Nhà thơ Paul Henry - Ảnh: TL
Tác phẩm của ông được tuyển tập rộng rãi và xuất hiện thường xuyên trên các tờ báo thơ đa dạng như New Welsh Review và The TLS. Mari d’Ingrid, bản dịch tuyển tập thứ 5 của ông, Ingrid’s Husband, mới xuất hiện trên L’Harmattan và The Brittle Sea, New & Selected Poems được xuất bản bởi Seren. Henry đã đọc thơ tại các liên hoan ở Anh, Mỹ, và Ấn độ. Ông là thành viên của Viện Hàn lâm Welsh và là một nhà phụ giảng nổi tiếng trong các lớp Viết văn, phụ trách Ledbury Festival’s Poetry Cafe ở nhà hát Hereford’s Courtyard và là người phụ giảng ở Ty Newydd, trung tâm những nhà văn của Wales. Ông thỉnh thoảng dạy ở lớp Viết văn của Đại học Glamorgan và đã biên tập Poetry Wales. Mới đây ông phụ trách chương trình Inspired nhiều kỳ về nghệ thuật cho đài BBC Wales và Do Not Expect Applause, chương trình của ông về nhà thơ Tô Cách Lan W.S. Graham, cho đài BBC 3. Dưới đây là một bài thơ của Paul Henry và phần chuyển ngữ của Khế Iêm. PAUL HENRY The Black Guitar Clearing out ten years from a wardrobe I opened its lid and saw Joe written twice in its dust, in a child’s hand, then a squiggled seagull or two. Joe, Joe a man’s tears are worth nothing, but a child’s name in the dust, or in the sand of a darkening beach, that’s a life’s work. I touched two strings, to hear how much two lives can slip out of tune then I left it, brought down the night on it, for fear, Joe of hearing your unbroken voice, or the sea if I played it. Ghi ta đen Dọn dẹp tủ quần áo sau mười năm tôi mở nắp hộp đựng đàn và thấy chữ Joe viết hai lần trong lớp bụi, bằng bàn tay trẻ con sau đó là nét tháu hình một cánh chim hải âu hoặc hai. Joe, Joe(*) nước mắt của một người đàn ông chẳng giá trị gì nhưng tên của đứa trẻ trong lớp bụi, hoặc trong cát nơi một bờ biển quá khứ, đó là tác phẩm đời. tôi chạm hai sợi dây, để nghe xem bao nhiêu hai cuộc đời có thể vuột khỏi giai điệu rồi tôi bỏ đó đóng nắp hộp đàn lại, vì sợ, Joe sợ phải nghe giọng êm đềm của mi hoặc của biển cả nếu tôi gảy nó lên. (Chuyển ngữ KHẾ IÊM) (264/2-11) --------------------- (*) Joe có thể là tên thời thơ ấu của tác giả và hai cuộc đời có lẽ là cuộc đời bây giờ và cuộc đời thuở thiếu thời. |
JEZIBELl - RM.SHANMUGAM CHETTIAR
L.T.S: Cùng với Blok, Mai-a-cốp-xki, Ê-xê-nhin, Pa-xter-nak... Ma-ri-na Xvê-ta-ê-va (Marina Tsvetaeva 1892 - 1941) là một trong những nhà thơ Nga - Xô Viết lớn nhất của thế kỷ XX. Đường đời của bà là con đường đầy gian truân của một trí thức phải khắc phục nhiều lầm lỗi để đến với chân lý cách mạng. Một trái tim nồng cháy tình yêu Tổ quốc, dân tộc, nhưng Xvê-ta-ê-va mất gần 20 năm sau Cách mạng Tháng Mười sống lưu vong ở nước ngoài và trở về đất nước không được bao lâu thì mất.
OCTAVIO PAZ
(Nobel Văn Chương 1990)
Eduardas Megielaitis sinh năm 1919 (đã mất 6/6/1997), Chủ tịch Hội Nhà văn Litva (Liên Xô cũ) từ năm 1959, có tác phẩm được in từ 1934. Anh hùng lao động Liên Xô, Giải thưởng Lê-nin về văn học (năm 1961).
Lép Ôsanhi - Vlađimia Xôkôlôp
LGT: Charles Simic sinh năm 1938 tại Belgrade, Nam Tư. Năm 16 tuổi ông cùng với mẹ sang Mỹ sống với người cha ở New York City. Hiện ông là giáo sư khoa tiếng Anh ở trường Đại học New Hamsphire. Thơ Simic không dễ xếp loại. Một số bài thơ của ông có khuynh hướng siêu thực, siêu hình trong khi các bài khác là những chân dung hiện thực của bạo lực và tuyệt vọng.
Sam Hamill - Kevin Bowen - Martha Collins - Yusef Komunyakaa - Fred Marchant - Lady Borton - Nguyễn Bá Chung - Bruc Weil - Carolyn Forché - Larry Heinemann - George Evans
F.G. Lorca: Nhà thơ Tây Ban Nha, một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ, một chiến sĩ chống phát xít đã bị kẻ thù ám hại năm 1938, khi ông vừa tròn 40 tuổi.
Bạn đọc chắc hãy còn nhớ vào tháng 2 năm 2011, Tạp chí Sông Hương đón nhận sự ghé thăm của đoàn Nhà văn Nga, trong đó có nhà thơ Terekhin Vadim.
FREDERICK TURNER
FREDERICK FEIRSTEIN
Jean Amrouche (1906-1962), người An-giê-ri, dạy học ở Tuy-ni-di, viết báo. Có nhiều thi phẩm in ra trước 1940. Chết trước khi An-giê-ri dành được độc lập, trong khi ông vẫn là một trong những người thành tâm và quyết liệt tìm giải pháp cho vấn đề thiết cốt này.
Từ nhiều thế kỷ nay, chúng ta đã quen với chuyện họa thơ Đường. Còn đây là một cuộc họa thơ bằng tiếng Tây Ban Nha. Và là một cuộc họa thơ độc đáo về Bác Hồ kính yêu của chúng ta.
Trong một lần thăm Ang-co, tôi cùng đi với chị Khô Chan dra, một cựu sinh viên văn khoa Đại học Phnôm Pênh. Chị ở trong một gia đình trí thức công chức dưới thời Si-ha-nuc nên hầu hết những người thân đều bị Pôn Pốt sát hại.
L.T.S: Ma-xê-đoan (Nam Tư) là xứ sở thơ mộng của phong cảnh đẹp, của du lịch, hội hè và của thơ, là một cái nôi văn hoá cổ xưa của nhân loại, nằm trên bán đảo Ban-căng, có một cái gì gợi nên một số nét tương đồng với Huế.
L.T.S: “Mẹ và bom nơ-tơ-rôn” là trường ca của nhà thơ Liên Xô nổi tiếng E.Ép-tu-sen-cô. Trường ca được trao giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1984. Xin trân trọng giới thiệu một đoạn trích từ trường ca.
Nhà thơ nữ Ana Blandiana (sinh năm 1942) hiện là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học hiện đại Ru-ma-ni.
PI-MEN PAN-TREN-CƠNhững vật dụng của lính
LTS: Bruce Weigl nhà thơ Mỹ từng là cựu chiến binh tham chiến tại Quảng Trị những năm 1967-1968. Là người chứng kiến những sự thật kinh hoàng trong chiến tranh Việt Nam, ông tìm đến với thơ ca như một sự cứu rỗi linh hồn. Năm 1987, Bruce Weigl lần đầu tiên trở lại Việt Nam và “Tôi không bao giờ tưởng tượng được người Việt Nam lại tiếp đãi mình ân cần như thế”.
PABLO NERUDATrên đỉnh Machu Picchu(*)