Quảng Điền đang lo sau lũ

10:39 31/10/2009
YÊN CHÂUQuảng Điền là một trong những huyện bị lũ lụt nặng nhất Thừa Thiên.Có thể kể ra đây mấy con số: 42 người chết, 13.000 tấn lúa bị thối, 3078 con trâu bò bị chết, 34 cây số đê bị vỡ.

Từ ngày giải phóng đến nay, chưa có năm nào được mùa lớn như năm 1999 này. Thật tội. Được mùa ngoài đồng, nhưng lại mất mùa ngay trong chính nhà mình. Nhìn mười mươi ngay trước mặt cả kho lúa lên mậm, mà chịu, gạt nước mắt, bó tay.

Kể chuyện lụt, anh Nguyễn Văn Hinh chủ tịch huyện lắc đầu:

- Sau 10 năm chia huyện, Quảng Điền cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng, hy vọng xã hội mỗi ngày một khá lên, ai ngờ một trận lụt mất trắng hoàn toàn. Bây giờ Quảng Điền lại bắt đầu từ hai bàn tay trắng.

Chưa bao giờ nước ập xuống Quảng Điền nhanh thế. Mới buổi sáng nước ở cổng huyện mới ngập bàn chân. Đến trưa nước đã mênh mông, quá ngực. Xã ngập sâu nhất là Quảng An. Có chỗ sâu tới hơn 4 mét nước. Dân cả huyện chỉ kịp "bỏ của chạy lấy người".

Các nhà cao tầng lần này được việc. Hơn 1000 người dân chạy tới các cơ quan huyện trú ngụ. Đây là dịp huyện được trực tiếp nuôi đồng bào của mình ngay trong cơ quan huyện.

Quãng đê Nho Lâm bên sông Bồ lại vỡ. Nước đổ vào cuồn cuộn. 1200 dân Quảng Thành đổ xô vào ở trong ngôi trường trung học cơ sở của xã. Mọi thứ dân đem tới thành của chung, chia nhau sống qua ngày chờ nước rút.


(Hàng cứu trợ ở xã Quảng Thành - Ảnh: Nguyễn Văn Thanh)


Không có những ngôi nhà cao tầng ấy, người dân sẽ rất khó khăn tìm được chỗ bấu víu khi bốn bề là nước mênh mông. Chỉ trớ trêu thay ngôi nhà trụ sở của xã Quảng Phước vừa xây xong với vốn chi phí 360 triệu đồng. Sáu chục người dân Quảng Phước quanh đó chạy tới trụ sở. Đêm nước vỡ đê Sịa, chảy vào như thác. Ngôi trụ sở mới rung rinh, đổ sạt một góc mái, may không ai việc gì. Ngày hôm sau nhìn ra, bốn bề mênh mông nước. 60 người kêu cứu. Xã đưa thuyền tới. Vừa đưa xong 60 người ra khỏi ngôi nhà cao tầng thì do nước khoét sâu dưới móng, nhà sập. Thật hú vía.

Nhớ có độn cát cao, dân Quảng Phước chạy cả lên đó. Căng ni-lông cạnh các bờ tường lăng mộ. Túm tụm nhau. Chia nhau từng củ khoai, lon gạo. Một phần dân chủ quan. Mưa gió mùa đông bắc đâu có lớn đến thế. Nước lụt cao không ngờ dân trở tay không kịp, chỉ kịp trèo lên xà nhà, bám mái. Dân 2 thôn Uất Mậu, Vân Càng mỗi ngày nấu tới 2 tạ gạo, vắt từng vắt, chở ghe đến gõ cửa từng nhà đưa cơm cho người đang nằm trên xà. Riêng việc đó cũng đã là một kỳ công.

Gian khổ nhất là nhân dân hai xã Quảng Ngạn, Quảng Công ở bên kia phá Tam Giang. Một dải đất cát dài mấy cây số, vốn đã biệt lập với đất liền. Có gió lớn, thuyền qua phá Tam Giang sẽ bị lật ngay. Lũ lần này Quảng Ngạn, Quảng Công bị biệt lập hoàn toàn. Nhưng đó là một thử thách. Dân phía bờ phá gồm các thôn Cương Gián, Phường An, Thông Thiền, An Lộc làm ruộng, nuôi tôm. Đất đai ở đây ít, mỗi khẩu mươi thước đất là cùng. Sau mỗi mùa, gia đình nào có dăm tạ lúa đã là khá. Dân phía ngoài bờ biển thuộc các thôn Lãnh Thủy, Thành Công, Tân Mỹ A, Tân Mỹ B, Tân Mỹ C đánh cá. Có được hỗ trợ của nước ngoài, nên xây được nhà kiên cố.

Lũ về, dân nông nghiệp ngập, chới với. Dân các làng chài ngư nghiệp ven biển hò nhau vác thuyền chạy qua bãi cát về cứu dân nông nghiệp. Đưa tới 2000 người qua làng biển sống những ngày lũ lớn. Lúc thường, kéo thuyền ghe từ biển lên cát đã khó. Vậy mà lúc cần, vác được thuyền chạy qua bãi cát là cả một huyền thoại không ai ngờ tới. Lúc chia tay, dân ngư nghiệp còn cứu trợ cho dân nông nghiệp được 20 tấn gạo.

Anh Nguyễn Văn Giải, phó chủ tịch huyện Quảng Điền bùi ngùi:

- Quảng Điền mất mát rất nhiều, song cái được của Quảng Điền là tình người. Đây là dịp dân Quảng Điền hiểu nhau, quý mến nhau, không phải từng xóm, từng làng, mà cả huyện đùm bọc nhau như thời chiến tranh vậy.

Bây giờ cơn lũ đã qua rồi, nhưng trước mắt Quảng Điền còn đang rất bộn bề.

Một là phải tổ chức lại đời sống cho dân. Quảng Điền có 9 vạn dân. Hiện tại 6 vạn người bị nước lũ cướp mất hết lúa gạo, không còn hạt thóc trong nhà. Với họ đói không phải một vài ngày một vài tháng, ít nhất phải sáu tháng sau, khi gặt lúa mùa, dân mới tự túc được.

Tôi hỏi anh Giải:

- Kế hoạch cứu đói của huyện thế nào?

Anh Giải thành thật đáp:

- Chúng tôi chỉ còn cách là trông chờ vào lương thực cứu trợ. Riêng số 3 vạn người bị trôi hơn 5000 ngôi nhà, họ không có nhà ở, đang ở tạm nhà bà con, chúng tôi sẽ kêu gọi bà con trong huyện giúp đỡ tre, tranh để số 3 vạn người ấy có chỗ che nắng mưa. Sau đó từng bước sẽ tính dần. Một huyện nông nghiệp, ngập như nhau mất như nhau, rất khó gỡ. Cũng không phải gỡ trong một hai ngày.

Hai là Quảng Điền đang rất cần vốn. Dân Quảng Điền có hai nghề chính: đánh cá và làm ruộng. Ngư dân bị chìm, vỡ tới 670 chiếc thuyền. Vốn của họ ở đó. Đời sống của họ cũng ở đó. Không nhanh chóng phục hồi được thuyền thì coi như bó tay, không thể khai thác tôm cá ngoài khơi được. Tội nhất là dân nuôi tôm. Huyện động viên họ dốc hết vốn ra xây dựng được 300 hécta hồ nuôi tôm. Bây giờ bờ hồ bị nước, bị sóng đánh tan tác, chưa xác định được thiệt hại là bao nhiêu. Hồ mất, tôm đang nuôi bị mất. Làm thế nào để họ có vốn tiếp tục sản xuất.

Nông dân mất lúa ăn và nguy hiểm hơn là mất cả lúa giống. Để có đủ thóc giống cho vụ mùa tới đây, toàn huyện cần tới 3000 tấn giống. Không phải chỉ hạt lúa giống là đủ. Giống của Quảng Điền đã được thuần hóa cho từng chân ruộng. Nếu không năng suất sẽ không được bảo đảm.

Để chuẩn bị cho mùa lúa, Quảng Điền phải lo lại toàn bộ hệ thống đê ngăn mặn, đê ở các đập nước và các đường nương dẫn nước về từng ruộng lúa.

Từ đây tới lúc cày bừa cấy cây lúa xuống, làm cỏ, gặt hái là cả một chặng đường dài đối với người nông dân.

Ba là: Một phần ba dân Quảng Điền dùng nước tự nhiên để sinh hoạt, hai phần ba dùng nước giếng. Cả nước tự nhiên lẫn nước giếng hiện tại đang bị ô nhiễm rất nặng. Người dùng nước giếng có thể tát hết nước rồi khử trùng. Còn nước tự nhiên thì tính sao đây. Hàng vạn con trâu bò, lợn gà chết bắt đầu vào giai đoạn thối rữa. Dùng nước tự nhiên chắc chắn không tránh khỏi dịch bệnh. Chúng tôi đang rất lo.

Người nông dân Quảng Điền, ngoài lúa là đời sống chính, họ còn chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái để cải thiện đời sống. Tổng số lợn nái của huyện là 7000 con. Tất cả 7000 con ấy đã theo dòng nước cuốn trôi hết. Lấy đâu ra ngần ấy con giống và tiền đầu tư cho những thế hệ lợn tiếp theo.

Càng đi, càng thấy Quảng Điền biết bao nhiêu lo toan, sau vụ lũ lụt kinh hoàng này. Đi vào làng nào cũng ngửi thấy mùi súc vật chết và mùi thóc ngâm lâu ngày chua loét. Họ đem phơi dọc đường. Không biết có nuôi nổi heo gà không.

Các đoàn y tế của tỉnh đã về giúp Quảng Điền khắc phục môi trường.

Các đoàn cứu trợ vẫn tiếp tục đưa hàng về tận xã giúp dân. Cho tới ngày 10-11-1999 Quảng Điền đã nhận được 173 tấn gạo, 38.000 gói mì ăn liền, 6 tấn dầu, 20.518 chiếc quần áo. Số cứu trợ ấy còn rất xa với yêu cầu của Quảng Điền.

Quảng Điền đang trắng tay, đang đứng trước vô vàn khó khăn. Tỉnh và nhân dân cả nước sẽ không bỏ Quảng Điền. Song để đứng vững, Quảng Điền sẽ phải nỗ lực vô cùng.

Y.C
(130/12-1999)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ QUANG THÁI

    Ngày sinh, nơi sinh, ngày mất, nơi mất, nơi an táng, nơi cát táng là những mốc thời gian quan trọng, đáng nhớ của đời người và con cháu vì dân gian coi đó là việc thể hiện hiếu đạo đối với người đã mất, với tổ tiên, ông bà: Sống nhà thác mồ.

  • (SHO). Nhiều ngày qua, báo chí và cộng đồng dân cư mạng đã bày tỏ lòng kính yêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua những tin tức, đề xuất về việc lựa chọn đường đặt tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

  • (SHO). Bộ VHTTDL đã có công văn gửi UBND các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước về việc phối hợp hoàn thiện hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt Hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh.

  • NGUYỄN VĂN DẬT 

    Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày.

                       (Đỗ Trung Quân)

  • KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP CẢNG CHÂN MÂY

    NGUYỄN HỮU THỌ
    (Chủ tịch, Giám đốc Công ty TNHH Một Thành Viên Cảng Chân Mây)

  • LÊ XUÂN THÔNG 

    Vai trò của nhà Nguyễn với Phật giáo Ngũ Hành Sơn
    Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) vốn đã là một trung tâm Phật giáo của Việt Nam thời chúa Nguyễn, nơi hình thành sớm các đạo tràng với sự tu chứng của các bậc danh sư, và đặc biệt nhận được sự quan tâm hỗ trợ của triều đình.

  • PHAN THUẬN AN

    Một sự tình cờ đã xảy ra trong lịch sử cận đại Việt Nam: có hai tướng Ngô Văn Sở sống cùng một thời kỳ. Xin tạm gọi nhân vật thứ nhất là tướng Ngô Văn Sở ấy, và nhân vật thứ hai là danh tướng Ngô Văn Sở triều Tây Sơn.

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN
                         Tùy bút

    Đi trong tiết trời ngập tràn gió lạnh mùa xuân Côn Sơn, con đường hun hút xuyên giữa cánh rừng thông thoảng nhẹ từng làn mây khói mỏng mảnh bay lượn lờ, như dẫn dắt con người vào một thế giới xa xăm thanh vắng.

  • NGUYỄN VĂN QUẢNG - ĐÀO LÝ

    Thành Hóa Châu là một tòa thành có vai trò rất lớn trong lịch sử, chính vì thế nó đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu từ rất sớm của các sử gia.

  • NHỤY NGUYÊN

    Làng cổ Phước Tích quyến rũ với phong cảnh nhà vườn xanh mát. Cây thị gần ngàn năm tuổi tỏa bóng bên ngôi miếu cổ là một phần hồn vía của làng cùng nhiều mẩu chuyện thú vị về những di chỉ Chăm.

  • MẠNH TIẾN

    Rời Mèo Vạc về Đồng Văn, ngồi sau lưng anh xe ôm người Hmông, tôi vượt Mã Pì Lèng trong một sáng mùa hè mưa rả rích. Cung đường núi hiểm trở, liên tục gấp ngược khủy tay. Cheo leo. Một bên thăm thẳm đá, cao vun vút. Một bên hun hút sâu, những thung lũng.

  • NGUYỄN VĂN DẬT

    Theo gia phả của thợ đúc xứ Đàng Trong để lại thì từ thời Lê Trịnh mà thợ đúc xứ Kinh Bắc ra đi theo Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp vì nhiều lý do mà trong gia phả nguyên bản bằng chữ Hán được soạn từ thời Cảnh Hưng (1740-1786), rồi tục soạn các đời tiếp Gia Long, Tự Đức đã ghi như sau:

  • LÊ TRÍ DŨNG

    Tôi vẫn phải thưa với bạn đọc rằng suy nghĩ dọc đường thì bao giờ cũng trục trà trục trặc, lục cà lục cục, lủng cà lủng củng và nó cũng gập ghềnh theo nhịp bánh xe lăn, nhất là lúc qua ổ trâu, ổ gà...

  • NGUYỄN QUANG HÀ - NGUYỄN VĂN DŨNG

    Muốn nhìn bức tranh thiên nhiên dựng khung cảnh hoành tráng của Bạch Mã, phải lùi đủ độ xa mới thật chiêm ngưỡng hết dáng vẻ uy nghi của nó.

  • NGUYỄN QUANG LẬP

    Thế rồi Ăm Hươn chống gối đứng dậy, lảo đảo tiến về vách trái nhà sàn đan dày bằng tre ca lay. Nơi đó có cái ca dóc như một búp măng ám khói, đang treo rủ ngược xuống, Ăm Hươn tiến tới gần, dướn lên, với tay lấy ca dóc nhưng không được. Lại dướn lên.. lại không được.

  • NHẤT LÂM 

    Trời đã sang thu, ngồi bên sông Héc Gieng chảy qua thị trấn Na Rì lộng gió mà uống rượu về đêm thì thật quá thú. Khúc sông này hẹp, bãi cát vàng hun dưới trăng, và bên kia sông là dãy núi trùng điệp chạy mãi tận Cao Bằng.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Các dân tộc thiểu số anh em sống nép mình bên những dãy Trường Sơn hùng vĩ ở Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, có rất nhiều nét văn hóa độc đáo và riêng biệt. Trong đó có nét đẹp của nghệ thuật làm đẹp mà những chủ nhân của nó hiện ít nhiều còn giữ lại hoặc hồi tưởng qua kí ức.

  • LÊ QUANG THÁI

    Chi thứ 5 trong 12 chi là THÌN, tượng cho con Rồng, chữ Hán viết LONG (龍), còn đọc là “thần”, có nghĩa lý như chữ “Thần” (宸), dị âm đồng nghĩa. Chữ này còn có nghĩa là cung vua. Cung điện sơn màu đỏ là vì thế.

  • VŨ TRƯỜNG AN

    Xưa nay, biểu tượng rồng thường được ứng với những bậc thiên tử, còn những người dân bình thường, chỉ có thể ví với thảo cỏ hay là hàng tôm tép, con bống, con cò..., ví mình với rồng dễ phạm tội “khi quân”.

  • PHẠM XUÂN PHỤNG (Ghi chép)

    Ngày 02 tháng 5 năm 2011, Ban tổ chức Trại sáng tác văn học Quy Nhơn (do hai tạp chí Văn nghệ Quân đội và Sông Hương đồng tổ chức dưới sự tài trợ của Binh đoàn 15) đã tổ chức một chuyến đi thực tế tại Đức Cơ-Gia Lai, nơi có 3 công ty lớn của Binh đoàn đang làm ăn tại đó. Nhân tiện, tôi rẽ ngang vào Plei-Ku, nơi có 3 người đồng nghiệp cũng là học trò của tôi.