Chùm thơ nước ngoài

14:55 24/04/2009
PAVIL BUKHARAEP - IVAN SIÔLÔCỐP - IURI SMELIÔP


PAVIL BUKHARAEP

Bầu trời con trai tôi

... Tha lỗi cho tôi
            lá thời gian vèo bay
                        trên đất khách quê người
Cứu con trai tôi không làm được
Đến bây giờ
            Trên bầu trời An Tai, vùng sơn cước
Tôi gặp được đứa con yêu

Hồ Trê Lếch
mùa hè vòm trời chiều
Mặt nước hoang vu
Trời bừng lên trong không gian kì ảo

Qua rừng cây
            qua kí ức tầm nhìn trong trẻo
Cuộc sống đổi thay thẩm thấu từng ngày
Tính chân thành nâng ta mê say

Tất cả sẽ tốt hơn
            cùng con trai tôi thủ thỉ
Thà tôi lặng im với tội đồ huyền bí
Dưới bậc dốc chân trời
            một mình con ngước phía trên

Tôi ngu ngơ
            nghĩ mình tội lỗi triền miên
Sa lầy trong hư ảo
Nỗi đau tôi
            bíu vào sau những điều không tưởng
Như đỉnh núi cao dựng đứng của con
Tôi ngù ngờ
            không hiểu gì về thế giới này hơn
Tiếng náo động
            từ cánh rừng bầu trời An Tai
Ngọn gió hoang vật vã
Ngước mắt nhìn
            nơi đất khách quê người đứa con yêu là tất cả
Như rơi xuống vách sâu
            trên hình bóng của con
Tia sáng này không phải của hoàng hôn
Tia sáng không bao giờ tắt...


IVAN SIÔLÔCỐP

Cuộc đối thoại bên giếng

Cháy lên ngọn lửa nhỏ ơi
Bên ta cô gái đang ngời xuân xanh
Đung đưa trái cấm sau mành
Vùi tôi băng giá giữa mông mênh chiều
Mặc cho bụi nước phiêu diêu
Nguôi ngoai sương tuyết bao điều chứa chan
Dẫu rau lê* biếc thời gian
Cắm trên một đống tro tàn. Người ơi!
Cháy lên ngọn lửa bên tôi
Li ti hơi ấm muôn lời của em
Mùa thu cánh thắm đỏ thêm
Như đang sưởi nóng một miền trắng trong
Những gì ao ước chờ mong
Hừng lên như sắc đóa hồng ban ma

------------------------
* Rau muối


IURI SMELIÔP

Buổi sáng mùa thu

Mùa thu ấm áp
Cánh đồng lắc rắc
Rực rỡ cánh rừng
Bình minh chín hừng
Giọt sương long lanh
            óng ánh màu ngũ sắc
Gió ẩn mình trong khu rừng san sát
Yên ắng tiếng chim
Chốn mơ hồ hay ẩn náu con tim
Bỗng tiếng hót của loài chim sơn cước
Trong khoảng không buổi sáng hẹn hò trong vắt
Niềm hi vọng mới hay âu lo
Sự biệt ly hay thao thức cuộc chờ
Con đường dài lâu băng giá
            con đường chông gai xa lạ

Trên ngọn đèn lồng
Hào quang hừng đông
Bông tuyết đung đưa xen vào nhau rơi lả tả
Như những bông hoa
            tách từ bóng tối ra tự do mới lạ
Chúng mê hồn trò chơi đỏng đảnh, khơi vơi
Như nhành hoa trong chùm hoa chốn xa vời
Chao lượn nghiêng  nghiêng
            từ tầng không cánh đồng tuyết trắng
Từ thẳm đen bật ra trong ánh sáng
“Điệu nhảy Thiên nga trắng”
            quay lượn buổi sáng mùa thu

TÔ NGỌC THẠCH dịch
(202/12-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • JEZIBELl - RM.SHANMUGAM CHETTIAR

  • L.T.S: Cùng với Blok, Mai-a-cốp-xki, Ê-xê-nhin, Pa-xter-nak... Ma-ri-na Xvê-ta-ê-va (Marina Tsvetaeva 1892 - 1941) là một trong những nhà thơ Nga - Xô Viết lớn nhất của thế kỷ XX. Đường đời của bà là con đường đầy gian truân của một trí thức phải khắc phục nhiều lầm lỗi để đến với chân lý cách mạng. Một trái tim nồng cháy tình yêu Tổ quốc, dân tộc, nhưng Xvê-ta-ê-va mất gần 20 năm sau Cách mạng Tháng Mười sống lưu vong ở nước ngoài và trở về đất nước không được bao lâu thì mất.

  • OCTAVIO PAZ

    (Nobel Văn Chương 1990)

  • Eduardas Megielaitis sinh năm 1919 (đã mất 6/6/1997), Chủ tịch Hội Nhà văn  Litva (Liên Xô cũ) từ năm 1959, có tác phẩm được in từ 1934. Anh hùng lao động Liên Xô, Giải thưởng Lê-nin về văn học (năm 1961).

  • Lép Ôsanhi - Vlađimia Xôkôlôp

  • LGT: Charles Simic sinh năm 1938 tại Belgrade, Nam Tư. Năm 16 tuổi ông cùng với mẹ sang Mỹ sống với người cha ở New York City. Hiện ông là giáo sư khoa tiếng Anh ở trường Đại học New Hamsphire. Thơ Simic không dễ xếp loại. Một số bài thơ của ông có khuynh hướng siêu thực, siêu hình trong khi các bài khác là những chân dung hiện thực của bạo lực và tuyệt vọng.

  • Sam Hamill - Kevin Bowen - Martha Collins - Yusef Komunyakaa - Fred Marchant - Lady  Borton - Nguyễn Bá Chung - Bruc Weil - Carolyn Forché - Larry Heinemann - George Evans

  • F.G. Lorca: Nhà thơ Tây Ban Nha, một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ, một chiến sĩ chống phát xít đã bị kẻ thù ám hại năm 1938, khi ông vừa tròn 40 tuổi.

  • Bạn đọc chắc hãy còn nhớ vào tháng 2 năm 2011, Tạp chí Sông Hương đón nhận sự ghé thăm của đoàn Nhà văn Nga, trong đó có nhà thơ Terekhin Vadim.

  • Jean Amrouche (1906-1962), người An-giê-ri, dạy học ở Tuy-ni-di, viết báo. Có nhiều thi phẩm in ra trước 1940. Chết trước khi An-giê-ri dành được độc lập, trong khi ông vẫn là một trong những người thành tâm và quyết liệt tìm giải pháp cho vấn đề thiết cốt này.

  • Từ nhiều thế kỷ nay, chúng ta đã quen với chuyện họa thơ Đường. Còn đây là một cuộc họa thơ bằng tiếng Tây Ban Nha. Và là một cuộc họa thơ độc đáo về Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

  • Trong một lần thăm Ang-co, tôi cùng đi với chị Khô Chan dra, một cựu sinh viên văn khoa Đại học Phnôm Pênh. Chị ở trong một gia đình trí thức công chức dưới thời Si-ha-nuc nên hầu hết những người thân đều bị Pôn Pốt sát hại.

  • L.T.S: Ma-xê-đoan (Nam Tư) là xứ sở thơ mộng của phong cảnh đẹp, của du lịch, hội hè và của thơ, là một cái nôi văn hoá cổ xưa của nhân loại, nằm trên bán đảo Ban-căng, có một cái gì gợi nên một số nét tương đồng với Huế.

  • L.T.S: “Mẹ và bom nơ-tơ-rôn” là trường ca của nhà thơ Liên Xô nổi tiếng E.Ép-tu-sen-cô. Trường ca được trao giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1984. Xin trân trọng giới thiệu một đoạn trích từ trường ca.

  • Nhà thơ nữ Ana Blandiana (sinh năm 1942) hiện là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học hiện đại Ru-ma-ni.

  • Paul Henry là một trong những nhà thơ hàng đầu xứ Wales. Được cố thi sĩ Ursula Askham Fanthorpe diễn tả như “một nhà thơ của nhà thơ”, kết hợp “cảm xúc nhạc của những con chữ với sự tưởng tượng sáng tạo không ngừng nghỉ”, ông đến với thơ qua việc viết lời ca.

  • PI-MEN PAN-TREN-CƠNhững vật dụng của lính

  • LTS: Bruce Weigl nhà thơ Mỹ từng là cựu chiến binh tham chiến tại Quảng Trị những năm 1967-1968. Là người chứng kiến những sự thật kinh hoàng trong chiến tranh Việt Nam, ông tìm đến với thơ ca như một sự cứu rỗi linh hồn. Năm 1987, Bruce Weigl lần đầu tiên trở lại Việt Nam và “Tôi không bao giờ tưởng tượng được người Việt Nam lại tiếp đãi mình ân cần như thế”.