Cửa sổ - Những bộ mặt - Thời gian

10:04 05/06/2008
LTS: Robert Creeley sinh năm 1926, có một cuộc đời nhiều biến động. Hai lần bỏ học đại học giữa chừng, hai lần ly hôn, hai lần sang làm việc ở các nước thế giới thứ ba (năm 1944 lái xe cứu thương trong lực lượng American Field Service ở Ấn Độ và Miến Điện.

 1959 - 1961 dạy học trong một đồn điền cà phê ở Guatemala), từng sống ở Pháp và Tây Ban Nha. Ông là người sáng lập tạp chí văn chương Black Mountain Review năm 1954 khi dạy học tại Black Mountain College (bang North Carolina), dạy ở nhiều trường đại học và cao đẳng Mỹ và Canada, từ 1966 là giáo sư trường Đại học Tiểu bang New York ở Buffalo.
Thơ Creeley thường ngắn, vẻ khiêm nhường, và mang tính tình cờ, tiềm - lý trí hay siêu-lý trí. Ông cho rằng "viết là một cơ hội được ban phát cho người viết hơn là do người viết yêu cầu”. Ông từ chối vần và câu thơ có số âm tiết đều đặn truyền thống, để triển khai tiết tấu riêng của mình.
 Với khoảng 60 tập thơ đã xuất bản, R.Creeley là một nhà thơ có ảnh hưởng lớn trong thơ Mỹ đương đại.

 



Cửa sổ

Vị trí là nơi anh
đặt nó, nơi nó hiện hữu.
anh đã đặt, chẳng hạn, cái

bể chứa lớn ở đó, ánh bạc,
với ngôi nhà thờ màu trắng sát
cạnh nhau, nhấc lên

tất cả, để làm
gì, Nặng
bao nhiêu cái thế giới
chậm chạp, với
mọi thứ đặt
đúng chỗ. Người

nào đó bộ hành qua, một
chiếc xe hơi bên ông trên
con đường

mất hút, một chiếc lá
vàng sắp

rụng. Tất cả
rơi vào đúng
chỗ. Mặt

tôi nặng nề
vì ngắm nhìn. Tôi cảm
thấy mắt mình đang vỡ.
1967



Những bộ mặt

Những bộ mặt với tuổi thanh xuân đến sớm
tìm tòi trong các nhận dạng
thông thường, quan toà hay người bán hàng,
hàng xóm, kẻ đã giết người,

chỉ có nghĩa khi chúng báo hiệu
thế giới đang trượt, thời gian chẳng bao giờ
được quan tâm tích tụ, sự thật là
chẳng gì có nghĩa trừ cái người ta

có thể hiểu được, một thú vui nào đó thoáng qua,
lệch lạc, một nỗi đau mênh mang
trong đậm đặc, vụng trộm nhưng
da diết một khao khát vượt qua

tất cả, hãy lãnh đạm, hãy đi xa, xa
hẳn, mãi mãi tránh xa cô gái
nhà bên, mà nụ cười vỡ ra, nhăn nhúm
sẽ vẫn còn dai dẳng, vẫn còn biết anh.
1983

Thời gian

Phải bao lâu cho những bông hoa vàng nho nhỏ
bồng bềnh vượt lên từ luống cỏ,
dường như nhẫn nại ở chốn này..

Ta đã tìm thấy gì trong mọi thứ ta nhìn
cho mọi điều ta nghĩ..
nhưng không thể đợi chờ,
không thể đợi.

Buổi xế trưa, một thời, bập bềnh
quanh đầu ta, một con thuyền ta bập bềnh trên đó,
ngồi trên đó, đã ngồi đó, vẫn còn nhẩm lại.

Ta dường như chiếc máy hát méo tiếng, cái máy quay phim lầm chỗ,
chiếc hộp bỏ quên, cuốn sách không đọc,
tờ giấy gội mưa hay con mèo đi mãi không về.

Chẳng ở đâu ta tìm thấy nó bây giờ hay thậm chí
ổn định giữa những dữ liệu, do thế dễ chịu cho lý trí
cuộc bàn bạc này về một trường hợp, sự thực này không mặt mũi

HOÀNG HƯNG chuyển ngữ

ROBERT CREELEY
(nguồn: TCSH số 154 - 12 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THÁI KIM LAN

    KINHIN* im Frühling
    (*Das Gehen in Achsamkeit und Bewußtheit)

  • EVGHÊNI EVTUSENKÔ

    Tưởng niệm Anđrây Đimitiêvich Xakharôv

  • LTS: Ca khúc “Thời gian đang chuyển mình” được phát hành trong album cùng tên vào năm 1964. Dylan viết ca khúc này nhằm phản ánh những sự biến đổi của thời cuộc.

  • Thi sĩ Christopher Merrill được giới phê bình văn chương Mỹ trân trọng, như W.S. Merwin đánh giá, là “một trong những nhà thơ tài năng, táo bạo, và thành công nhất của một thế hệ thi ca hiện đại.”

  • Nhà thơ Müesser Yeniay, sinh năm 1984, tại Izmir - Thổ Nhĩ Kỳ. Chị tốt nghiệp Đại học Ege môn Anh ngữ và Văn học, nhận bằng Tiến sĩ Văn học Thổ Nhĩ Kỳ tại Đại học Bilkent. Chị từng đoạt một số giải thưởng Văn học tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thơ Müesser Yeniay đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Müesser Yeniay hiện là biên tập viên Tạp chí Văn học Şiirden, Thổ Nhĩ Kỳ.

  • Jan Skacel (1922 - 1989) là một trong số những nhà thơ chủ chốt trong văn học Séc nửa sau thế kỷ 20. Ông cũng là nhân vật có vai trò quan trọng trong đời sống văn học Tiệp Khắc với tư cách là Tổng Biên tập tạp chí Host do domu trong các năm từ 1963 đến 1969.

  • LTS: Khi Sông Hương gửi những dòng thơ này đến với bạn đọc thì Paris đã yên bình sau cơn ác mộng khủng bố IS. Nhân loại đang đứng bên người Pháp: “Je suis Paris! Tôi là Paris! Nhân loại là Paris!” Lá cờ nước Pháp nhung phủ hàng triệu gương mặt người. Và những bài thơ dành cho Paris đã ngân lên, đơn giản, đó là biểu tượng xứ sở nghệ thuật của thế giới, là nơi Cách mạng Pháp với Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền đã mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho nhân loại…


  • Buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, bạn làm gì?

  • LTS: "Maiacôpxki là lá cờ đầu của thơ ca tháng Mười. Và làm thơ ca ngợi cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, ông luôn luôn đặt ra những câu hỏi lớn về viễn cảnh của cuộc cách mạng, về tương lai của nhân loại.

  • LGT: Nhà thơ Charles Simic sinh vào ngày 9/5/1938 tại Nam Tư, nơi ông có một tuổi thơ đau thương trong chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1954, ông theo gia đình di cư sang Mỹ.

  • JOSEPH BRODSKY

    LTS: Sinh năm 1940 tại Peterbuorg. Năm 1970, ông sang định cư ở Mỹ và dạy học tại Đại học Columbia. Ông làm thơ bằng tiếng Nga và tiếng Anh. Năm 1987 ông đoạt giải Nobel văn chương.
    Những bài thơ Sông Hương chọn giới thiệu được trích trong tập “Tĩnh vật và những bài thơ khác” từ bản dịch của Hoàng Ngọc Biên.

  • Billy Collins (sinh ngày 22/3/1941) là thi sĩ nổi tiếng ở Mỹ. Ông đã từng hai lần được bầu là Thi bá, hay còn gọi là Nhà thơ danh dự (Poet Laureate) của Hoa Kỳ, lần đầu vào năm 2001 và lần thứ hai vào năm 2003. Trong các năm từ 2004 đến 2006 ông được bầu là Thi sĩ của bang New York.

  • LGT: Nakahara Chuya (Trung Nguyên Trung Dã) (1907-1937) là một gương mặt chói ngời của văn học Nhật Bản cận đại dù mất ở tuổi ba mươi và chỉ kịp để lại hai thi tập “Bài ca sơn dương” (Yagi no uta) và “Bài ca ngày tháng cũ” (Arishihi no uta).


  • A. VÔZNHÊXENXKI

  • LTS: Ngày 18-2-1987, phiên họp của Ban thư ký Hội nhà văn Liên Xô đã hủy bỏ quyết định năm 1958 khai trừ nhà thơ, nhà văn Xô-viết Bôrít Pasternak ra khỏi Hội nhà văn.

  • Liana Margescu sinh ngày 7/5/1969 tại Campulung Muscel, ở Romania trong một thị trấn nhỏ miền núi. Vì là đứa con duy nhất nên người cha còn hơn là hình tượng một người cha đã đóng một vai trò thiết yếu trong sự trưởng thành của con gái. Một người cha dạy những giá trị đích thực của đời sống, như là tình bằng hữu, tự do, sự thật, ngay cả khi Romania nằm dưới sự kiểm soát của chế độ chuyên chế Ceausescu. Tác giả đã nhận được giải thưởng ở Italia.

  • Jaroslav Seifert - Frana Sramek - Miroslav Kapek - Michal Cernik

  • Gwendolyn Elizabeth Brooks (1917 - 2000), là nhà thơ Hoa Kỳ gốc châu Phi. Bà từng có thơ đăng tạp chí từ năm 13 tuổi. Năm 1950 bà được giải Pulitzer về thơ, và như thế là người da đen đầu tiên ở Hoa Kỳ có vinh dự này.

  • A.X.PUSKIN

    Khúc ca về Ô leg minh quân