Thành Cổ Loa không chỉ có thất bại

14:44 03/07/2014

“Thất bại trước quân Triệu Đà tại Cổ Loa của An Dương Vương dẫn đến 1.000 năm Bắc thuộc là nỗi đau lớn của dân tộc Việt. Nhưng Cổ Loa không chỉ ghi dấu thất bại thiên thu. Mà đó còn là nơi Ngô Quyền chọn làm kinh đô ngay khi đại phá quân Nam Hán năm 938, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của nước việt với triều đình phương Bắc. Và điều này đang bị lãng quên...”.

Đó là một trong những trao đổi của GS Lê Văn Lan trong Hội thảo khoa học Ngô Vương Quyền với Cổ Loa diễn ra sáng qua (2/7) tại UBND huyện Đông Anh (Hà Nội).

Kinh đô phải ở Cổ Loa

TS Nguyễn Viết Chức, Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long cho biết, ngay sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng độc lập tự chủ cho Đại Việt, quyết không chịu làm “Tiết độ sứ quận Giao Chỉ”. Điều này đồng nghĩa với việc ông phải chọn ngay kinh đô của quốc gia.

Thành Luy Lâu, Thành Đại La, Đường Lâm là ba lựa chọn hàng đầu được đặt ra. Thành Luy Lâu và thành Đại La đều là những trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị lớn từ thời Bắc Thuộc. Còn Đường Lâm là quê hương ông, nơi ông có thể nương tựa khi nguy biến.

Ông Lê Văn Lan trao đổi với TT&VH

Song, Ngô Quyền đã chọn Cổ Loa làm kinh đô của quốc gia độc lập. “Đây là lựa chọn sáng suốt của Tổ Trung hưng (tức Ngô Quyền)” - GS Lê Văn Lan nói- “Vì chọn Cổ Loa làm kinh đô đồng nghĩa với khôi phục quốc thống ngàn năm từ thời Âu Lạc. Điều này đặc biệt quan trọng. Bởi nó thể hiện tính nhất thống của dân tộc Việt dù hàng ngàn năm đứt đoạn bởi sự xâm lược và âm mưu đồng hóa của ngoại bang”.

Cũng theo GS Lan, Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô cũng bởi tư duy chiến lược trong việc bảo vệ giang sơn bờ cõi. “Là người đã đối đầu với quân Nam Hán ở Bạch Đằng, Ngô Quyền nắm rõ Cổ Loa nằm ở vị trí trọng yếu trong thế trận phòng thủ nếu quân xâm lược phương Bắc tràn qua. Và ông cũng ý thức rất rõ rằng sau thất bại Bạch Đằng, kẻ thù phương Bắc vẫn chưa từ bỏ dã tâm thôn tính nước Việt. Đến tận hôm nay, tầm nhìn chiến lược, tâm lý sẵn sàng nghênh địch này của Ngô Quyền vẫn còn nguyên giá trị”.    

Sẽ dựng công trình tôn vinh

Ngay trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, đại diện UBND huyện Đông Anh mong các nhà khoa học kiến giải: “Cổ Loa lưu dấu bước sang trang rực rỡ của lịch sử dân tộc, tại sao giờ ta không có hành động cụ thể tôn vinh Ngô Quyền ở Cổ Loa để nhắc nhớ mọi người?”.

Hai câu hỏi này của người Đông Anh đã không được các học giả đề cập nhiều tới trong các bài phát biểu đã chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, trong những phút cuối hội nghị, với tư cách là người điều hành, GS Lê Văn Lan đề cập thẳng tới việc đề xuất tôn vinh Ngô Quyền ở Cổ Loa.

Hội thảo kết thúc với cam kết sẽ thực hiện công trình tôn vinh Ngô Quyền ở Cổ Loa


GS Vũ Khiêu đồng tình: “Nếu bây giờ chúng ta không xây dựng những công trình thể hiện lòng hiếu kính với bậc Tổ Trung hưng tại Cổ Loa là có tội với ông cha, có lỗi với con cháu. Những công trình sẽ thể hiện thái độ và tấm lòng của người thời đại này trước vị anh hùng có công dẹp giặc, dựng lại cơ đồ sau 1.000 năm bị đô hộ.”

Lập tức, hàng loạt đề xuất được đưa ra, GS Lê Văn Lan tổng hợp lại thành 3 nhóm chính: Nhóm thứ nhất, xây dựng tượng đồng, bia đá, lăng ngai, bài vị, đồng thời thêm những câu đối về công đức của Ngô Quyền tại Cổ Loa. Nhóm thứ hai, xây dựng đình, đền thờ Ngô Quyền bên cạnh đền thờ An Dương Vương tại Cổ Loa. Nhóm thứ ba, GS Vũ Khiêu đề xuất “nên dựng một một công trình hoành tráng hơn mọi hạng mục trên”. Tuy nhiên GS cũng không định danh cụ thể công trình “hoành tráng”.

GS Lê Văn Lan cũng lưu ý các học giả cũng như địa phương cần chú ý tới phương diện cơ sở pháp lý, khoa học và văn hóa của việc xây dựng công trình tôn vinh Ngô Quyền. Bởi khu di tích Cổ Loa là di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Buổi hội thảo kết thúc với một lời cam kết dù phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu song nhất định, việc xây công trình tôn vinh Ngô Quyền ở Cổ Loa sẽ được thực hiện. Bởi nó sẽ kể câu chuyện quá khứ rằng: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng!”.

Hẳn đó không phải là một cam kết viển vông.

Nguồn: Phạm Mỹ - TT&VH

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THÁI VŨ

    Theo Đại Việt sử lược, nước Việt Nam ta xưa tên nước là Văn Lang, chính thức thành lập với các vua Hùng (696-682 trước TL), kinh đô đóng ở vùng tam giác sông Hồng, để thu phục các "bộ" vào các "bộ lạc" trên cả nước với một thể chế thống nhất.


  • HỮU THU - QUANG HÀ
               
                             Tùy bút

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Tôi đứng trên cầu Nam Đông nhìn ra bốn phía xung quanh, vẫn cảnh cũ người xưa.

  • HOÀNG PHƯỚC
          Bút ký dự thi

    Nội tổ của tôi ở đất Hiền Lương, một ngôi làng chuyên nông nhưng lại nổi tiếng với nghề rèn truyền thống của xứ Huế.

  • LÊ HÀ
        Bút ký dự thi

    Ka Lô, Sê Sáp là những bản miền núi thuộc huyện Kà Lùm, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào, tiếp giáp với hai xã biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG - TRẦN HỮU SƠN  

    Truyền thông rất quan trọng trong việc quản lý vận hành phát triển xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, các thôn bản miền núi đang đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì truyền thông càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm chuyển biến nhận thức, hành vi của người dân.

  • NGUYỄN THẾ  

    Ô Lâu là con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn nằm ở phía tây hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

  • PHƯỚC AN  

    Vịnh Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vịnh biển có bờ biển cát trắng phẳng lì dài hơn 10km, diện tích 42km2, được bao bọc xung quanh phía tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ và phía đông là đại dương bao la xanh thẳm.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN  

    Quảng Trị thường được nhắc nhớ nhiều bởi đây là mảnh đất khô cằn, nắng gió khắc nghiệt. Trong quá khứ, Quảng Trị là địa bàn quần tụ đông đảo các lớp cư dân bản địa, là nơi đứng chân lập nghiệp của rất nhiều thế hệ lưu dân Việt trên bước đường khẩn hoang lập làng.

  • VÕ VINH QUANG     

    LGT: 3 văn bia liên quan đến họ Nguyễn Cửu - Vân Dương ở Vĩnh Nam - Vĩnh Linh - Quảng Trị. Tư liệu này do viên Hộ bộ Hữu thị lang sung biện Nội Các sự vụ Nguyễn Cửu Trường - một danh hiền xuất chúng, làm quan trải 3 triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (thuộc chi phái Hoán quận công Nguyễn Cửu Pháp) viết về ông nội (Tiệp Tài hầu Nguyễn Cửu Khương), bà nội (Thái Thị Bảo/Bửu), cha (Ngũ trưởng Nguyễn Cửu Hoan).

  • LÊ ANH TUẤN    

    1. Tết truyền thống và lễ hội ăn mừng lúa mới trên dãy Trường Sơn

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Khau Chang là một xã vùng cao thuộc huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng, có đường giáp biên với Trung Quốc. Tình hình nhân chủng đa dạng cùng sự đặc sắc về văn hóa đã khiến Khau Chang trở thành nơi lưu giữ nhiều dấu ấn bản địa của Cao Bằng.

  • Cửa Lò (Nghệ An) được khai phá từ thế kỷ 15. Từ những làng chài nghèo ven biển, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất này đã trở thành đô thị du lịch biển đầu tiên của cả nước với những bãi tắm lý tưởng.

  • Những tòa nhà tráng lệ, trung tâm mua sắm sầm uất và các công trình đầy hứa hẹn tương lai… đã vẽ nên bức tranh về một thành phố vội vã chuyển mình. Nhưng còn có một Hà Nội dung dị, đời thường hơn. Chính những khía cạnh khác nhau ấy đã tạo nên nét riêng cho Hà Nội.

  • Ba Thắc cổ miếu ở Sóc Trăng là một cơ sở thờ tự của người Khmer Nam bộ. Nơi đây có nhiều huyền thoại linh thiêng được dân gian truyền miệng. Đặc biệt là những bộ xương người lộ thiên và chuyện kho báu dưới lòng đất.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Hải môn ca là bài thơ lục bát bằng chữ Nôm, khuyết danh, phiên trích trong sách “Thông quốc duyên cách hải chữ”, bản chép tay của Viện Khảo cổ Sài Gòn (số ký hiệu VĐ4, tờ 37a-39a).

  • TA DƯR TƯ

    Các dân tộc thiểu số anh em sống bên những dãy Trường Sơn hùng vĩ có rất nhiều nét văn hóa độc đáo và riêng biệt của từng dân tộc. Trong đó có nghệ thuật làm đẹp.

  • Ngày 25/1, tại Đền thờ Cao Lỗ, thôn Đại Trung, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức lễ khởi công gói thầu số 1 tu bổ, tôn tạo nhà Tiền tế, đền chính, nhà Tả vu, Hữu vu, miếu sơn thần, nghi môn, lầu hóa vàng và các hạng mục phụ trợ đền Cao Lỗ.