Chùa Tiêu thờ nhục thân của Thiền sư Như Trí

16:05 18/06/2014

Chùa Tiêu Sơn (thường gọi là chùa Tiêu) - một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.

Chùa Tiêu

Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ, giữ nguyên được nét kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Chùa là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là người trụ trì.

Chùa Tiêu xưa có tên là chùa Lục Tổ, tọa lạc ở sườn núi Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20km về phía Bắc dọc theo quốc lộ 1A. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được dựng từ thời Lý. Chùa là nơi tu thiền và giảng pháp của nhiều cao tăng thời Lý, như Thiền sư Vạn Hạnh. Ở chùa có tấm bia đá cao 0,68m, ngang 0,40m, khắc bốn chữ: “Lý Gia Linh Thạch”. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) giới thiệu chùa này xưa là nơi trụ trì của Thiền sư Vạn Hạnh đồng thời cũng là nơi sinh của vua Lý Thái Tổ.

Sử xưa cho biết ở Viện Cảm Tuyền chùa Thiên Tâm có con chó đẻ con sắc trắng đốm đen thành hình hai chữ “Thiên tử” điều đó ứng với việc vua Lý Thái Tổ sinh năm Giáp Tuất rồi lên làm vua.

Chùa được trùng tu nhiều lần. Cổng chùa hiện nay được xây năm 1986.

Chùa xưa từng lưu giữ ván in sách Thiền uyển tập anh, một tác phẩm ghi chép về các danh tăng Việt Nam có giá trị về văn học, sử học, triết học.

Đặc biệt, chùa còn giữ tháp mộ và nhục thân Thiền sư Như Trí, viên tịch năm Quý Mão (1723), là người có công khắc in cuốn Thiền Uyển tập anh.

Thap Vien Tue.jpg
Tháp Viên Tuệ tại chùa Tiêu

Ngày 5-3-2004, nhục thân ngài đã được PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho thỉnh chuyển về chùa Duệ Khánh, xã Nội Duệ (Bắc Ninh) để thực hiện dự án tu bổ - bảo quản. Công việc hoàn thành vào ngày 26-9-2004. Khi tu bổ, các quy trình bọc vải, bó, hom, lót, thí, được thể hiện đầy đủ và thận trọng với 13 lớp sơn và thếp bạc. Pho tượng gốc nặng 34kg, chiều cao ngồi 78,5cm được đặt ở nhà Tổ trong một khám sơn son thếp vàng có hộp kính kín dày 10mm, chứa đầy khí nitơ để bảo vệ.

Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Theo Đ.Hiếu - GNO

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THÁI VŨ

    Theo Đại Việt sử lược, nước Việt Nam ta xưa tên nước là Văn Lang, chính thức thành lập với các vua Hùng (696-682 trước TL), kinh đô đóng ở vùng tam giác sông Hồng, để thu phục các "bộ" vào các "bộ lạc" trên cả nước với một thể chế thống nhất.


  • HỮU THU - QUANG HÀ
               
                             Tùy bút

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Tôi đứng trên cầu Nam Đông nhìn ra bốn phía xung quanh, vẫn cảnh cũ người xưa.

  • HOÀNG PHƯỚC
          Bút ký dự thi

    Nội tổ của tôi ở đất Hiền Lương, một ngôi làng chuyên nông nhưng lại nổi tiếng với nghề rèn truyền thống của xứ Huế.

  • LÊ HÀ
        Bút ký dự thi

    Ka Lô, Sê Sáp là những bản miền núi thuộc huyện Kà Lùm, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào, tiếp giáp với hai xã biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG - TRẦN HỮU SƠN  

    Truyền thông rất quan trọng trong việc quản lý vận hành phát triển xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, các thôn bản miền núi đang đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì truyền thông càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm chuyển biến nhận thức, hành vi của người dân.

  • NGUYỄN THẾ  

    Ô Lâu là con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn nằm ở phía tây hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

  • PHƯỚC AN  

    Vịnh Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vịnh biển có bờ biển cát trắng phẳng lì dài hơn 10km, diện tích 42km2, được bao bọc xung quanh phía tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ và phía đông là đại dương bao la xanh thẳm.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN  

    Quảng Trị thường được nhắc nhớ nhiều bởi đây là mảnh đất khô cằn, nắng gió khắc nghiệt. Trong quá khứ, Quảng Trị là địa bàn quần tụ đông đảo các lớp cư dân bản địa, là nơi đứng chân lập nghiệp của rất nhiều thế hệ lưu dân Việt trên bước đường khẩn hoang lập làng.

  • VÕ VINH QUANG     

    LGT: 3 văn bia liên quan đến họ Nguyễn Cửu - Vân Dương ở Vĩnh Nam - Vĩnh Linh - Quảng Trị. Tư liệu này do viên Hộ bộ Hữu thị lang sung biện Nội Các sự vụ Nguyễn Cửu Trường - một danh hiền xuất chúng, làm quan trải 3 triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (thuộc chi phái Hoán quận công Nguyễn Cửu Pháp) viết về ông nội (Tiệp Tài hầu Nguyễn Cửu Khương), bà nội (Thái Thị Bảo/Bửu), cha (Ngũ trưởng Nguyễn Cửu Hoan).

  • LÊ ANH TUẤN    

    1. Tết truyền thống và lễ hội ăn mừng lúa mới trên dãy Trường Sơn

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Khau Chang là một xã vùng cao thuộc huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng, có đường giáp biên với Trung Quốc. Tình hình nhân chủng đa dạng cùng sự đặc sắc về văn hóa đã khiến Khau Chang trở thành nơi lưu giữ nhiều dấu ấn bản địa của Cao Bằng.

  • Cửa Lò (Nghệ An) được khai phá từ thế kỷ 15. Từ những làng chài nghèo ven biển, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất này đã trở thành đô thị du lịch biển đầu tiên của cả nước với những bãi tắm lý tưởng.

  • Những tòa nhà tráng lệ, trung tâm mua sắm sầm uất và các công trình đầy hứa hẹn tương lai… đã vẽ nên bức tranh về một thành phố vội vã chuyển mình. Nhưng còn có một Hà Nội dung dị, đời thường hơn. Chính những khía cạnh khác nhau ấy đã tạo nên nét riêng cho Hà Nội.

  • Ba Thắc cổ miếu ở Sóc Trăng là một cơ sở thờ tự của người Khmer Nam bộ. Nơi đây có nhiều huyền thoại linh thiêng được dân gian truyền miệng. Đặc biệt là những bộ xương người lộ thiên và chuyện kho báu dưới lòng đất.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Hải môn ca là bài thơ lục bát bằng chữ Nôm, khuyết danh, phiên trích trong sách “Thông quốc duyên cách hải chữ”, bản chép tay của Viện Khảo cổ Sài Gòn (số ký hiệu VĐ4, tờ 37a-39a).

  • TA DƯR TƯ

    Các dân tộc thiểu số anh em sống bên những dãy Trường Sơn hùng vĩ có rất nhiều nét văn hóa độc đáo và riêng biệt của từng dân tộc. Trong đó có nghệ thuật làm đẹp.

  • Ngày 25/1, tại Đền thờ Cao Lỗ, thôn Đại Trung, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức lễ khởi công gói thầu số 1 tu bổ, tôn tạo nhà Tiền tế, đền chính, nhà Tả vu, Hữu vu, miếu sơn thần, nghi môn, lầu hóa vàng và các hạng mục phụ trợ đền Cao Lỗ.