Quảng Điền đang lo sau lũ

10:39 31/10/2009
YÊN CHÂUQuảng Điền là một trong những huyện bị lũ lụt nặng nhất Thừa Thiên.Có thể kể ra đây mấy con số: 42 người chết, 13.000 tấn lúa bị thối, 3078 con trâu bò bị chết, 34 cây số đê bị vỡ.

Từ ngày giải phóng đến nay, chưa có năm nào được mùa lớn như năm 1999 này. Thật tội. Được mùa ngoài đồng, nhưng lại mất mùa ngay trong chính nhà mình. Nhìn mười mươi ngay trước mặt cả kho lúa lên mậm, mà chịu, gạt nước mắt, bó tay.

Kể chuyện lụt, anh Nguyễn Văn Hinh chủ tịch huyện lắc đầu:

- Sau 10 năm chia huyện, Quảng Điền cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng, hy vọng xã hội mỗi ngày một khá lên, ai ngờ một trận lụt mất trắng hoàn toàn. Bây giờ Quảng Điền lại bắt đầu từ hai bàn tay trắng.

Chưa bao giờ nước ập xuống Quảng Điền nhanh thế. Mới buổi sáng nước ở cổng huyện mới ngập bàn chân. Đến trưa nước đã mênh mông, quá ngực. Xã ngập sâu nhất là Quảng An. Có chỗ sâu tới hơn 4 mét nước. Dân cả huyện chỉ kịp "bỏ của chạy lấy người".

Các nhà cao tầng lần này được việc. Hơn 1000 người dân chạy tới các cơ quan huyện trú ngụ. Đây là dịp huyện được trực tiếp nuôi đồng bào của mình ngay trong cơ quan huyện.

Quãng đê Nho Lâm bên sông Bồ lại vỡ. Nước đổ vào cuồn cuộn. 1200 dân Quảng Thành đổ xô vào ở trong ngôi trường trung học cơ sở của xã. Mọi thứ dân đem tới thành của chung, chia nhau sống qua ngày chờ nước rút.


(Hàng cứu trợ ở xã Quảng Thành - Ảnh: Nguyễn Văn Thanh)


Không có những ngôi nhà cao tầng ấy, người dân sẽ rất khó khăn tìm được chỗ bấu víu khi bốn bề là nước mênh mông. Chỉ trớ trêu thay ngôi nhà trụ sở của xã Quảng Phước vừa xây xong với vốn chi phí 360 triệu đồng. Sáu chục người dân Quảng Phước quanh đó chạy tới trụ sở. Đêm nước vỡ đê Sịa, chảy vào như thác. Ngôi trụ sở mới rung rinh, đổ sạt một góc mái, may không ai việc gì. Ngày hôm sau nhìn ra, bốn bề mênh mông nước. 60 người kêu cứu. Xã đưa thuyền tới. Vừa đưa xong 60 người ra khỏi ngôi nhà cao tầng thì do nước khoét sâu dưới móng, nhà sập. Thật hú vía.

Nhớ có độn cát cao, dân Quảng Phước chạy cả lên đó. Căng ni-lông cạnh các bờ tường lăng mộ. Túm tụm nhau. Chia nhau từng củ khoai, lon gạo. Một phần dân chủ quan. Mưa gió mùa đông bắc đâu có lớn đến thế. Nước lụt cao không ngờ dân trở tay không kịp, chỉ kịp trèo lên xà nhà, bám mái. Dân 2 thôn Uất Mậu, Vân Càng mỗi ngày nấu tới 2 tạ gạo, vắt từng vắt, chở ghe đến gõ cửa từng nhà đưa cơm cho người đang nằm trên xà. Riêng việc đó cũng đã là một kỳ công.

Gian khổ nhất là nhân dân hai xã Quảng Ngạn, Quảng Công ở bên kia phá Tam Giang. Một dải đất cát dài mấy cây số, vốn đã biệt lập với đất liền. Có gió lớn, thuyền qua phá Tam Giang sẽ bị lật ngay. Lũ lần này Quảng Ngạn, Quảng Công bị biệt lập hoàn toàn. Nhưng đó là một thử thách. Dân phía bờ phá gồm các thôn Cương Gián, Phường An, Thông Thiền, An Lộc làm ruộng, nuôi tôm. Đất đai ở đây ít, mỗi khẩu mươi thước đất là cùng. Sau mỗi mùa, gia đình nào có dăm tạ lúa đã là khá. Dân phía ngoài bờ biển thuộc các thôn Lãnh Thủy, Thành Công, Tân Mỹ A, Tân Mỹ B, Tân Mỹ C đánh cá. Có được hỗ trợ của nước ngoài, nên xây được nhà kiên cố.

Lũ về, dân nông nghiệp ngập, chới với. Dân các làng chài ngư nghiệp ven biển hò nhau vác thuyền chạy qua bãi cát về cứu dân nông nghiệp. Đưa tới 2000 người qua làng biển sống những ngày lũ lớn. Lúc thường, kéo thuyền ghe từ biển lên cát đã khó. Vậy mà lúc cần, vác được thuyền chạy qua bãi cát là cả một huyền thoại không ai ngờ tới. Lúc chia tay, dân ngư nghiệp còn cứu trợ cho dân nông nghiệp được 20 tấn gạo.

Anh Nguyễn Văn Giải, phó chủ tịch huyện Quảng Điền bùi ngùi:

- Quảng Điền mất mát rất nhiều, song cái được của Quảng Điền là tình người. Đây là dịp dân Quảng Điền hiểu nhau, quý mến nhau, không phải từng xóm, từng làng, mà cả huyện đùm bọc nhau như thời chiến tranh vậy.

Bây giờ cơn lũ đã qua rồi, nhưng trước mắt Quảng Điền còn đang rất bộn bề.

Một là phải tổ chức lại đời sống cho dân. Quảng Điền có 9 vạn dân. Hiện tại 6 vạn người bị nước lũ cướp mất hết lúa gạo, không còn hạt thóc trong nhà. Với họ đói không phải một vài ngày một vài tháng, ít nhất phải sáu tháng sau, khi gặt lúa mùa, dân mới tự túc được.

Tôi hỏi anh Giải:

- Kế hoạch cứu đói của huyện thế nào?

Anh Giải thành thật đáp:

- Chúng tôi chỉ còn cách là trông chờ vào lương thực cứu trợ. Riêng số 3 vạn người bị trôi hơn 5000 ngôi nhà, họ không có nhà ở, đang ở tạm nhà bà con, chúng tôi sẽ kêu gọi bà con trong huyện giúp đỡ tre, tranh để số 3 vạn người ấy có chỗ che nắng mưa. Sau đó từng bước sẽ tính dần. Một huyện nông nghiệp, ngập như nhau mất như nhau, rất khó gỡ. Cũng không phải gỡ trong một hai ngày.

Hai là Quảng Điền đang rất cần vốn. Dân Quảng Điền có hai nghề chính: đánh cá và làm ruộng. Ngư dân bị chìm, vỡ tới 670 chiếc thuyền. Vốn của họ ở đó. Đời sống của họ cũng ở đó. Không nhanh chóng phục hồi được thuyền thì coi như bó tay, không thể khai thác tôm cá ngoài khơi được. Tội nhất là dân nuôi tôm. Huyện động viên họ dốc hết vốn ra xây dựng được 300 hécta hồ nuôi tôm. Bây giờ bờ hồ bị nước, bị sóng đánh tan tác, chưa xác định được thiệt hại là bao nhiêu. Hồ mất, tôm đang nuôi bị mất. Làm thế nào để họ có vốn tiếp tục sản xuất.

Nông dân mất lúa ăn và nguy hiểm hơn là mất cả lúa giống. Để có đủ thóc giống cho vụ mùa tới đây, toàn huyện cần tới 3000 tấn giống. Không phải chỉ hạt lúa giống là đủ. Giống của Quảng Điền đã được thuần hóa cho từng chân ruộng. Nếu không năng suất sẽ không được bảo đảm.

Để chuẩn bị cho mùa lúa, Quảng Điền phải lo lại toàn bộ hệ thống đê ngăn mặn, đê ở các đập nước và các đường nương dẫn nước về từng ruộng lúa.

Từ đây tới lúc cày bừa cấy cây lúa xuống, làm cỏ, gặt hái là cả một chặng đường dài đối với người nông dân.

Ba là: Một phần ba dân Quảng Điền dùng nước tự nhiên để sinh hoạt, hai phần ba dùng nước giếng. Cả nước tự nhiên lẫn nước giếng hiện tại đang bị ô nhiễm rất nặng. Người dùng nước giếng có thể tát hết nước rồi khử trùng. Còn nước tự nhiên thì tính sao đây. Hàng vạn con trâu bò, lợn gà chết bắt đầu vào giai đoạn thối rữa. Dùng nước tự nhiên chắc chắn không tránh khỏi dịch bệnh. Chúng tôi đang rất lo.

Người nông dân Quảng Điền, ngoài lúa là đời sống chính, họ còn chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái để cải thiện đời sống. Tổng số lợn nái của huyện là 7000 con. Tất cả 7000 con ấy đã theo dòng nước cuốn trôi hết. Lấy đâu ra ngần ấy con giống và tiền đầu tư cho những thế hệ lợn tiếp theo.

Càng đi, càng thấy Quảng Điền biết bao nhiêu lo toan, sau vụ lũ lụt kinh hoàng này. Đi vào làng nào cũng ngửi thấy mùi súc vật chết và mùi thóc ngâm lâu ngày chua loét. Họ đem phơi dọc đường. Không biết có nuôi nổi heo gà không.

Các đoàn y tế của tỉnh đã về giúp Quảng Điền khắc phục môi trường.

Các đoàn cứu trợ vẫn tiếp tục đưa hàng về tận xã giúp dân. Cho tới ngày 10-11-1999 Quảng Điền đã nhận được 173 tấn gạo, 38.000 gói mì ăn liền, 6 tấn dầu, 20.518 chiếc quần áo. Số cứu trợ ấy còn rất xa với yêu cầu của Quảng Điền.

Quảng Điền đang trắng tay, đang đứng trước vô vàn khó khăn. Tỉnh và nhân dân cả nước sẽ không bỏ Quảng Điền. Song để đứng vững, Quảng Điền sẽ phải nỗ lực vô cùng.

Y.C
(130/12-1999)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Họ Nguyễn Tiên Điền của Nguyễn Du lừng danh như thế nào thì mọi người đã rõ. Nhưng gia phả họ Nguyễn này ở Tiên Điền thì cũng chỉ cho biết vị tổ khải tổ  là cụ Nguyễn Nhiệm (Nhậm), kế tiếp theo trực hệ là Nguyễn Đức Hành (Phương Trạch hầu) , Nguyễn Ôn, Nguyễn Thế, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nghiễm (Xuân Quận công) thân phụ của Nguyễn Du.

  • Văn hóa đình làng từng có một vị trí hết sức quan trọng trong cộng đồng người dân sống ở chốn kinh kỳ Thăng Long - Kẻ Chợ xưa kia. Theo thống kê, ở khu phố cổ hiện nay vẫn còn hơn 60 ngôi đình trong tổng số 112 công trình tôn giáo tín ngưỡng từng có tại đây. Số phận những ngôi đình đó giờ ra sao, trong thời buổi kinh tế “mặt tiền thành tiền mặt”?

  • LÊ THỊ MÂY

    1
    Hơn mười ba năm về trước, kỳ vừa ngưng bom đạn, thường từ sớm chủ nhật, tôi đã về quanh quẩn với phố đổ rậm rì cỏ dại. Nhiều lần đếm đi đếm lại, cũng chỉ còn sót có mười bốn cây dừa, thân bị băm kín miểng bom. Tàn lá xơ xáp, đỏ cháy.

  • PHẠM HỮU THU

    Đầu tháng tư năm nay, tôi mới có dịp trở lại Hải Vân, bởi từ khi có hầm đường bộ, xe cộ ít qua lại con đường đèo quanh co, đầy hiểm nguy nhưng có cảnh quan tuyệt mỹ này.

  • Ngoài một dung lượng văn hóa tộc người đủ thỏa mãn độc giả thì công trình Mọi Kontum(1937) của Nguyễn Kỉnh Chi và Nguyễn Đổng Chi còn là một văn phẩm tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt. Tham luận góp phần lý giải thành công của tác phẩm trên ba phương diện: Lối khảo tả chân phương mà thấu đạt, trí tuệ sắc bén mà vẫn hồn hậu và văn phong ấn tượng.

  • Chỉ 15 năm, như chớp mắt, hàng loạt các công trình hiện đại đã hùng hổ đẩy những biểu tượng cũ của Sài Gòn đi sâu vào trong quá khứ, biến chúng thành những tiểu cảnh.

  • INRASARA

    Khi mẹ la chị Hám: “Mi không biết hôm nay là ngày gì sao mà hốt thóc trong lẫm đi xay”, thì tôi biết ngay đây là ngày trăng hết harei ia bilan abih, ngày người Cham kiêng xuất hàng ra khỏi nhà.

  • Dù có thể không sinh ra trên mảnh đất này nhưng đã là người Việt Nam ai cũng cảm nhận được một Hà Nội của chúng ta từ sông Hồng đỏ nặng phù sa đến Hồ Gươm lung linh truyền thuyết, Văn miếu - Quốc Tử Giám thâm nghiêm... Và cũng xao xuyến nhận ra một cái gì đó rất Hà Nội, của Hà Nội, từ mùa thu se sẽ lâng lâng đến đêm nồng nàn hoa sữa, cơn mưa tìm về phố cổ với màn sương lan nhẹ mặt Hồ Gươm...

  • Chợ Gôi ở xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh có tự bao giờ? Câu hỏi thật khó và cũng chưa thể có câu trả lời đầy đủ. Mà cái tên nôm “Gôi” còn được dùng  để chỉ địa danh của nhiều nơi khác ở Việt Nam.

  • Vượt chặng đường hơn 50 km về hướng bắc, từ trung tâm thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai chúng tôi tìm đến làng Kon Solal ở xã Hà Tây, huyện Chư Păh - một trong vài ngôi làng nguyên sơ cuối cùng còn lại của đồng bào BaNa.

  • Đó là ngôi làng dưới chân núi Chư Mom Ray nhiều huyền thoại. Điều kỳ lạ là cả đứa trẻ 10 tuổi cũng nói được nhiều thứ tiếng, không chỉ tiếng của dân tộc khác, mà họ còn nói được tiếng Lào, Miên và những đứa trẻ được đi học thì tiếng Anh cũng không phải là ngoại lệ.

  • “Thất bại trước quân Triệu Đà tại Cổ Loa của An Dương Vương dẫn đến 1.000 năm Bắc thuộc là nỗi đau lớn của dân tộc Việt. Nhưng Cổ Loa không chỉ ghi dấu thất bại thiên thu. Mà đó còn là nơi Ngô Quyền chọn làm kinh đô ngay khi đại phá quân Nam Hán năm 938, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của nước việt với triều đình phương Bắc. Và điều này đang bị lãng quên...”.

  • Chùa Tiêu Sơn (thường gọi là chùa Tiêu) - một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.

  • Đền Quả Sơn ở Bạch Ngọc nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương thờ Lý Nhật Quang. Ngài là con thứ tám của vua Lý Thái Tổ, được phong tước Uy Minh vương. Mùa xuân năm 1902, Nguyễn Sinh Cung  trên nẻo đường theo cha đi dạy học, thăm thú quê hương có đến chiêm bái đền Quả Sơn - một trong bốn ngôi đền linh thiêng nhất của tỉnh Nghệ.

  • Hát ví Sông La (tên gọi một làn điệu ví của Xứ Nghệ; cũng có thể hiểu là điệu ví ở sông La) tham luận này đề cập giới hạn những điệu ví ra đời, tồn tạị, phát triển ở vùng sông La, miền Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Chùa Nền, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1116–1138), bài trí thờ Phật và song thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh là ngài Từ Vinh và bà Tằng Thị Loan.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, ngành Dân tộc học Việt Nam nói chung và miền Trung Tây Nguyên nói riêng được các nhà khoa học, chính trị, bác sĩ của Pháp tiến hành nghiên cứu và công bố nhiều tác phẩm có giá trị.

  • (SHO) Cứ hễ nhắc tới miền Trung, mỗi người Việt Nam có thể mường tượng ngay ra trong đầu những vùng đất của thiên tai triền miên. Miền đất, nơi mà từ tấm bé cho tới khi lìa đời dường như đều gắn với con chữ nghèo và sớm sương mưa nắng lận đận mưu sinh.

  • (SHO) Vậy là tôi đã ở Miền Tây mênh mang sông nước! Tôi đã đặt chân lên bến Ninh Kiều Cần Thơ và ấp Mũi Cà Mau! Tôi đã đi tàu ca nô trên những con kênh, con lạch mà hai bên bờ mọc đầy những cây đước, cây tràm…

  • Huế xưa – nay, Huế của khúc ruột nước non, chứa đựng trong mình cả một bề dày lịch sử thông qua nét trầm mặc cổ kính của những lăng tẩm, cung điện, chùa chiền… Nhưng có lẽ ít ai biết, Huế vẫn còn ẩn chứa trong mình một A Lưới - vùng đất nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên kỳ thú và trầm lắng nhiều giá trị văn hoá cổ xưa của cộng đồng các dân tộc thiểu số.