EVGHÊNI EVTUSENKÔ
Tưởng niệm Anđrây Đimitiêvich Xakharôv
Thi hào Nga Yevtushenko - Ảnh: internet
Cuộc đình công của trái tim
Trái tim ấy đã đình công,
tựa như vùng mỏ.
Mới hôm qua, tóc bạc trắng tuyết rơi,
Từ Kremli ông bước ra, không mũ,
bước lơi,
xuyên qua những bóng ma
quí tộc
xa hoàng
lãnh tụ.
Dõi theo ông là Maliut(1) kín người tuyết bụi,
là Bêria,
và cả tên đao phủ áo quần rắm rối...
Ông nói những lời cuối cùng
với vợ ông và thế giới:
“Ngày mai sẽ là một trận đánh mới”.
Kẻ phiến loạn hiền lành nhất lịch sử
chết đi,
thân mình chưa dứt khỏi cây thánh giá,
nhưng khoảng trống đáng sợ đã hé ra
trong đạo đức chúng ta và thế giới.
Chết.
Chẳng có gì khủng khiếp hơn cuộc đình công ấy.
Nhưng, bất chấp cái chết tới gần,
ông, gù lưng,
nhìn thẳng vào trang giấy trắng,
giơ nắm tay lên
trước những tiếng hò la trong Đại hội.
Không phải chí trả thù,
không phải nỗi tức giận cá nhân,
chính lý trí đã đưa ông cứu nguy đất nước
khỏi tự ngu đần,
khỏi tự diệt chủng,
từ lâu đã chuyển thành tự đánh lẫn nhau.
Linh cảm sắp ra đi, với nụ cười chế riễu,
ông hiểu:
từ nửa tự do tăm tối -
đến tự do sáng láng chỉ một bước mà thôi.
Ôi, Tổ quốc, -
đã mệt nhừ vì nước mắt và tiếng rên,
vì xếp hàng,
vì tù ngục,
vì nhà thương điên,
xin hãy đừng quen
với cái chết của những thiên tài đơn chiếc,
sau hàng triệu người bị giết.
Cái trục của nhân dân -
chính là từng con người đơn chiếc.
Nhân dân hợp lại từ những cá nhân -
không phải từ những con số không.
Ôi, Tổ quốc, -
để người đừng lạnh giá,
xin hãy nồng ấm với những thiên tài.
Chúng ta quá nặng cơn ghiền
với cái thấp hèn
và cái nhớp nhơ,
và đã từng khóc thương những kẻ mộng mơ,
đã từng tiễn đưa họ vào giây phút cuối,
nhưng lại thích đánh vỗ mặt nhau,
thích chơi trò thô bạo
khi phải gỡ ra những mối giềng vò rối.
Chúng ta liệu có dửng dưng,
liệu có để mất lương tâm, để mất tinh thần,
liệu có đáng được tự do đầy quyền lực -
khi quyền lực là của tất cả mọi người
và quyền lực chỉ là lương tâm?!
Xin hãy nắm chặt tay nhau khi trèo con đèo dốc!
Chỉ cốt sao
đừng để trái tim nào
mệt mỏi, đình công
dù bị dí đè dưới mọi sức nặng trên lưng...
Vì ngày mai còn đó,
ngày mai vẫn còn một trận tiến công.
Chính Tâm dịch
(TCSH42/04&05-1990)
---------------
(1) Maliut: Một kẻ giết đối thủ không thương sót dưới triều vua Ivan bạo chúa ở nước Nga, thế kỷ XVI (người dịch)
Muin Bseiso - Rasul Gamzatov
Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899 -1977) là nhà văn Nga - Mỹ nổi tiếng. Ông sáng tác ở nhiều thể loại văn học khác nhau. Ông được giải thưởng Nôben văn học năm 1955. Những tiểu thuyết đặc sắc của ông là: - Quà tặng (1937), Đến nơi xử tử (1935 - 1936), Lolita (1955)…
L.T.S. "BÍ ẨN TÌNH YÊU" là tập thơ chọn lọc những bài thơ tình nổi tiếng thế giới do dịch giả Đắc Lê và nhà thơ Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, NXB Văn Học ấn hành 1993. TCSH trân trọng giới thiệu dưới đây một số bài trích trong tập thơ đó.
Ogiwara Seisensui - Murakami Kijo - Saito Sanki - Ozaki Hosai
Tác giả Jon Fosse, người Na Uy, 64 tuổi, đạt Giải Nobel Văn học 2023 nhờ “những vở kịch và văn xuôi tân tiến, lên tiếng cho những điều không thể nói”.
Takít Vácvisiôtít - Côxtát Haridít - Côxtót Xteriôpulốt - Ghê-oóc-ghi Xê-phê-rít
BIỆN CHI LÂM
Biện Chi Lâm sinh năm 1910, quê tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Từ thuở nhỏ, ông đã có thiên hướng yêu thích thơ ca kim cổ.
MARINA TSVETAEVA
RAINER MARIA RILKE
LOUISE GLUCK
(Nobel Văn học năm 2020)
Là tác giả bốn cuốn sách viết về Việt
Mihai Eminescu (1850 - 1889) là một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Rumani. Sống nhiều ở miền núi, nhất là thuộc hai vùng Ardeal và Moldova, ông am hiểu sâu sắc về đời sống cực khổ của người dân trong vùng cũng như toàn xã hội. Thơ Eminescu trĩu nặng tình yêu thiên nhiên, con người, thấm đượm chất văn hóa dân gian của dân tộc mình.
Louise Glück - Jaroslav Seifert - Wislawa Szymborska - Pablo Neruda - Boris Pasternak
Thi sĩ Hy Lạp, 1911 - 1996, giải Nobel Văn chương năm 1979. Nỗ lực chính của thơ ông là gạt khỏi tâm thức con người những bất công phi lý và bồi đắp các yếu tố thiên nhiên thông qua sức mạnh đạo đức, để đạt được sự minh triết cao nhất có thể có trong sự biểu đạt; và cuối cùng, là để đạt đến sự tiếp cận cõi huyền nhiệm của ánh sáng, những siêu hình của mặt trời mà ông là một “người sùng bái” - một kiểu thần tượng theo định nghĩa của riêng ông. Nghệ thuật của ông mang tính đồng hiện hướng đến kỹ thuật thi ca nhằm giới thiệu cấu trúc nội tâm, điều này thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của ông.
Trần Phương Kỳ giới thiệu và dịch
LTS. Thơ ca vốn có truyền thống lâu đời. Thơ ca của các dân tộc da đen cũng mang những đặc thù ấy. Từ những nhà thơ ở xứ Akhenaton bên Ai Cập (Thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên) cho đến Gwendolyn Brooks, Leroi Jones và những giọng thơ mạnh mẽ của các nhà thơ Mỹ đương thời, chặng đường ấy tính ra đã mấy ngàn năm.
CAROLYN FORCHÉ
LTS: Tên tuổi của Ôma Khayam, nhà thơ, nhà khoa học Ba Tư thế kỷ XI đã được bạn đọc Việt Nam biết đến và yêu thích qua tập Thơ cổ Ba Tư, NXB Văn Học ấn hành năm 1984. Thơ của ông ngang tàng, độc đáo, mãnh liệt và đầy tính triết lý sâu sắc chủ yếu tập trung vào đề tài tình yêu và rượu.
BIỆN CHI LÂM
Biện Chi Lâm卞之琳 (1910 - 2000), nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu tiêu biểu của văn học Trung Quốc hiện đại. Quê gốc Giang Tô. Bút danh thường dùng: Quý Lăng.
Nghe như cổ tích chuyện cậu bé Ali Ahmad Said Esber, con nhà nông dân vùng Al Qassabina, miền tây nước Syria: từ chỗ nhà nghèo, không được tới trường, sau có cơ hội đi học và đạt trình độ tiến sĩ; từ chỗ thuở nhỏ làm thơ gởi các báo nhưng không bài nào được đăng, sau lại là người sáng lập một tạp chí chuyên về thơ và trở thành “nhà thơ vĩ đại nhất còn sống của thế giới Ả Rập” với bút danh Adonis.
JAN WAGNER (Schriftsteller)
J. Wagner sinh ngày 18/10/1971 tại Hamburg CHLB Đức, nhà thơ, nhà văn và thông dịch viên.