Có ai về Miền Tây!

15:12 25/03/2014

(SHO) Vậy là tôi đã ở Miền Tây mênh mang sông nước! Tôi đã đặt chân lên bến Ninh Kiều Cần Thơ và ấp Mũi Cà Mau! Tôi đã đi tàu ca nô trên những con kênh, con lạch mà hai bên bờ mọc đầy những cây đước, cây tràm…

Bến Ninh Kiều thành phố Cần Thơ - Ảnh: internet

Từ nhỏ, tôi đã miên man trong các tác phẩm Rừng U Minh, Mùa Gió Chướng… rồi gần đây là bộ phim Mùa Len Châu khiến tôi nghẹn thở mặc dù những cánh đồng bất tận! Và thế là tôi luôn ấp ủ một ham muốn về thăm vùng nước nổi.

Đến thăm Cần Thơ và Cà Mau sau những cơn bão, thế nên vừa rời sân bay Cần Thơ, chúng tôi như đã hòa mình vào không khí sông nước và những hàng cây xanh mướt dày đặc hai bên đường.

Vào đến thành phố, tôi vui trước sự sầm uất của một số đường phố chính. Kiếm bát hủ tiếu ấm bụng, chúng tôi thuê xe máy đi dạo thành phố. Tôi ngất ngây trước sự mênh mông của sông Hậu. Độ hùng vỹ của cây cầu văng Cần Thơ, và có lẽ tôi còn giữ rất lâu cảm giác khi phóng xe vượt qua cây cầu đó! Thật ấn tượng. Tôi rưng rưng khi nghe kể lại tai nạn thương tâm đã xảy ra tại đây trong quá trình thi công xây dựng cầu… Tôi thấy vui vui với những cái tên địa danh dân dã dễ nhớ: Cái Tắc, Cái Vồn…

Rồi từ bến Ninh Kiều chúng tôi dùng xuồng đi chợ nổi Cái Răng. Giọng nói trong trẻo ngân nga của cô gái hướng dân viên giúp chúng tôi khám phá lớp sinh vật trên sông và hai bên bờ, từng cây cầu bắc qua sông và các tòa nhà nằm dọc theo triền sông. Dân vùng miền tây sông nước thật hiếu khách và nhiệt tình. Chợ nổi Cái Răng họp rất sớm. Thay bằng những lời rao của các gánh hàng rong trên phố thì ở đây, ta bắt gặp những cây gậy mà dân bản địa gọi là cây bẹo. Thực ra đó là một cây sào tre rất dài, cắm ở đầu mũi thuyền và trên đó treo những sản phẩm được bán trên thuyền. Quả là thú vị và ấn tượng khi nhìn thấy những con thuyền bồng bềnh chất đầy những rau quả đến từ các vùng lân cận. Chợ nổi Cái Răng là nơi phân phối chính các đặc sản của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long… Mỗi địa điểm, mỗi điển tích của vùng sông nước này đều được gắn với những giai thoại dân gian dễ nhớ dễ đi vào lòng người, ví dụ như tại sao lại là Măng Cụt, tại sao lại là Cái Răng, cây Bần… Nhìn những trái cây rất tươi ngon nổi bồng bềnh chập trồi bơi theo dòng nước trên sông, tôi đem chuyện hỏi cô hướng dẫn, cô vui vẻ đáp lại: «Đó là những trái mà chủ thuyền ném xuống sông sau khi đã có chừng ba khách trả giá rồi lại không mua hàng»! Ah, tôi thốt lên thú vị, cũng giống như các tiểu thương ngoài Bắc «đốt vía đốt van»?! «Nhưng ở đây, họ làm kín đáo hơn chị à!» Tôi đưa mắt kiếm tìm mong được «mục sở thị » một vụ, nhưng không thấy, mà chỉ thấy những con tàu thuyền san sát đi cạnh nhau. Phải nói, chợ trên cạn có gì thì chợ nổi gần như có thứ đó, tức là có thuyền bán nước, bán quà sáng, bán giải khát… Nhìn sóng đánh rập rềnh bên mạn thuyền và không thiếu những đồ rác thải trôi lật khật theo dòng nước cuồn cuộn chảy, tôi tự hỏi các ông bà chủ «gánh» hàng rong bán bún, cháo và hủ tiếu kia lấy nước ở đâu để chế biến và rửa bát đũa? Nhưng tôi đã không thể cưỡng lại viễn cảnh mê li được uống một tách «cà phê kho» giữa cảnh mênh mang sông nước và mây trời lồng lộng. Và đúng là mê li thiệt, một thứ cà phê đặc quánh, thơm phức bốc khói nghi ngút trong buổi sáng ban mai trên sông…

Trước khi về Việt Nam, tôi đã được biết một tập đoàn công nghiệp lớn của Pháp đã quyết định tài trợ vùng đồng bằng sông Cửu Long để cải thiện làm hệ thống nước sạch với số tiền không nhỏ! Nhìn những đống rác thải bám hai bên bờ sông Hậu, tôi thấy việc làm của họ hoàn toàn hợp lý.

Làng du lịch Mỹ Khánh dù gì cũng gây ấn tượng với cảnh trí sạch sẽ, những quán hàng những hàng cây được cắt tỉa kỹ càng, những phong cảnh được dàn dựng gần gũi thiên nhiên với những khu vườn, kênh rạch và các «lồng» nuôi hàng trăm con cá sấu to nhỏ khác nhau. Giờ thì tôi hiểu tại sao mỗi khi mùa nước lên hoặc có bão lũ thì lại có hàng đàn cá sấu «xổng chuồng»! Ngôi nhà cổ thuộc dòng Nhà xưa Nam bộ được trùng tu, và các đồ vật còn lại cùng những giai thoại hư hư thực thực của nó cũng để lại nhiều ấn tượng trong lòng khách tham quan…

Tượng đài Mũi Cà Mau - Ảnh: internet


Rời Cần Thơ, chúng tôi lên xe đi Cà Mau! Hai bên bờ lại trải dài những con kênh và những hàng dừa bát ngát uốn lượn theo gió. Thành phố Cà Mau đón chúng tôi bằng tượng đài hình cây lúa sừng sững giữa thành phố. Hệt như lời cô hướng dân viên đã thông báo: thành phố Cà Mau chả có gì nhiều để thăm thú, có chăng là phải đi sâu về các vùng miệt vườn như U Minh thượng, U minh hạ… để thăm chim đậu! Chúng tôi dùng «tàu cao tốc», hay đúng hơn là ca nô cao tốc ra mũi Cà Mau. Hai bên bờ, dầm chân trong nước là những hàng cây đước, cây bần và các cây sú vẹt… Những ngã ba sông mênh mông, nước chảy cuồn cuộn hút tầm mắt. Những tấm lưới giăng đâu đó chìm dưới sông mà chỉ có một cây cọc trồi lên làm điểm mốc, những ngôi nhà chòi chơ vơ, những chiếc thuyền lá mong manh… Thi thoảng thấp thoáng hai bên bờ là những mái chùa Khmer đa sắc rực rỡ dưới ánh nắng, nền sân chùa gần như mấp mé mặt nước, cảnh tượng sơn thủy hữu tình! Anh lái tàu miền sông nước vui tính chạy rất nhanh. Lúc đầu nhóm chúng tôi cũng rất thích thú, nhưng rồi như không hẹn mà gặp, tôi cùng một chị (người Hà Nội) cùng nhổm lên hỏi anh xem áo phao anh để ở đâu? «Hổng có!», anh lại cười khoái chí đáp lại, tôi thoạt đầu nghĩ anh nói đùa, nhưng nhìn quanh quất khắp ca nô, tôi không thấy bóng dáng chiếc áo phao nào cả! Giờ thì tôi lại hiểu tôi hiểu thêm tại sao lại có những cái chết đáng tiếc trong những những tai nạn tàu xuồng xảy ra mới đây. Thật ra, điều đáng tiếc xảy đến đa phần la do sự bất cẩn của con người thôi! Từ thành phố Cà Mau xuống Mũi là 115 km, đi mất chừng ba giờ đồng hồ.

Ra đến Mũi Cà Mau, thuộc xã Ấp Mũi huyện Ngọc Hiển, cái tên gắn liền với nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai nổi tiếng Cao Ngọc Hiển, mà hiện giờ đứng trên vọng Hải đài ta vẫn thoáng nhìn thấy hòn đảo nhỏ này. Vọng Hải đài có chiều cao 21m tính từ mặt biển, xây theo hình cây đước, hoàn thành tháng 5 năm 2004. Đặc sản vùng này nổi tiếng với mắm Ba Khía, làm từ con ba khía sống trong vùng nước lợ. Ngoài ra còn có cá Thòi lòi chiên xù, cá dứa kho tộ hoặc cá dứa nấu canh chua… Tại đây có sân bay trực thăng, nhưng chỉ dùng cho biên phòng cứu hộ, hoặc mấy nhà lãnh đạo cao cấp thi thoảng đến thăm. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã được quốc tế công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009. Và ngày 23/4 vừa qua, quốc tế công nhận nơi đây hiện giờ thuộc khu Ramsar theo đúng chuẩn Công Ước quốc tế Ramsar. Mũi Cà Mau cũng là nơi mà ta vừa có thể nhìn thấy mặt trời mọc vào lúc bình minh và nhìn thấy mặt trời vào lúc hoàng hôn.

Đất mũi Cà mau cũng thuộc dạng bên lở bên bồi. Hàng năm đất phù sa bồi khoảng 100 mét, nhưng bên bờ đông lại bị lở từ 20 đến 30m. Cột mốc được xác định vào tháng 1/1995, điểm quan trọng mà không một khách tham quan nào ghé thăm mà lại không chụp. Thậm chí tôi còn chứng kiến một cậu thanh niên mà khi được hỏi thú nhận là dân Hà Thành chính cống, thuê xe ôm chở đến. Trong khi chúng tôi còn đang lang thang nhẩn nha dạo dọc bờ bãi ngắm cảnh, ngắm những con thòi lòi chạy loăng quăng hay những con cua nhỏ chạy nhanh trên cát, và những cây đước non với bộ rễ xù xì, thì cậu đã nhanh thoăn thoắt chụp ảnh lưu niệm khắp những nơi cần chụp ảnh… rồi lại đi ngay, cũng nhanh hệt như lúc cậu ấy đến…

Nơi đây không hề có dịch vụ vui chơi giải trí! Điều duy nhất thu hút khách tham quan là cây cột mốc đánh dấu nơi tận cùng của tổ quốc, và khách hàng chủ yếu là Hà Nội và Miền Trung, tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh. Cả khu hiện giờ vắng tanh. Một số nhà hàng dầm chân dưới biển đã bị bỏ hoang … Nhưng cậu hướng dẫn viên nói khách thường tập chung đến từ tháng 3 đến tháng tám. Năm trước, nơi đây đã đón 62 ngàn lượt khách. Quả là đông thật với diện tích cả khu tham quan chỉ chừng 700m! Còn hôm nay, chỉ có nhà hàng Công đoàn hoạt động. Vẫn theo lời cậu hướng dẫn viên: nếu vào thứ bảy chủ nhật thì phải đặt trước, còn hiện giờ, tôi cứ đưa mắt tìm hoài thì cũng chỉ có vài bàn là có khách. «Về Miền Tây thì phải mục sở thị hát Đờn ca tài tử mới thú vị », tôi đã nghe một vài người bạn nói thế! Và quả vậy, vừa bước chân vào nhà hàng, tôi đã nghe văng vẳng giọng hát chưa thật chau truốt như nghe trong các băng đĩa những thật truyền cảm. Quả vậy, những thiếu nữ phục vụ sẵn sàng hát tặng khách hàng những bài ca đặc miền sông nước, rất thú vị…

Những ngày thăm thú Miền Tây qua đi nhanh chóng, đoàn chúng tôi ra sân bay Cà Mau trở về thành phố, nhưng những hình ảnh, những câu chuyện, những bài ca, những giai thoại được nghe trong suốt cuộc hành trình trên miền sông nước này sẽ ghi khắc mãi trong trí nhớ của mỗi khách viếng thăm. Trong nhà chờ, không hiểu vô tình hay cố ý, đôi lúc đâu đó vẳng tới những câu hát: «Về đây nơi cuối trời Cà Mau/ Ngàn nhánh sông biết đâu tìm nhau… » Hoặc: «Chiếc áo bà ba bên giòng sông thăm thẳm/ Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh…/ Dẫu qua đây một lần/ Nói sao cho vừa lòng/Nói sao cho vừa thương… »

Paris 24/11/2013
Hiệu Constant







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THÁI VŨ

    Theo Đại Việt sử lược, nước Việt Nam ta xưa tên nước là Văn Lang, chính thức thành lập với các vua Hùng (696-682 trước TL), kinh đô đóng ở vùng tam giác sông Hồng, để thu phục các "bộ" vào các "bộ lạc" trên cả nước với một thể chế thống nhất.


  • HỮU THU - QUANG HÀ
               
                             Tùy bút

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Tôi đứng trên cầu Nam Đông nhìn ra bốn phía xung quanh, vẫn cảnh cũ người xưa.

  • HOÀNG PHƯỚC
          Bút ký dự thi

    Nội tổ của tôi ở đất Hiền Lương, một ngôi làng chuyên nông nhưng lại nổi tiếng với nghề rèn truyền thống của xứ Huế.

  • LÊ HÀ
        Bút ký dự thi

    Ka Lô, Sê Sáp là những bản miền núi thuộc huyện Kà Lùm, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào, tiếp giáp với hai xã biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG - TRẦN HỮU SƠN  

    Truyền thông rất quan trọng trong việc quản lý vận hành phát triển xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, các thôn bản miền núi đang đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì truyền thông càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm chuyển biến nhận thức, hành vi của người dân.

  • NGUYỄN THẾ  

    Ô Lâu là con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn nằm ở phía tây hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

  • PHƯỚC AN  

    Vịnh Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vịnh biển có bờ biển cát trắng phẳng lì dài hơn 10km, diện tích 42km2, được bao bọc xung quanh phía tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ và phía đông là đại dương bao la xanh thẳm.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN  

    Quảng Trị thường được nhắc nhớ nhiều bởi đây là mảnh đất khô cằn, nắng gió khắc nghiệt. Trong quá khứ, Quảng Trị là địa bàn quần tụ đông đảo các lớp cư dân bản địa, là nơi đứng chân lập nghiệp của rất nhiều thế hệ lưu dân Việt trên bước đường khẩn hoang lập làng.

  • VÕ VINH QUANG     

    LGT: 3 văn bia liên quan đến họ Nguyễn Cửu - Vân Dương ở Vĩnh Nam - Vĩnh Linh - Quảng Trị. Tư liệu này do viên Hộ bộ Hữu thị lang sung biện Nội Các sự vụ Nguyễn Cửu Trường - một danh hiền xuất chúng, làm quan trải 3 triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (thuộc chi phái Hoán quận công Nguyễn Cửu Pháp) viết về ông nội (Tiệp Tài hầu Nguyễn Cửu Khương), bà nội (Thái Thị Bảo/Bửu), cha (Ngũ trưởng Nguyễn Cửu Hoan).

  • LÊ ANH TUẤN    

    1. Tết truyền thống và lễ hội ăn mừng lúa mới trên dãy Trường Sơn

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Khau Chang là một xã vùng cao thuộc huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng, có đường giáp biên với Trung Quốc. Tình hình nhân chủng đa dạng cùng sự đặc sắc về văn hóa đã khiến Khau Chang trở thành nơi lưu giữ nhiều dấu ấn bản địa của Cao Bằng.

  • Cửa Lò (Nghệ An) được khai phá từ thế kỷ 15. Từ những làng chài nghèo ven biển, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất này đã trở thành đô thị du lịch biển đầu tiên của cả nước với những bãi tắm lý tưởng.

  • Những tòa nhà tráng lệ, trung tâm mua sắm sầm uất và các công trình đầy hứa hẹn tương lai… đã vẽ nên bức tranh về một thành phố vội vã chuyển mình. Nhưng còn có một Hà Nội dung dị, đời thường hơn. Chính những khía cạnh khác nhau ấy đã tạo nên nét riêng cho Hà Nội.

  • Ba Thắc cổ miếu ở Sóc Trăng là một cơ sở thờ tự của người Khmer Nam bộ. Nơi đây có nhiều huyền thoại linh thiêng được dân gian truyền miệng. Đặc biệt là những bộ xương người lộ thiên và chuyện kho báu dưới lòng đất.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Hải môn ca là bài thơ lục bát bằng chữ Nôm, khuyết danh, phiên trích trong sách “Thông quốc duyên cách hải chữ”, bản chép tay của Viện Khảo cổ Sài Gòn (số ký hiệu VĐ4, tờ 37a-39a).

  • TA DƯR TƯ

    Các dân tộc thiểu số anh em sống bên những dãy Trường Sơn hùng vĩ có rất nhiều nét văn hóa độc đáo và riêng biệt của từng dân tộc. Trong đó có nghệ thuật làm đẹp.

  • Ngày 25/1, tại Đền thờ Cao Lỗ, thôn Đại Trung, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức lễ khởi công gói thầu số 1 tu bổ, tôn tạo nhà Tiền tế, đền chính, nhà Tả vu, Hữu vu, miếu sơn thần, nghi môn, lầu hóa vàng và các hạng mục phụ trợ đền Cao Lỗ.