Thơ EILEEN HEANEY

10:37 16/10/2008
EILEEN HEANEYLGT: Eileen Heaney là một họa sĩ sống ở Boston, Mỹ. Năm 1997 bà cùng với chồng là ông James Hullett – Triết gia, giáo sư đại học và là giám đốc một nhà xuất bản sách triết - về Việt Nam để nhận bé Frankie từ trại trẻ mồ côi Hội An, Đà Nẵng làm con nuôi.

Bé Frankie lúc đó 5 tháng tuổi, được ông bà đem về Boston nuôi nấng, dạy dỗ với tất cả tình thương mến. Ông bà nói: “Nhận nuôi bé Frankie là một điều tuyệt vời nhất của cuộc đời chúng tôi.” Kể từ đó, ông bà cùng bé Frankie đã bắt đầu học hỏi, nghiên cứu và thu nhận nhiều tinh hoa văn hóa Việt . Họ cho bé học tiếng Việt, nấu món ăn Việt, tự hào giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt với bạn bè xung quanh. Họ thương yêu, kính trọng và mến phục người Việt cũng như văn hóa Việt với tất cả tấm lòng. Bé Frankie bây giờ là  một bé gái học lớp 4, là học sinh xuất sắc tất cả các môn học, vẽ giỏi, đàn piano hay, và là một diễn viên ba lê xuất sắc.
Kỷ niệm 10 năm chuyến đi lịch sử về Việt Nam để đón nhận Frankie, tháng 4 năm 2007, cả gia đình của Frankie lại về Việt Nam, làm một chuyến đi xuyên Việt để rồi lại tiếp tục khẳng định mạnh mẽ rằng Việt Nam là một đất nước quá đẹp; người Việt Nam thật quá tình cảm và sâu sắc. Bài thơ dưới đây được viết ở Hà Nội, nói lên cảm xúc sâu sắc của Eileen Heaney đối với người Việt Nam và ước mong có được một tiếng nói chung và sự thông cảm giữa những người Việt Nam sống ở Mỹ và sống ở Việt Nam, vượt qua quá khứ đau buồn của chiến tranh chia cắt để hướng về một tương lai của hoà hợp và tình thương mến.



Đất nước của con gái tôi

Đất nước của con gái tôi đã từng bị ngoại bang làm tan nát
Những mảnh vỡ trôi dạt khắp nơi
Ném khỏi căn nhà thân thương, những trái tim chia lìa xa cách
Đập vỡ bằng những giọt nước mắt đau đớn, đắng cay
Đất nước bị dập vùi, tơi tả với những vết thương
 không bao giờ lành miệng.
Cả hai hàng nước mắt đón chúng tôi bằng nụ cười rộng mở và
                                                                                                 hỏi han
                                                                                                                               
Người Việt à?
Cháu quê ở đâu vậy?
Bao nhiêu tuổi?
Nói tiếng Anh?
Nói tiếng Việt?

Giọng nói của họ ấm áp và tràn đầy thương mến
Tình yêu của họ như nỗi niềm muốn làm lành miệng vết thương
ngoại bang dường như đã được tha thứ

Nhưng còn đó khoảng cách nhức nhối của hai bên
Đến tận cùng họ cần tha thứ cho nhau
Để nhịp tim lại bắt đầu đập mạnh
Những mảnh vỡ hàn gắn và lành lặn lại như xưa
Hợp cùng nhau và hít thở cùng một nhịp.

                                                                 Hà Nội tháng 4/2007
                                                           (DIỆU LINH dịch và giới thiệu)

(nguồn: TCSH số 221 - 07 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THÁI KIM LAN

    KINHIN* im Frühling
    (*Das Gehen in Achsamkeit und Bewußtheit)

  • EVGHÊNI EVTUSENKÔ

    Tưởng niệm Anđrây Đimitiêvich Xakharôv

  • LTS: Ca khúc “Thời gian đang chuyển mình” được phát hành trong album cùng tên vào năm 1964. Dylan viết ca khúc này nhằm phản ánh những sự biến đổi của thời cuộc.

  • Thi sĩ Christopher Merrill được giới phê bình văn chương Mỹ trân trọng, như W.S. Merwin đánh giá, là “một trong những nhà thơ tài năng, táo bạo, và thành công nhất của một thế hệ thi ca hiện đại.”

  • Nhà thơ Müesser Yeniay, sinh năm 1984, tại Izmir - Thổ Nhĩ Kỳ. Chị tốt nghiệp Đại học Ege môn Anh ngữ và Văn học, nhận bằng Tiến sĩ Văn học Thổ Nhĩ Kỳ tại Đại học Bilkent. Chị từng đoạt một số giải thưởng Văn học tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thơ Müesser Yeniay đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Müesser Yeniay hiện là biên tập viên Tạp chí Văn học Şiirden, Thổ Nhĩ Kỳ.

  • Jan Skacel (1922 - 1989) là một trong số những nhà thơ chủ chốt trong văn học Séc nửa sau thế kỷ 20. Ông cũng là nhân vật có vai trò quan trọng trong đời sống văn học Tiệp Khắc với tư cách là Tổng Biên tập tạp chí Host do domu trong các năm từ 1963 đến 1969.

  • LTS: Khi Sông Hương gửi những dòng thơ này đến với bạn đọc thì Paris đã yên bình sau cơn ác mộng khủng bố IS. Nhân loại đang đứng bên người Pháp: “Je suis Paris! Tôi là Paris! Nhân loại là Paris!” Lá cờ nước Pháp nhung phủ hàng triệu gương mặt người. Và những bài thơ dành cho Paris đã ngân lên, đơn giản, đó là biểu tượng xứ sở nghệ thuật của thế giới, là nơi Cách mạng Pháp với Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền đã mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho nhân loại…


  • Buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, bạn làm gì?

  • LTS: "Maiacôpxki là lá cờ đầu của thơ ca tháng Mười. Và làm thơ ca ngợi cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, ông luôn luôn đặt ra những câu hỏi lớn về viễn cảnh của cuộc cách mạng, về tương lai của nhân loại.

  • LGT: Nhà thơ Charles Simic sinh vào ngày 9/5/1938 tại Nam Tư, nơi ông có một tuổi thơ đau thương trong chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1954, ông theo gia đình di cư sang Mỹ.

  • JOSEPH BRODSKY

    LTS: Sinh năm 1940 tại Peterbuorg. Năm 1970, ông sang định cư ở Mỹ và dạy học tại Đại học Columbia. Ông làm thơ bằng tiếng Nga và tiếng Anh. Năm 1987 ông đoạt giải Nobel văn chương.
    Những bài thơ Sông Hương chọn giới thiệu được trích trong tập “Tĩnh vật và những bài thơ khác” từ bản dịch của Hoàng Ngọc Biên.

  • Billy Collins (sinh ngày 22/3/1941) là thi sĩ nổi tiếng ở Mỹ. Ông đã từng hai lần được bầu là Thi bá, hay còn gọi là Nhà thơ danh dự (Poet Laureate) của Hoa Kỳ, lần đầu vào năm 2001 và lần thứ hai vào năm 2003. Trong các năm từ 2004 đến 2006 ông được bầu là Thi sĩ của bang New York.

  • LGT: Nakahara Chuya (Trung Nguyên Trung Dã) (1907-1937) là một gương mặt chói ngời của văn học Nhật Bản cận đại dù mất ở tuổi ba mươi và chỉ kịp để lại hai thi tập “Bài ca sơn dương” (Yagi no uta) và “Bài ca ngày tháng cũ” (Arishihi no uta).


  • A. VÔZNHÊXENXKI

  • LTS: Ngày 18-2-1987, phiên họp của Ban thư ký Hội nhà văn Liên Xô đã hủy bỏ quyết định năm 1958 khai trừ nhà thơ, nhà văn Xô-viết Bôrít Pasternak ra khỏi Hội nhà văn.

  • Liana Margescu sinh ngày 7/5/1969 tại Campulung Muscel, ở Romania trong một thị trấn nhỏ miền núi. Vì là đứa con duy nhất nên người cha còn hơn là hình tượng một người cha đã đóng một vai trò thiết yếu trong sự trưởng thành của con gái. Một người cha dạy những giá trị đích thực của đời sống, như là tình bằng hữu, tự do, sự thật, ngay cả khi Romania nằm dưới sự kiểm soát của chế độ chuyên chế Ceausescu. Tác giả đã nhận được giải thưởng ở Italia.

  • Jaroslav Seifert - Frana Sramek - Miroslav Kapek - Michal Cernik

  • Gwendolyn Elizabeth Brooks (1917 - 2000), là nhà thơ Hoa Kỳ gốc châu Phi. Bà từng có thơ đăng tạp chí từ năm 13 tuổi. Năm 1950 bà được giải Pulitzer về thơ, và như thế là người da đen đầu tiên ở Hoa Kỳ có vinh dự này.

  • A.X.PUSKIN

    Khúc ca về Ô leg minh quân