Quảng Điền đang lo sau lũ

10:39 31/10/2009
YÊN CHÂUQuảng Điền là một trong những huyện bị lũ lụt nặng nhất Thừa Thiên.Có thể kể ra đây mấy con số: 42 người chết, 13.000 tấn lúa bị thối, 3078 con trâu bò bị chết, 34 cây số đê bị vỡ.

Từ ngày giải phóng đến nay, chưa có năm nào được mùa lớn như năm 1999 này. Thật tội. Được mùa ngoài đồng, nhưng lại mất mùa ngay trong chính nhà mình. Nhìn mười mươi ngay trước mặt cả kho lúa lên mậm, mà chịu, gạt nước mắt, bó tay.

Kể chuyện lụt, anh Nguyễn Văn Hinh chủ tịch huyện lắc đầu:

- Sau 10 năm chia huyện, Quảng Điền cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng, hy vọng xã hội mỗi ngày một khá lên, ai ngờ một trận lụt mất trắng hoàn toàn. Bây giờ Quảng Điền lại bắt đầu từ hai bàn tay trắng.

Chưa bao giờ nước ập xuống Quảng Điền nhanh thế. Mới buổi sáng nước ở cổng huyện mới ngập bàn chân. Đến trưa nước đã mênh mông, quá ngực. Xã ngập sâu nhất là Quảng An. Có chỗ sâu tới hơn 4 mét nước. Dân cả huyện chỉ kịp "bỏ của chạy lấy người".

Các nhà cao tầng lần này được việc. Hơn 1000 người dân chạy tới các cơ quan huyện trú ngụ. Đây là dịp huyện được trực tiếp nuôi đồng bào của mình ngay trong cơ quan huyện.

Quãng đê Nho Lâm bên sông Bồ lại vỡ. Nước đổ vào cuồn cuộn. 1200 dân Quảng Thành đổ xô vào ở trong ngôi trường trung học cơ sở của xã. Mọi thứ dân đem tới thành của chung, chia nhau sống qua ngày chờ nước rút.


(Hàng cứu trợ ở xã Quảng Thành - Ảnh: Nguyễn Văn Thanh)


Không có những ngôi nhà cao tầng ấy, người dân sẽ rất khó khăn tìm được chỗ bấu víu khi bốn bề là nước mênh mông. Chỉ trớ trêu thay ngôi nhà trụ sở của xã Quảng Phước vừa xây xong với vốn chi phí 360 triệu đồng. Sáu chục người dân Quảng Phước quanh đó chạy tới trụ sở. Đêm nước vỡ đê Sịa, chảy vào như thác. Ngôi trụ sở mới rung rinh, đổ sạt một góc mái, may không ai việc gì. Ngày hôm sau nhìn ra, bốn bề mênh mông nước. 60 người kêu cứu. Xã đưa thuyền tới. Vừa đưa xong 60 người ra khỏi ngôi nhà cao tầng thì do nước khoét sâu dưới móng, nhà sập. Thật hú vía.

Nhớ có độn cát cao, dân Quảng Phước chạy cả lên đó. Căng ni-lông cạnh các bờ tường lăng mộ. Túm tụm nhau. Chia nhau từng củ khoai, lon gạo. Một phần dân chủ quan. Mưa gió mùa đông bắc đâu có lớn đến thế. Nước lụt cao không ngờ dân trở tay không kịp, chỉ kịp trèo lên xà nhà, bám mái. Dân 2 thôn Uất Mậu, Vân Càng mỗi ngày nấu tới 2 tạ gạo, vắt từng vắt, chở ghe đến gõ cửa từng nhà đưa cơm cho người đang nằm trên xà. Riêng việc đó cũng đã là một kỳ công.

Gian khổ nhất là nhân dân hai xã Quảng Ngạn, Quảng Công ở bên kia phá Tam Giang. Một dải đất cát dài mấy cây số, vốn đã biệt lập với đất liền. Có gió lớn, thuyền qua phá Tam Giang sẽ bị lật ngay. Lũ lần này Quảng Ngạn, Quảng Công bị biệt lập hoàn toàn. Nhưng đó là một thử thách. Dân phía bờ phá gồm các thôn Cương Gián, Phường An, Thông Thiền, An Lộc làm ruộng, nuôi tôm. Đất đai ở đây ít, mỗi khẩu mươi thước đất là cùng. Sau mỗi mùa, gia đình nào có dăm tạ lúa đã là khá. Dân phía ngoài bờ biển thuộc các thôn Lãnh Thủy, Thành Công, Tân Mỹ A, Tân Mỹ B, Tân Mỹ C đánh cá. Có được hỗ trợ của nước ngoài, nên xây được nhà kiên cố.

Lũ về, dân nông nghiệp ngập, chới với. Dân các làng chài ngư nghiệp ven biển hò nhau vác thuyền chạy qua bãi cát về cứu dân nông nghiệp. Đưa tới 2000 người qua làng biển sống những ngày lũ lớn. Lúc thường, kéo thuyền ghe từ biển lên cát đã khó. Vậy mà lúc cần, vác được thuyền chạy qua bãi cát là cả một huyền thoại không ai ngờ tới. Lúc chia tay, dân ngư nghiệp còn cứu trợ cho dân nông nghiệp được 20 tấn gạo.

Anh Nguyễn Văn Giải, phó chủ tịch huyện Quảng Điền bùi ngùi:

- Quảng Điền mất mát rất nhiều, song cái được của Quảng Điền là tình người. Đây là dịp dân Quảng Điền hiểu nhau, quý mến nhau, không phải từng xóm, từng làng, mà cả huyện đùm bọc nhau như thời chiến tranh vậy.

Bây giờ cơn lũ đã qua rồi, nhưng trước mắt Quảng Điền còn đang rất bộn bề.

Một là phải tổ chức lại đời sống cho dân. Quảng Điền có 9 vạn dân. Hiện tại 6 vạn người bị nước lũ cướp mất hết lúa gạo, không còn hạt thóc trong nhà. Với họ đói không phải một vài ngày một vài tháng, ít nhất phải sáu tháng sau, khi gặt lúa mùa, dân mới tự túc được.

Tôi hỏi anh Giải:

- Kế hoạch cứu đói của huyện thế nào?

Anh Giải thành thật đáp:

- Chúng tôi chỉ còn cách là trông chờ vào lương thực cứu trợ. Riêng số 3 vạn người bị trôi hơn 5000 ngôi nhà, họ không có nhà ở, đang ở tạm nhà bà con, chúng tôi sẽ kêu gọi bà con trong huyện giúp đỡ tre, tranh để số 3 vạn người ấy có chỗ che nắng mưa. Sau đó từng bước sẽ tính dần. Một huyện nông nghiệp, ngập như nhau mất như nhau, rất khó gỡ. Cũng không phải gỡ trong một hai ngày.

Hai là Quảng Điền đang rất cần vốn. Dân Quảng Điền có hai nghề chính: đánh cá và làm ruộng. Ngư dân bị chìm, vỡ tới 670 chiếc thuyền. Vốn của họ ở đó. Đời sống của họ cũng ở đó. Không nhanh chóng phục hồi được thuyền thì coi như bó tay, không thể khai thác tôm cá ngoài khơi được. Tội nhất là dân nuôi tôm. Huyện động viên họ dốc hết vốn ra xây dựng được 300 hécta hồ nuôi tôm. Bây giờ bờ hồ bị nước, bị sóng đánh tan tác, chưa xác định được thiệt hại là bao nhiêu. Hồ mất, tôm đang nuôi bị mất. Làm thế nào để họ có vốn tiếp tục sản xuất.

Nông dân mất lúa ăn và nguy hiểm hơn là mất cả lúa giống. Để có đủ thóc giống cho vụ mùa tới đây, toàn huyện cần tới 3000 tấn giống. Không phải chỉ hạt lúa giống là đủ. Giống của Quảng Điền đã được thuần hóa cho từng chân ruộng. Nếu không năng suất sẽ không được bảo đảm.

Để chuẩn bị cho mùa lúa, Quảng Điền phải lo lại toàn bộ hệ thống đê ngăn mặn, đê ở các đập nước và các đường nương dẫn nước về từng ruộng lúa.

Từ đây tới lúc cày bừa cấy cây lúa xuống, làm cỏ, gặt hái là cả một chặng đường dài đối với người nông dân.

Ba là: Một phần ba dân Quảng Điền dùng nước tự nhiên để sinh hoạt, hai phần ba dùng nước giếng. Cả nước tự nhiên lẫn nước giếng hiện tại đang bị ô nhiễm rất nặng. Người dùng nước giếng có thể tát hết nước rồi khử trùng. Còn nước tự nhiên thì tính sao đây. Hàng vạn con trâu bò, lợn gà chết bắt đầu vào giai đoạn thối rữa. Dùng nước tự nhiên chắc chắn không tránh khỏi dịch bệnh. Chúng tôi đang rất lo.

Người nông dân Quảng Điền, ngoài lúa là đời sống chính, họ còn chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái để cải thiện đời sống. Tổng số lợn nái của huyện là 7000 con. Tất cả 7000 con ấy đã theo dòng nước cuốn trôi hết. Lấy đâu ra ngần ấy con giống và tiền đầu tư cho những thế hệ lợn tiếp theo.

Càng đi, càng thấy Quảng Điền biết bao nhiêu lo toan, sau vụ lũ lụt kinh hoàng này. Đi vào làng nào cũng ngửi thấy mùi súc vật chết và mùi thóc ngâm lâu ngày chua loét. Họ đem phơi dọc đường. Không biết có nuôi nổi heo gà không.

Các đoàn y tế của tỉnh đã về giúp Quảng Điền khắc phục môi trường.

Các đoàn cứu trợ vẫn tiếp tục đưa hàng về tận xã giúp dân. Cho tới ngày 10-11-1999 Quảng Điền đã nhận được 173 tấn gạo, 38.000 gói mì ăn liền, 6 tấn dầu, 20.518 chiếc quần áo. Số cứu trợ ấy còn rất xa với yêu cầu của Quảng Điền.

Quảng Điền đang trắng tay, đang đứng trước vô vàn khó khăn. Tỉnh và nhân dân cả nước sẽ không bỏ Quảng Điền. Song để đứng vững, Quảng Điền sẽ phải nỗ lực vô cùng.

Y.C
(130/12-1999)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THÁI VŨ

    Theo Đại Việt sử lược, nước Việt Nam ta xưa tên nước là Văn Lang, chính thức thành lập với các vua Hùng (696-682 trước TL), kinh đô đóng ở vùng tam giác sông Hồng, để thu phục các "bộ" vào các "bộ lạc" trên cả nước với một thể chế thống nhất.


  • HỮU THU - QUANG HÀ
               
                             Tùy bút

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Tôi đứng trên cầu Nam Đông nhìn ra bốn phía xung quanh, vẫn cảnh cũ người xưa.

  • HOÀNG PHƯỚC
          Bút ký dự thi

    Nội tổ của tôi ở đất Hiền Lương, một ngôi làng chuyên nông nhưng lại nổi tiếng với nghề rèn truyền thống của xứ Huế.

  • LÊ HÀ
        Bút ký dự thi

    Ka Lô, Sê Sáp là những bản miền núi thuộc huyện Kà Lùm, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào, tiếp giáp với hai xã biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG - TRẦN HỮU SƠN  

    Truyền thông rất quan trọng trong việc quản lý vận hành phát triển xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, các thôn bản miền núi đang đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì truyền thông càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm chuyển biến nhận thức, hành vi của người dân.

  • NGUYỄN THẾ  

    Ô Lâu là con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn nằm ở phía tây hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

  • PHƯỚC AN  

    Vịnh Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vịnh biển có bờ biển cát trắng phẳng lì dài hơn 10km, diện tích 42km2, được bao bọc xung quanh phía tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ và phía đông là đại dương bao la xanh thẳm.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN  

    Quảng Trị thường được nhắc nhớ nhiều bởi đây là mảnh đất khô cằn, nắng gió khắc nghiệt. Trong quá khứ, Quảng Trị là địa bàn quần tụ đông đảo các lớp cư dân bản địa, là nơi đứng chân lập nghiệp của rất nhiều thế hệ lưu dân Việt trên bước đường khẩn hoang lập làng.

  • VÕ VINH QUANG     

    LGT: 3 văn bia liên quan đến họ Nguyễn Cửu - Vân Dương ở Vĩnh Nam - Vĩnh Linh - Quảng Trị. Tư liệu này do viên Hộ bộ Hữu thị lang sung biện Nội Các sự vụ Nguyễn Cửu Trường - một danh hiền xuất chúng, làm quan trải 3 triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (thuộc chi phái Hoán quận công Nguyễn Cửu Pháp) viết về ông nội (Tiệp Tài hầu Nguyễn Cửu Khương), bà nội (Thái Thị Bảo/Bửu), cha (Ngũ trưởng Nguyễn Cửu Hoan).

  • LÊ ANH TUẤN    

    1. Tết truyền thống và lễ hội ăn mừng lúa mới trên dãy Trường Sơn

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Khau Chang là một xã vùng cao thuộc huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng, có đường giáp biên với Trung Quốc. Tình hình nhân chủng đa dạng cùng sự đặc sắc về văn hóa đã khiến Khau Chang trở thành nơi lưu giữ nhiều dấu ấn bản địa của Cao Bằng.

  • Cửa Lò (Nghệ An) được khai phá từ thế kỷ 15. Từ những làng chài nghèo ven biển, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất này đã trở thành đô thị du lịch biển đầu tiên của cả nước với những bãi tắm lý tưởng.

  • Những tòa nhà tráng lệ, trung tâm mua sắm sầm uất và các công trình đầy hứa hẹn tương lai… đã vẽ nên bức tranh về một thành phố vội vã chuyển mình. Nhưng còn có một Hà Nội dung dị, đời thường hơn. Chính những khía cạnh khác nhau ấy đã tạo nên nét riêng cho Hà Nội.

  • Ba Thắc cổ miếu ở Sóc Trăng là một cơ sở thờ tự của người Khmer Nam bộ. Nơi đây có nhiều huyền thoại linh thiêng được dân gian truyền miệng. Đặc biệt là những bộ xương người lộ thiên và chuyện kho báu dưới lòng đất.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Hải môn ca là bài thơ lục bát bằng chữ Nôm, khuyết danh, phiên trích trong sách “Thông quốc duyên cách hải chữ”, bản chép tay của Viện Khảo cổ Sài Gòn (số ký hiệu VĐ4, tờ 37a-39a).

  • TA DƯR TƯ

    Các dân tộc thiểu số anh em sống bên những dãy Trường Sơn hùng vĩ có rất nhiều nét văn hóa độc đáo và riêng biệt của từng dân tộc. Trong đó có nghệ thuật làm đẹp.

  • Ngày 25/1, tại Đền thờ Cao Lỗ, thôn Đại Trung, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức lễ khởi công gói thầu số 1 tu bổ, tôn tạo nhà Tiền tế, đền chính, nhà Tả vu, Hữu vu, miếu sơn thần, nghi môn, lầu hóa vàng và các hạng mục phụ trợ đền Cao Lỗ.