An-giê-ri chiến đấu

10:05 07/07/2011
Jean Amrouche (1906-1962), người An-giê-ri, dạy học ở Tuy-ni-di, viết báo. Có nhiều thi phẩm in ra trước 1940. Chết trước khi An-giê-ri dành được độc lập, trong khi ông vẫn là một trong những người thành tâm và quyết liệt tìm giải pháp cho vấn đề thiết cốt này.

Jean Amrouche - Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

JEAN AMROUCHE



An-giê-ri chiến đấu


Đối với kẻ nghèo nàn nhất
đối với kẻ mình trần đi  dưới ánh mặt trời trong gió
trong mưa trong tuyết
đối với kẻ từ buổi chào đời
chẳng được bữa no
Người ta vẫn không rút bỏ được tên hắn
không rút bỏ được bài ca bằng tiếng mẹ đẻ
không rút bỏ được kỷ niệm cùng giấc mơ
Không rứt nó ra được khỏi quê hương, không rứt quê hương ra khỏi nó
Hắn nghèo hắn đói hắn trần truồng nhưng hắn giàu tên hắn
giàu một quê hương trên mặt đất lãnh địa của hắn
giàu một kho tàng ngụ ngôn và hình tượng
mà ngôn ngữ tổ tiên mang trong dòng chuyển động
như dòng sông mang sự sống.
Người ta đã lấy hết của người An-giê-ri
lấy quê hương và tên gọi quê hương
lấy ngôn ngữ cùng những lời ngạn ngữ thiêng liêng
từng làm túi khôn dẫn dắt bước đi con người
từ chiếc nôi
tới nấm mồ
lấy đất lẫn lúa lấy suối lẫn vườn
lấy thức ăn cho dạ dày và thức ăn cho linh hồn
danh dự
ân huệ được sống như con trời được sống như anh em
với mọi người
dưới ánh mặt trời trong gió trong mưa trong tuyết.
Người ta ném người An-giê-ri ra khỏi mọi quê hương con người
biến họ thành bọn mồ côi
biến họ thành bọn tù nhốt vào hiện tại vô ký ức
vô tương lai
đày ải họ lọt vào giữa những nấm mộ trên đất
của tổ tiên của lịch sử của ngôn ngữ và của tự do.
Cứ như thế
họ thúc thủ
họ còng lưng trong tro than dưới chiếc găng tay của ông chủ thuộc địa
ông có cảm tưởng rằng mục tiêu mình
sẽ thành đạt
rằng người dân An-giê-ri vì thế mà quên tên, quên ngôn ngữ và quên cái cốt làm người vốn trở lại trứt mầm
tự đó dưới ánh mặt trời trong gió trong nắng trong mưa, trong tuyết bên trong con người hắn.
Nhưng tha hồ bắt đói cơ thể
quất đau ý chí
đánh bẹp ngọn tự hào rắn rỏi nhất trên chiếc đe hạ nhục
người ta không thể tát cạn nguồn sâu
từ đây linh hồn côi cút mọc ngàn tơ rễ vô hình
hút nguồn sữa tự do.
Người ta đã từng hô hoán những lời lẽ anh em cao cả nhất
người ta đã từng hứa hẹn những lời thiêng liêng hơn cả
Người ta đã từng nói, hỡi người xứ An-giê-ri, thay vì một tổ quốc tự nhiên
nhưng đã mất
đây là tổ quốc đẹp hơn
đây là nước Pháp
rậm rừng sâu tua tủa ống khói
nhà máy
tràn ngập vinh quang công trình và thành thị
tràn ngập thánh địa
vàng rực mùa màng bao la dợn sóng
trước gió lịch sử như biển khơi
Người ta đã từng nói, hỡi người xứ An-giê-ri, hãy nhận tặng phẩm vương tôn nhất
là ngôn ngữ này
tấm áo dịu êm nhất trong sáng nhất vừa vặn nhất
cho trí óc
Nhưng người ta đã lấy mất của người dân xứ An-giê-ri quê cha đất tổ
Người ta chẳng mời họ dự vào bàn tiệc của nước Pháp
Lâu dài thay là sự thử thách của dối trá của hứa hẹn
không giữ lời
sự thử thách của hy vọng không thỏa
lâu dài và cay đắng
sự thử thách trui rèn trong bao lớp mồ hôi từ cuộc đợi chờ vô vọng
trong địa ngục lời người phản trắc
trong máu của những cuộc vùng dậy bị đè bẹp
như mùa gặt người sống.
Thế rồi đến một mùa trọng đại của lịch sử
ăm ắp bên sườn một khoang đầy những đứa con
bất khuất
nói bằng một ngôn ngữ mới
nói lên một lời sấm sét cuồng nộ thiêng liêng:
người ta hết phản chúng ta
người ta hết dối chúng ta
người ta hết khiến chúng ta bắt bóng
ánh trắng đỏ
mà thả mồi tự do
chúng ta muốn cư ngụ tên ta
sống hay chết trên đất mẹ
chúng ta không muốn một Tổ quốc mẹ ghẻ
cùng những dư thừa ngập ngụa từ những tiệc tùng của nó
chúng tôi muốn quê cha đất tổ
ngôn ngữ của cha ông
giai điệu của những giấc mơ của khúc hát chúng ta
trên nôi trên mộ chúng ta
Chúng tôi không còn muốn vất vưởng lưu đày
trong hiện tại vô ký ức vô tương lai
Ngay đây và bây giờ
Chúng tôi muốn
tự do vĩnh viễn dưới ánh mặt trời trong gió trong mưa trong tuyết
chúng tôi muốn Tổ quốc chúng tôi: An-giê-ri.

BỬU Ý dịch
Từ tập sách vàng thi ca hiện đại Pháp từ 1940 đến 1960 do Pierre Seghers biên soạn, 1969.
(16/12-85)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THÁI KIM LAN

    KINHIN* im Frühling
    (*Das Gehen in Achsamkeit und Bewußtheit)

  • EVGHÊNI EVTUSENKÔ

    Tưởng niệm Anđrây Đimitiêvich Xakharôv

  • LTS: Ca khúc “Thời gian đang chuyển mình” được phát hành trong album cùng tên vào năm 1964. Dylan viết ca khúc này nhằm phản ánh những sự biến đổi của thời cuộc.

  • Thi sĩ Christopher Merrill được giới phê bình văn chương Mỹ trân trọng, như W.S. Merwin đánh giá, là “một trong những nhà thơ tài năng, táo bạo, và thành công nhất của một thế hệ thi ca hiện đại.”

  • Nhà thơ Müesser Yeniay, sinh năm 1984, tại Izmir - Thổ Nhĩ Kỳ. Chị tốt nghiệp Đại học Ege môn Anh ngữ và Văn học, nhận bằng Tiến sĩ Văn học Thổ Nhĩ Kỳ tại Đại học Bilkent. Chị từng đoạt một số giải thưởng Văn học tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thơ Müesser Yeniay đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Müesser Yeniay hiện là biên tập viên Tạp chí Văn học Şiirden, Thổ Nhĩ Kỳ.

  • Jan Skacel (1922 - 1989) là một trong số những nhà thơ chủ chốt trong văn học Séc nửa sau thế kỷ 20. Ông cũng là nhân vật có vai trò quan trọng trong đời sống văn học Tiệp Khắc với tư cách là Tổng Biên tập tạp chí Host do domu trong các năm từ 1963 đến 1969.

  • LTS: Khi Sông Hương gửi những dòng thơ này đến với bạn đọc thì Paris đã yên bình sau cơn ác mộng khủng bố IS. Nhân loại đang đứng bên người Pháp: “Je suis Paris! Tôi là Paris! Nhân loại là Paris!” Lá cờ nước Pháp nhung phủ hàng triệu gương mặt người. Và những bài thơ dành cho Paris đã ngân lên, đơn giản, đó là biểu tượng xứ sở nghệ thuật của thế giới, là nơi Cách mạng Pháp với Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền đã mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho nhân loại…


  • Buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, bạn làm gì?

  • LTS: "Maiacôpxki là lá cờ đầu của thơ ca tháng Mười. Và làm thơ ca ngợi cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, ông luôn luôn đặt ra những câu hỏi lớn về viễn cảnh của cuộc cách mạng, về tương lai của nhân loại.

  • LGT: Nhà thơ Charles Simic sinh vào ngày 9/5/1938 tại Nam Tư, nơi ông có một tuổi thơ đau thương trong chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1954, ông theo gia đình di cư sang Mỹ.

  • JOSEPH BRODSKY

    LTS: Sinh năm 1940 tại Peterbuorg. Năm 1970, ông sang định cư ở Mỹ và dạy học tại Đại học Columbia. Ông làm thơ bằng tiếng Nga và tiếng Anh. Năm 1987 ông đoạt giải Nobel văn chương.
    Những bài thơ Sông Hương chọn giới thiệu được trích trong tập “Tĩnh vật và những bài thơ khác” từ bản dịch của Hoàng Ngọc Biên.

  • Billy Collins (sinh ngày 22/3/1941) là thi sĩ nổi tiếng ở Mỹ. Ông đã từng hai lần được bầu là Thi bá, hay còn gọi là Nhà thơ danh dự (Poet Laureate) của Hoa Kỳ, lần đầu vào năm 2001 và lần thứ hai vào năm 2003. Trong các năm từ 2004 đến 2006 ông được bầu là Thi sĩ của bang New York.

  • LGT: Nakahara Chuya (Trung Nguyên Trung Dã) (1907-1937) là một gương mặt chói ngời của văn học Nhật Bản cận đại dù mất ở tuổi ba mươi và chỉ kịp để lại hai thi tập “Bài ca sơn dương” (Yagi no uta) và “Bài ca ngày tháng cũ” (Arishihi no uta).


  • A. VÔZNHÊXENXKI

  • LTS: Ngày 18-2-1987, phiên họp của Ban thư ký Hội nhà văn Liên Xô đã hủy bỏ quyết định năm 1958 khai trừ nhà thơ, nhà văn Xô-viết Bôrít Pasternak ra khỏi Hội nhà văn.

  • Liana Margescu sinh ngày 7/5/1969 tại Campulung Muscel, ở Romania trong một thị trấn nhỏ miền núi. Vì là đứa con duy nhất nên người cha còn hơn là hình tượng một người cha đã đóng một vai trò thiết yếu trong sự trưởng thành của con gái. Một người cha dạy những giá trị đích thực của đời sống, như là tình bằng hữu, tự do, sự thật, ngay cả khi Romania nằm dưới sự kiểm soát của chế độ chuyên chế Ceausescu. Tác giả đã nhận được giải thưởng ở Italia.

  • Jaroslav Seifert - Frana Sramek - Miroslav Kapek - Michal Cernik

  • Gwendolyn Elizabeth Brooks (1917 - 2000), là nhà thơ Hoa Kỳ gốc châu Phi. Bà từng có thơ đăng tạp chí từ năm 13 tuổi. Năm 1950 bà được giải Pulitzer về thơ, và như thế là người da đen đầu tiên ở Hoa Kỳ có vinh dự này.

  • A.X.PUSKIN

    Khúc ca về Ô leg minh quân