Chùm thơ Tommy Olofsson

08:41 30/10/2009
LTS: TOMMY OLOFSSON (1950) là một trong những nhà thơ "sung mãn" nhất Thụy-Điển hiện nay, tác giả bảy tập thơ (tính đến 1991). Ông còn là một chuyên gia về James Joyce, có bằng tiến sĩ văn chương của đại học Lund, tác giả hoặc người biên tập nhiều công trình biên khảo, và nhà phê bình văn nghệ nổi tiếng của nhật báo Thụy Điển Svenska Dagbladet. Bản dịch Thơ nguyên sơ dưới đây dựa theo bản Anh văn của Jean Pearson: Elemental Poems (White Pine Press, N.Y. 1991)

Nhà thơ Tommy Olofsson - Ảnh: sv.wikipedia.org

TOMMY OLOFSSON (Thụy Điển)


Gửi im lặng
 

Lúc này thật yên tịnh, tràn ngập đêm.
Con mèo thiu thiu và cái đuôi không động.
Những phút giây bùng cháy như những cây diêm rít lên.
Những khoảnh khắc bốn chân lướt êm
qua ý thức. Chúng trừng trừng nhìn tôi
trong lúc tôi, một kẻ dậy sớm, nêm gia vị cho một ngày lao động ủ dột
bằng một mồi thuốc.
 
Những tiếng động nho nhỏ khiến im lặng trong hơn,
khiến nó trở thành một điều gì khác hơn là một mặt phẳng.
Nơi đây tôi đang ngồi và chẳng để tai nghe gì hết.
Quả là hay khi được nghe im lặng,
vùng sâu thẳm lớn lao nơi mọi sự hiện hữu,
nơi mọi sự hiện hữu lại trở thành một điều gì đó.
 
Một cây viết chì đang dũa ra những chữ.
Những móng vuốt con mèo rung rung trong giấc ngủ.
Nó mơ tới mười con chim trong một lùm cây.
Tôi mơ tới một đam mê có hai mươi chiếc cánh.
Chì thì cùn nhụt. Máu mau lẹ.
Một niềm im lặng đỏ chạy trong thân xác tôi.


Mẫu đất của ông tôi
 

Sấm sét cày đất đen của đêm tối,
đánh bật những tia lửa từ những tảng đá của trời.
Ông tôi trên cánh đồng ánh sáng
 
vẫn bước sau mình ngựa. Cái chết
chỉ là sợi dây cương ông phải buông
để rảnh rang mọi việc
 
mà cuộc đời đã liệng qua ông.
Mẫu đất nhỏ hẹp của ông lúc này đã lùi xa trong thời gian,
nhưng trong máu tôi, hồn ông vẫn còn ngụt lửa.
 

Đôi môi nhà thơ
 

Tôi nằm khườn trên tấm khăn trải ban thờ của trái đất
và lắng tai nghe một cuộc lễ phiếm thần.
 
Những mối phúc thật của cuộc đời chiêm chiếp bao vây tôi,
một bài ca với những bội âm của những điều ao ước nhỏ.
 
Đôi môi nhà thơ lớn lên thật dễ
cho đến khi chúng nuốt mất nhà thơ.
 
Nhưng lúc này tôi biết trọng lượng của đôi môi
và chiếc lưỡi thảnh thơi nằm đó
không bận bịu nói năng vô ích.
 
Và nơi vết khấc vững bền của cây sồi già
con sáo sậu vẫn nhảy quanh!

(Diễm Châu dịch)
(190/12-04)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • JEZIBELl - RM.SHANMUGAM CHETTIAR

  • L.T.S: Cùng với Blok, Mai-a-cốp-xki, Ê-xê-nhin, Pa-xter-nak... Ma-ri-na Xvê-ta-ê-va (Marina Tsvetaeva 1892 - 1941) là một trong những nhà thơ Nga - Xô Viết lớn nhất của thế kỷ XX. Đường đời của bà là con đường đầy gian truân của một trí thức phải khắc phục nhiều lầm lỗi để đến với chân lý cách mạng. Một trái tim nồng cháy tình yêu Tổ quốc, dân tộc, nhưng Xvê-ta-ê-va mất gần 20 năm sau Cách mạng Tháng Mười sống lưu vong ở nước ngoài và trở về đất nước không được bao lâu thì mất.

  • OCTAVIO PAZ

    (Nobel Văn Chương 1990)

  • Eduardas Megielaitis sinh năm 1919 (đã mất 6/6/1997), Chủ tịch Hội Nhà văn  Litva (Liên Xô cũ) từ năm 1959, có tác phẩm được in từ 1934. Anh hùng lao động Liên Xô, Giải thưởng Lê-nin về văn học (năm 1961).

  • Lép Ôsanhi - Vlađimia Xôkôlôp

  • LGT: Charles Simic sinh năm 1938 tại Belgrade, Nam Tư. Năm 16 tuổi ông cùng với mẹ sang Mỹ sống với người cha ở New York City. Hiện ông là giáo sư khoa tiếng Anh ở trường Đại học New Hamsphire. Thơ Simic không dễ xếp loại. Một số bài thơ của ông có khuynh hướng siêu thực, siêu hình trong khi các bài khác là những chân dung hiện thực của bạo lực và tuyệt vọng.

  • Sam Hamill - Kevin Bowen - Martha Collins - Yusef Komunyakaa - Fred Marchant - Lady  Borton - Nguyễn Bá Chung - Bruc Weil - Carolyn Forché - Larry Heinemann - George Evans

  • F.G. Lorca: Nhà thơ Tây Ban Nha, một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ, một chiến sĩ chống phát xít đã bị kẻ thù ám hại năm 1938, khi ông vừa tròn 40 tuổi.

  • Bạn đọc chắc hãy còn nhớ vào tháng 2 năm 2011, Tạp chí Sông Hương đón nhận sự ghé thăm của đoàn Nhà văn Nga, trong đó có nhà thơ Terekhin Vadim.

  • Jean Amrouche (1906-1962), người An-giê-ri, dạy học ở Tuy-ni-di, viết báo. Có nhiều thi phẩm in ra trước 1940. Chết trước khi An-giê-ri dành được độc lập, trong khi ông vẫn là một trong những người thành tâm và quyết liệt tìm giải pháp cho vấn đề thiết cốt này.

  • Từ nhiều thế kỷ nay, chúng ta đã quen với chuyện họa thơ Đường. Còn đây là một cuộc họa thơ bằng tiếng Tây Ban Nha. Và là một cuộc họa thơ độc đáo về Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

  • Trong một lần thăm Ang-co, tôi cùng đi với chị Khô Chan dra, một cựu sinh viên văn khoa Đại học Phnôm Pênh. Chị ở trong một gia đình trí thức công chức dưới thời Si-ha-nuc nên hầu hết những người thân đều bị Pôn Pốt sát hại.

  • L.T.S: Ma-xê-đoan (Nam Tư) là xứ sở thơ mộng của phong cảnh đẹp, của du lịch, hội hè và của thơ, là một cái nôi văn hoá cổ xưa của nhân loại, nằm trên bán đảo Ban-căng, có một cái gì gợi nên một số nét tương đồng với Huế.

  • L.T.S: “Mẹ và bom nơ-tơ-rôn” là trường ca của nhà thơ Liên Xô nổi tiếng E.Ép-tu-sen-cô. Trường ca được trao giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1984. Xin trân trọng giới thiệu một đoạn trích từ trường ca.

  • Nhà thơ nữ Ana Blandiana (sinh năm 1942) hiện là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học hiện đại Ru-ma-ni.

  • Paul Henry là một trong những nhà thơ hàng đầu xứ Wales. Được cố thi sĩ Ursula Askham Fanthorpe diễn tả như “một nhà thơ của nhà thơ”, kết hợp “cảm xúc nhạc của những con chữ với sự tưởng tượng sáng tạo không ngừng nghỉ”, ông đến với thơ qua việc viết lời ca.

  • PI-MEN PAN-TREN-CƠNhững vật dụng của lính

  • LTS: Bruce Weigl nhà thơ Mỹ từng là cựu chiến binh tham chiến tại Quảng Trị những năm 1967-1968. Là người chứng kiến những sự thật kinh hoàng trong chiến tranh Việt Nam, ông tìm đến với thơ ca như một sự cứu rỗi linh hồn. Năm 1987, Bruce Weigl lần đầu tiên trở lại Việt Nam và “Tôi không bao giờ tưởng tượng được người Việt Nam lại tiếp đãi mình ân cần như thế”.