Trang thơ Boris Pasternak

15:03 05/09/2013

LTS: Ngày 18-2-1987, phiên họp của Ban thư ký Hội nhà văn Liên Xô đã hủy bỏ quyết định năm 1958 khai trừ nhà thơ, nhà văn Xô-viết Bôrít Pasternak ra khỏi Hội nhà văn.

Trong năm 1987, toàn tập tác phẩm của B. Paster­nak được phát hành rộng rãi với số lượng lớn tại Liên Xô. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu ba bài thơ tiêu biểu của Bôrít Pasternak.


BORIS PASTERNAK (1890-1960)


Tháng hai

Tháng Hai. Lấy bút mà than khóc
Viết về em trong sầu muộn. Tháng Hai
Đến giữa tiết chuyển trời rung dội
bùng cháy trong tăm tối mùa xuân

Thuê xe ngựa sáu mươi xu một chiếc
Phóng vội qua những hồi chuông buông
tìm đến em với nỗi buồn của đất
bị phủ che dưới những trận mưa xuân

Tìm đến nơi những hàng lê thiêu cháy
vạn cánh chim bị bứt lìa cành
rơi vào vũng nước đen vung vãi
nỗi sầu khô đáy mắt long lanh

Mặt đất đen ẩm ướt dưới xe
bị đào bới gió mù gào thét
thật ngẫu nhiên thật tình cờ diễm phúc
ý bài thơ sầu muộn chợt ngân lên.



Giấc mơ

Tôi mơ thấy mùa thu trong ánh mờ cửa kính
thấy bạn bè và em giữa nhộn nhịp đám đông
Và tựa cánh chim ưng săn mồi từ trời cao thăm thẳm
trái tim tôi lao xuống khẽ đậu vào tay em

Nhưng thời gian trôi qua và tuổi già nhòa nhạt
làm bạc đi những khung cửa gỗ
từ vườn sâu hoàng hôn in hình lên cửa sổ
với những giọt lệ máu long lanh tháng chín

Nhưng thời gian trôi qua và tuổi già. Mong manh và rạn vỡ
tựa giá băng. Tơ lụa bọc ghế bành bung ra và tan rã
và em với giọng ngân vang nấc lên rồi rơi trong im lặng
như tiếng chuông đồng vọng giấc mơ mờ dần

Rồi tôi thức giấc. Bình minh thẫm đặc tựa mùa thu
và cơn gió rút vào nơi xa khuất
như rơm rạ đẫm mưa trên cỗ xe đồng áng
những hàng bạch dương chạy tít chân trời.


            TRẦN PHƯƠNG KỲ và NGUYỄN TRÁC dịch


Danh tiếng có hay gì...

Danh tiếng có hay gì
Nó không giúp nâng cao phẩm chất
Trò lưu trữ dễ khiến ta tàn tật
Giữ bản thảo khư khư là việc chẳng lành

Mục đích nghệ thuật là tự mình tuôn điện
Đâu phải tiếng hoan hô ầm ĩ của thành công
Tượng hiện lù lù là điều trơ trẽn
Giá trị chẳng qua một sự phỏng chừng

Hãy sống trọn vẹn đời không giả dối
Cho đến phút tận cùng tai vẫn rõi nghe
Tiếng thương yêu tương lai nhắn gọi
Mở rộng và cách xa là để bạn bè.

Những đứt đoạn bỏ chúng lại cho thời vận
Trong những trang viết của mình, bằng mọi giá tránh xa
Dẫu tháng năm là quá trình khổ hận
Hãy để trọn chương đời thoát khỏi nơi ta

Và nhào ngụp giữa lòng bóng tối
Trong đêm trùm che dấu bước chân
Như cảnh đẹp dưới màn sương khói
Che dấu màu tinh khiết sáng ngần

Mặc thiên hạ săn lùng róng riết
Đi tìm lại vết chân anh
Bản thân anh nhớ đừng bao giờ phân biệt
Giữa những từ thất bại thành công

Không vượt quá bản thân sống mượn
Dầu một phần rất nhỏ cũng không
Gắng sống hết mình trong tư duy và hành động
Sống hết mình và không ngừng cho đến lúc lâm chung


(Theo bản Anh văn của Dorian Rottenberg)
CÔNG UẨN dịch
(SH27/10-87)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • L.T.S: Cùng với Blok, Mai-a-cốp-xki, Ê-xê-nhin, Pa-xter-nak... Ma-ri-na Xvê-ta-ê-va (Marina Tsvetaeva 1892 - 1941) là một trong những nhà thơ Nga - Xô Viết lớn nhất của thế kỷ XX. Đường đời của bà là con đường đầy gian truân của một trí thức phải khắc phục nhiều lầm lỗi để đến với chân lý cách mạng. Một trái tim nồng cháy tình yêu Tổ quốc, dân tộc, nhưng Xvê-ta-ê-va mất gần 20 năm sau Cách mạng Tháng Mười sống lưu vong ở nước ngoài và trở về đất nước không được bao lâu thì mất.

  • OCTAVIO PAZ

    (Nobel Văn Chương 1990)

  • Eduardas Megielaitis sinh năm 1919 (đã mất 6/6/1997), Chủ tịch Hội Nhà văn  Litva (Liên Xô cũ) từ năm 1959, có tác phẩm được in từ 1934. Anh hùng lao động Liên Xô, Giải thưởng Lê-nin về văn học (năm 1961).

  • Lép Ôsanhi - Vlađimia Xôkôlôp

  • LGT: Charles Simic sinh năm 1938 tại Belgrade, Nam Tư. Năm 16 tuổi ông cùng với mẹ sang Mỹ sống với người cha ở New York City. Hiện ông là giáo sư khoa tiếng Anh ở trường Đại học New Hamsphire. Thơ Simic không dễ xếp loại. Một số bài thơ của ông có khuynh hướng siêu thực, siêu hình trong khi các bài khác là những chân dung hiện thực của bạo lực và tuyệt vọng.

  • Sam Hamill - Kevin Bowen - Martha Collins - Yusef Komunyakaa - Fred Marchant - Lady  Borton - Nguyễn Bá Chung - Bruc Weil - Carolyn Forché - Larry Heinemann - George Evans

  • F.G. Lorca: Nhà thơ Tây Ban Nha, một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ, một chiến sĩ chống phát xít đã bị kẻ thù ám hại năm 1938, khi ông vừa tròn 40 tuổi.

  • Bạn đọc chắc hãy còn nhớ vào tháng 2 năm 2011, Tạp chí Sông Hương đón nhận sự ghé thăm của đoàn Nhà văn Nga, trong đó có nhà thơ Terekhin Vadim.

  • Jean Amrouche (1906-1962), người An-giê-ri, dạy học ở Tuy-ni-di, viết báo. Có nhiều thi phẩm in ra trước 1940. Chết trước khi An-giê-ri dành được độc lập, trong khi ông vẫn là một trong những người thành tâm và quyết liệt tìm giải pháp cho vấn đề thiết cốt này.

  • Từ nhiều thế kỷ nay, chúng ta đã quen với chuyện họa thơ Đường. Còn đây là một cuộc họa thơ bằng tiếng Tây Ban Nha. Và là một cuộc họa thơ độc đáo về Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

  • Trong một lần thăm Ang-co, tôi cùng đi với chị Khô Chan dra, một cựu sinh viên văn khoa Đại học Phnôm Pênh. Chị ở trong một gia đình trí thức công chức dưới thời Si-ha-nuc nên hầu hết những người thân đều bị Pôn Pốt sát hại.

  • L.T.S: Ma-xê-đoan (Nam Tư) là xứ sở thơ mộng của phong cảnh đẹp, của du lịch, hội hè và của thơ, là một cái nôi văn hoá cổ xưa của nhân loại, nằm trên bán đảo Ban-căng, có một cái gì gợi nên một số nét tương đồng với Huế.

  • L.T.S: “Mẹ và bom nơ-tơ-rôn” là trường ca của nhà thơ Liên Xô nổi tiếng E.Ép-tu-sen-cô. Trường ca được trao giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1984. Xin trân trọng giới thiệu một đoạn trích từ trường ca.

  • Nhà thơ nữ Ana Blandiana (sinh năm 1942) hiện là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học hiện đại Ru-ma-ni.

  • Paul Henry là một trong những nhà thơ hàng đầu xứ Wales. Được cố thi sĩ Ursula Askham Fanthorpe diễn tả như “một nhà thơ của nhà thơ”, kết hợp “cảm xúc nhạc của những con chữ với sự tưởng tượng sáng tạo không ngừng nghỉ”, ông đến với thơ qua việc viết lời ca.

  • PI-MEN PAN-TREN-CƠNhững vật dụng của lính

  • LTS: Bruce Weigl nhà thơ Mỹ từng là cựu chiến binh tham chiến tại Quảng Trị những năm 1967-1968. Là người chứng kiến những sự thật kinh hoàng trong chiến tranh Việt Nam, ông tìm đến với thơ ca như một sự cứu rỗi linh hồn. Năm 1987, Bruce Weigl lần đầu tiên trở lại Việt Nam và “Tôi không bao giờ tưởng tượng được người Việt Nam lại tiếp đãi mình ân cần như thế”.

  • PABLO NERUDATrên đỉnh Machu Picchu(*)