Thơ ca Hoa Kỳ tưởng niệm 11/9

15:12 12/10/2015


Buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, bạn làm gì?

Ảnh: internet

Tôi đến trình diện nhiệm sở mới ở Richmond. Cầm tấm thẻ căn cước vừa nhận chưa kịp gắn vào túi áo ngực, tôi đi qua một hành lang dài kê la liệt những chiếc băng-ca chuyển tới sau tai nạn xe hơi. Trên màn truyền hình ở cuối hành lang, tôi kịp nhìn thấy một tòa nhà cao tầng bốc cháy, đổ sập xuống, khói đen bốc mù mịt, đường phố nhiều người chạy ngược chiều, hốt hoảng.
Lại một bộ phim trinh thám của Hollywood, tôi thầm nghĩ, quay đi. Nhưng có một điều gì rất lạ, tồi tệ, tôi chưa bao giờ gặp thoáng qua trên mặt người xem. Tôi bước lại gần màn hình. Không khí chung quanh lặng lẽ, ngay cả những người bị thương sau tai nạn cũng ngừng rên la. Hồi đó tôi mới tham gia vào hai nhóm sinh hoạt trên email, một của bạn học cũ cùng trường người Canada, một của bạn bè văn nghệ người Việt mới quen ở hải ngoại. Những ngày, những tuần lễ tiếp theo, chúng tôi không ngớt sống trong bầu không khí gây ra bởi hình ảnh chuyến bay bị không tặc, hình ảnh tòa tháp đôi Nữu Ước bị đánh sập, những người lính cứu hỏa, những thây người cháy đen, những cột khói, gạch đá ngổn ngang. Trong thời kỳ ấy bên cạnh điện thoại, thư từ, trong những gặp gỡ riêng tư, xúc động, cãi vã, chúng tôi thỉnh thoảng đọc thơ. Có những bài thơ đã giúp chúng ta sống qua giây phút ấy, hoặc giúp gợi nhớ về một thời kỳ đau thương và khó khăn của người dân Hoa Kỳ, và của thế giới, và về những cuộc chiến tranh tiếp theo ngay sau đó, trên những đất nước khác.
Thơ Mỹ cùng thời cũng nở rộ.
Những bài thơ sau đây rút trong tuyển tập Poetry After 11/9, biên tập bởi các nhà thơ Dennis Loy Johnson và Valerie Merians, Nxb. Melville House, New York, năm 2002, gồm thơ của các thi sĩ ở New York, viết về sự kiện làm thay đổi thế giới này.

Nguyễn Đức Tùng (giới thiệu và dịch)




ALICIA OSTRIKER

Cửa sổ, khi lửa bùng lên

Tất cả xảy ra khi tôi đang ở giữa những món đồ chơi
Một xa lộ một căn nhà xếp hộp một xe hơi

Và tất cả những điều này xảy ra ở nơi thật xa mảnh đất
Hàng ngàn và hàng ngàn, hàng triệu và hàng triệu

Bạn biết không - bạn thấy bức hình kiểu này
Người đàn bà bồng đứa trẻ gầy trơ xương

Những người đàn ông khóc thương bên mộ chí
Những tòa nhà bị lửa thổi bùng lên

Đất bỏ hoang thêm, ngày đêm thối rữa
Và tất cả điều này xảy ra khi tôi vừa mua sắm, tôi

Hãy nói thế đi, đang tự do thảnh thơi
Có phải vì thế mà chúng ghét bỏ

Có phải vì thế chúng ghét bỏ tôi



JEAN VALENTINE

Trong bầu không khí cháy bỏng

Trong bầu không khí cháy bỏng
Chẳng còn gì


Nhưng trên mặt đất
Hãy để nỗi buồn lan rộng


Một người đàn bà và chiếc muỗng
Một chiếc muỗng gỗ
Và lồng ngực của bà, một cái bát rỗng không
Tan vỡ



TIM SUERMONDT

Bữa ăn không bao giờ đến

Đừng than khóc quá lâu
Cho người không trở lại
Với chúng ta trong bữa ăn chiều
Hãy an tâm, nơi nào họ tới


Họ đều nấu ăn
Giản dị, tràn đầy dinh dưỡng, đi tới
Đi lui, mang tạp dề rộng rãi
In toàn chữ cái



Nồi nước có sôi, tình bạn mới dồi dào

Họ để dành chỗ ngồi cho ta
Bên bàn ăn của họ, háo hức chờ tới lúc
Dẫn chúng ta vào thăm bếp núc


Kể cho ta nghe huyền thoại, trả lời
Trôi chảy từ đôi môi ngọt ngào như rượu đỏ
Thổi tắt nến hồng, bật lửa trên lò bếp
Ôi những ngọn nến hồng những bếp lò xinh đẹp,
và chúng ta xinh đẹp biết dường nào.


(SDB18/09-15)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Muin Bseiso - Rasul Gamzatov

  • Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899 -1977) là nhà văn Nga - Mỹ nổi tiếng. Ông sáng tác ở nhiều thể loại văn học khác nhau. Ông được giải thưởng Nôben văn học năm 1955. Những tiểu thuyết đặc sắc của ông là: - Quà tặng (1937), Đến nơi xử tử (1935 - 1936), Lolita (1955)…

  • L.T.S. "BÍ ẨN TÌNH YÊU" là tập thơ chọn lọc những bài thơ tình nổi tiếng thế giới do dịch giả Đắc Lê và nhà thơ Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, NXB Văn Học ấn hành 1993. TCSH trân trọng giới thiệu dưới đây một số bài trích trong tập thơ đó.


  • Ogiwara Seisensui - Murakami Kijo - Saito Sanki - Ozaki Hosai


  • Tác giả Jon Fosse, người Na Uy, 64 tuổi, đạt Giải Nobel Văn học 2023 nhờ “những vở kịch và văn xuôi tân tiến, lên tiếng cho những điều không thể nói”.


  • Takít Vácvisiôtít - Côxtát Haridít - Côxtót Xteriôpulốt - Ghê-oóc-ghi Xê-phê-rít

  • BIỆN CHI LÂM

    Biện Chi Lâm sinh năm 1910, quê tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Từ thuở nhỏ, ông đã có thiên hướng yêu thích thơ ca kim cổ.


  • LOUISE GLUCK
    (Nobel Văn học năm 2020)

  • Là tác giả bốn cuốn sách viết về Việt Nam: Vây giữa tình yêu, Ngày phán xử cuối cùng, Thơ nảy từ tro, Bầu trời trong lòng đất. Blaga Dimitrova là người bạn lớn của chúng ta.

  • Mihai Eminescu (1850 - 1889) là một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Rumani. Sống nhiều ở miền núi, nhất là thuộc hai vùng Ardeal và Moldova, ông am hiểu sâu sắc về đời sống cực khổ của người dân trong vùng cũng như toàn xã hội. Thơ Eminescu trĩu nặng tình yêu thiên nhiên, con người, thấm đượm chất văn hóa dân gian của dân tộc mình.


  • Louise Glück - Jaroslav Seifert - Wislawa Szymborska - Pablo Neruda - Boris Pasternak

  • Thi sĩ Hy Lạp, 1911 - 1996, giải Nobel Văn chương năm 1979. Nỗ lực chính của thơ ông là gạt khỏi tâm thức con người những bất công phi lý và bồi đắp các yếu tố thiên nhiên thông qua sức mạnh đạo đức, để đạt được sự minh triết cao nhất có thể có trong sự biểu đạt; và cuối cùng, là để đạt đến sự tiếp cận cõi huyền nhiệm của ánh sáng, những siêu hình của mặt trời mà ông là một “người sùng bái” - một kiểu thần tượng theo định nghĩa của riêng ông. Nghệ thuật của ông mang tính đồng hiện hướng đến kỹ thuật thi ca nhằm giới thiệu cấu trúc nội tâm, điều này thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của ông.
                                    Trần Phương Kỳ giới thiệu và dịch

  • LTS. Thơ ca vốn có truyền thống lâu đời. Thơ ca của các dân tộc da đen cũng mang những đặc thù ấy. Từ những nhà thơ ở xứ Akhenaton bên Ai Cập (Thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên) cho đến Gwendolyn Brooks, Leroi Jones và những giọng thơ mạnh mẽ của các nhà thơ Mỹ đương thời, chặng đường ấy tính ra đã mấy ngàn năm. 

  • LTS: Tên tuổi của Ôma Khayam, nhà thơ, nhà khoa học Ba Tư thế kỷ XI đã được bạn đọc Việt Nam biết đến và yêu  thích qua tập Thơ cổ Ba Tư, NXB Văn Học ấn hành năm 1984. Thơ của ông ngang tàng, độc đáo, mãnh liệt và đầy tính triết lý sâu sắc chủ yếu tập trung vào đề tài tình yêu và rượu.

  • BIỆN CHI LÂM

    Biện Chi Lâm卞之琳 (1910 - 2000), nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu tiêu biểu của văn học Trung Quốc hiện đại. Quê gốc Giang Tô. Bút danh thường dùng: Quý Lăng.

  • Nghe như cổ tích chuyện cậu bé Ali Ahmad Said Esber, con nhà nông dân vùng Al Qassabina, miền tây nước Syria: từ chỗ nhà nghèo, không được tới trường, sau có cơ hội đi học và đạt trình độ tiến sĩ; từ chỗ thuở nhỏ làm thơ gởi các báo nhưng không bài nào được đăng, sau lại là người sáng lập một tạp chí chuyên về thơ và trở thành “nhà thơ vĩ đại nhất còn sống của thế giới Ả Rập” với bút danh Adonis.

  • JAN WAGNER (Schriftsteller)

    J. Wagner sinh ngày 18/10/1971 tại Hamburg CHLB Đức, nhà thơ, nhà văn và thông dịch viên.