYN FORCHÉ
LTS: Tên tuổi của Ôma Khayam, nhà thơ, nhà khoa học Ba Tư thế kỷ XI đã được bạn đọc Việt Nam biết đến và yêu thích qua tập Thơ cổ Ba Tư, NXB Văn Học ấn hành năm 1984. Thơ của ông ngang tàng, độc đáo, mãnh liệt và đầy tính triết lý sâu sắc chủ yếu tập trung vào đề tài tình yêu và rượu.
BIỆN CHI LÂM
Biện Chi Lâm卞之琳 (1910 - 2000), nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu tiêu biểu của văn học Trung Quốc hiện đại. Quê gốc Giang Tô. Bút danh thường dùng: Quý Lăng.
Nghe như cổ tích chuyện cậu bé Ali Ahmad Said Esber, con nhà nông dân vùng Al Qassabina, miền tây nước Syria: từ chỗ nhà nghèo, không được tới trường, sau có cơ hội đi học và đạt trình độ tiến sĩ; từ chỗ thuở nhỏ làm thơ gởi các báo nhưng không bài nào được đăng, sau lại là người sáng lập một tạp chí chuyên về thơ và trở thành “nhà thơ vĩ đại nhất còn sống của thế giới Ả Rập” với bút danh Adonis.
JAN WAGNER (Schriftsteller)
J. Wagner sinh ngày 18/10/1971 tại Hamburg CHLB Đức, nhà thơ, nhà văn và thông dịch viên.