Thơ Margaret Atwoods

09:39 20/08/2008
Margaret Atwoods là một trong số nhà thơ viết bằng tiếng Anh hàng đầu ở . Sinh năm 1939. Bà đã xuất bản trên 10 tập thơ, trên 10 tiểu thuyết, một số sách phê bình và sách cho trẻ em, đã nhận nhiều giải thưởng và bằng cấp danh dự. Gần nhất là Giải Pulitzer 2001 về tiểu thuyết. Thơ M.Atwoods đầy tinh thần phản kháng, trầAn trụi và khốc liệt khi cần vạch trần sự thật về thân phận người đàn bà ở khắp nơi trên thế giới, một mặt lại vỗ về nâng giấc che chở đối với người mình yêu. Quả là một nữ tính của thế kỷ. HOÀNG HƯNG chuyển ngữ từ nguyên bản.




Ghi chú cho một bài thơ có thể không bao giờ được viết

I.

Đây là nơi
thà ta đừng biết tới
đây là nơi sẽ chiếm giữ hồn ta
đây là nơi ta không thể hình dung
đây là nơi cuối cùng sẽ đánh bại ta

nơi tiếng
tại sao tự nó sẽ héo hon và trống rỗng.
Đó là nạn đói.

II.
Không bài thơ nào có thể viết
về nó, những dải cát
bao xác người chôn xuống
đào lên, nỗi đau không chịu nổi
còn vằn trên da họ.

Chuyện không xảy ra năm ngoái
hay 40 năm trước mà là tuần trước.
Chuyện đã xảy ra còn kéo đến bây giờ
Chuyện đang xảy ra.

Chúng ta kết những vòng hình dung từ cho họ,
chúng ta đếm họ như lần tràng hạt,
chúng ta đưa họ vào thống kê và kinh kệ
vào những bài thơ như bài này.

Chẳng có gì được việc.
Họ thế nào vẫn nguyên thế ấy.

III.
Người đàn bà nằm trên sàn xi măng ướt
dưới ngọn đèn không bao giờ tắt
những vết kim đâm vào cánh tay
để giết trí não
chị tự hỏi vì sao mình chết.

Chị chết vì đã nói
Chị chết cho quyền của ngôn từ
Chính thân thể chị, lặng im
không có ngón tay, đang viết bài thơ này.

IV.
Giống như cuộc giải phẫu
nhưng không phải
cũng không phải, dù có rạng chân, có rên rỉ
và máu, không phải sự sinh nở.

Có phần là một công ăn việc làm,
có phần là biểu diễn kỹ năng
giống như cuộc hoà tấu.
Một công việc mà người ta có thể làm tồi
hay làm giỏi, họ tự nhủ.

Có phần là một nghệ thuật

V.
Những thực tế trên đời này nhìn rõ
là nhìn qua nước mắt
vậy hãy nói tôi hay
vì sao còn có cái mắt tôi nhìn lầm?

Nhìn cho rõ và không nao núng
không quay đi,
đây là cơn hấp hối, mắt mở to
cách mặt trời hai phân.

Khi ấy điều gì ta nhìn thấy?
Ac mộng hay quáng mắt?
Ao ảnh?
Điều gì ta nghe thấy?

Lưỡi dao cạo rạch ngang tròng mắt
là chi tiết trong cuốn phim cũ
Đó cũng là một sự thật.
Làm chứng là việc ta phải gánh.

VI.
Ở xứ này ta có thể nói gì tuỳ thích
bởi dù sao cũng chẳng ai thèm nghe
như vậy đủ an toàn, ở xứ này ta có thể thử viết
bài thơ có thể không bao giờ được viết
bài thơ không bịa đăt gì
không bỏ qua gì
vì mỗi ngày ta vẫn bịa đặt và bỏ qua cho chính mình.

Ở nơi khác, bài thơ này không phải là bịa đặt
Ở nơi khác, bài thơ này đòi dũng cảm
Ở nơi khác, bài thơ này phải được viết ra
vì các nhà thơ đều đã chết.

Ở nơi khác, bài thơ này phải được viết ra
như thể ta đã chết,
như không thể làm gì hơn
hoặc nói gì hơn để cứu vớt ta.

Ở nơi khác ta phải viết bài thơ này
bởi không có gì hơn để làm.

Biến tấu trên từ ngủ

Em muốn nhìn anh ngủ,
Điều này có thể không xảy ra.
Em muốn nhìn anh,
ngủ. Em muốn ngủ
với anh, đi vào
giấc ngủ anh khi làn sóng tối êm của giấc ngủ anh
lướt bên trên đầu em

muốn bước cùng anh qua khu rừng sáng
nhấp nhô lá xanh
mặt trời đẫm nước và ba mặt trăng,
đi về phía cái hang mà anh phải xuống
về phía nỗi sợ tệ hại nhất của anh.
Em muốn tặng anh cành cây
bạc, bông hoa trắng nhỏ, một
tiếng chở che anh
khỏi nỗi sầu muộn nơi trung tâm
giấc mộng, khỏi nỗi sầu muộn
nơi trung tâm. Em muốn theo
anh lần nữa
lên chiếc cầu thang dài
và trở thành
con thuyền chèo đưa anh trở về
cẩn thận, một ngọn lửa
giữa hai bàn tay khum.
tới nơi thân thể anh nằm
bên em, và anh nhập vào đó
dễ dàng như hít vào

Em muốn là không khí
trú ngụ trong anh chốc lát
thôi. Em muốn là cái anh không để ý
và cái anh rất cần


(nguồn: TCSH số 159 - 05 - 2002)
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • JEZIBELl - RM.SHANMUGAM CHETTIAR

  • L.T.S: Cùng với Blok, Mai-a-cốp-xki, Ê-xê-nhin, Pa-xter-nak... Ma-ri-na Xvê-ta-ê-va (Marina Tsvetaeva 1892 - 1941) là một trong những nhà thơ Nga - Xô Viết lớn nhất của thế kỷ XX. Đường đời của bà là con đường đầy gian truân của một trí thức phải khắc phục nhiều lầm lỗi để đến với chân lý cách mạng. Một trái tim nồng cháy tình yêu Tổ quốc, dân tộc, nhưng Xvê-ta-ê-va mất gần 20 năm sau Cách mạng Tháng Mười sống lưu vong ở nước ngoài và trở về đất nước không được bao lâu thì mất.

  • OCTAVIO PAZ

    (Nobel Văn Chương 1990)

  • Eduardas Megielaitis sinh năm 1919 (đã mất 6/6/1997), Chủ tịch Hội Nhà văn  Litva (Liên Xô cũ) từ năm 1959, có tác phẩm được in từ 1934. Anh hùng lao động Liên Xô, Giải thưởng Lê-nin về văn học (năm 1961).

  • Lép Ôsanhi - Vlađimia Xôkôlôp

  • LGT: Charles Simic sinh năm 1938 tại Belgrade, Nam Tư. Năm 16 tuổi ông cùng với mẹ sang Mỹ sống với người cha ở New York City. Hiện ông là giáo sư khoa tiếng Anh ở trường Đại học New Hamsphire. Thơ Simic không dễ xếp loại. Một số bài thơ của ông có khuynh hướng siêu thực, siêu hình trong khi các bài khác là những chân dung hiện thực của bạo lực và tuyệt vọng.

  • Sam Hamill - Kevin Bowen - Martha Collins - Yusef Komunyakaa - Fred Marchant - Lady  Borton - Nguyễn Bá Chung - Bruc Weil - Carolyn Forché - Larry Heinemann - George Evans

  • F.G. Lorca: Nhà thơ Tây Ban Nha, một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ, một chiến sĩ chống phát xít đã bị kẻ thù ám hại năm 1938, khi ông vừa tròn 40 tuổi.

  • Bạn đọc chắc hãy còn nhớ vào tháng 2 năm 2011, Tạp chí Sông Hương đón nhận sự ghé thăm của đoàn Nhà văn Nga, trong đó có nhà thơ Terekhin Vadim.

  • Jean Amrouche (1906-1962), người An-giê-ri, dạy học ở Tuy-ni-di, viết báo. Có nhiều thi phẩm in ra trước 1940. Chết trước khi An-giê-ri dành được độc lập, trong khi ông vẫn là một trong những người thành tâm và quyết liệt tìm giải pháp cho vấn đề thiết cốt này.

  • Từ nhiều thế kỷ nay, chúng ta đã quen với chuyện họa thơ Đường. Còn đây là một cuộc họa thơ bằng tiếng Tây Ban Nha. Và là một cuộc họa thơ độc đáo về Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

  • Trong một lần thăm Ang-co, tôi cùng đi với chị Khô Chan dra, một cựu sinh viên văn khoa Đại học Phnôm Pênh. Chị ở trong một gia đình trí thức công chức dưới thời Si-ha-nuc nên hầu hết những người thân đều bị Pôn Pốt sát hại.

  • L.T.S: Ma-xê-đoan (Nam Tư) là xứ sở thơ mộng của phong cảnh đẹp, của du lịch, hội hè và của thơ, là một cái nôi văn hoá cổ xưa của nhân loại, nằm trên bán đảo Ban-căng, có một cái gì gợi nên một số nét tương đồng với Huế.

  • L.T.S: “Mẹ và bom nơ-tơ-rôn” là trường ca của nhà thơ Liên Xô nổi tiếng E.Ép-tu-sen-cô. Trường ca được trao giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1984. Xin trân trọng giới thiệu một đoạn trích từ trường ca.

  • Nhà thơ nữ Ana Blandiana (sinh năm 1942) hiện là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học hiện đại Ru-ma-ni.

  • Paul Henry là một trong những nhà thơ hàng đầu xứ Wales. Được cố thi sĩ Ursula Askham Fanthorpe diễn tả như “một nhà thơ của nhà thơ”, kết hợp “cảm xúc nhạc của những con chữ với sự tưởng tượng sáng tạo không ngừng nghỉ”, ông đến với thơ qua việc viết lời ca.

  • PI-MEN PAN-TREN-CƠNhững vật dụng của lính

  • LTS: Bruce Weigl nhà thơ Mỹ từng là cựu chiến binh tham chiến tại Quảng Trị những năm 1967-1968. Là người chứng kiến những sự thật kinh hoàng trong chiến tranh Việt Nam, ông tìm đến với thơ ca như một sự cứu rỗi linh hồn. Năm 1987, Bruce Weigl lần đầu tiên trở lại Việt Nam và “Tôi không bao giờ tưởng tượng được người Việt Nam lại tiếp đãi mình ân cần như thế”.