Tuyết rơi, tuyết trắng rơi

14:59 07/10/2013


EVGHÊNHI EVTUSENKÔ

Thi hào Nga Yevgeny Aleksandrovich Yevtushenko

Tuyết rơi, tuyết trắng rơi

Tuyết rơi, tuyết trắng rơi
Như trượt theo đường chỉ
Cứ sống mãi trên đời
Chẳng được đâu, bạn nhỉ

Hồn ai đó biệt tăm
Hòa vào cõi xa xăm
Như những bông tuyết trắng
Từ đất rơi vào trời

Tuyết rơi, tuyết trắng rơi
Rồi tôi cũng đi thôi
Chẳng buồn nỗi tử biệt
Bất tử chẳng tơ hào

Và tôi, kẻ tội lỗi
Ngẫm ngợi mình là ai
Trong cuộc đời sống vội
Có gì yêu hơn đời?

Tôi đã yêu nước Nga
Bằng cả bầu nhiệt huyết
Yêu sông ngòi mưa lũ
Cả mùa nước đóng băng
Yêu những căn nhà gỗ
Yêu hồn những gốc thông
Yêu Puskin, Xtenka(1)
Và những già người Nga.

Dẫu đời không ngọt bùi
Tôi chẳng buồn lắm đâu
Dẫu đời tôi trắc trở
Thì cũng vì nước Nga

Đầy lo âu thấp thỏm
Khắc khoải tôi hy vọng
Dầu chút ít gọi là
Tôi đã giúp nước Nga

Dẫu nước Nga quên tôi
Lãng quên, khó gì đâu
Miễn sao nước Nga còn
Muôn đời và mãi mãi

Tuyết rơi, tuyết trắng rơi
Tuyết, tuyết rơi mọi thời
Thời Puskin, Xtenka
Cũng như thời sau tôi

Tuyết rơi, những bông lớn
Tuyết sáng đến đau lòng
Tuyết phủ lên dấu tích
Của người và của tôi

Không tơ hào bất tử
Niềm hy vọng của tôi:
Nếu như nước Nga còn
Có nghĩa là còn tôi.


HOÀNG NGỌC HIẾN dịch
(SH27/10-87)

---------------------
(1) Xtenka: tức Xtêphan Radin (1630 - 1671), người anh hùng phát động cuộc chiến tranh nông dân 1670 - 1671 ở Nga.









 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • L.T.S: Cùng với Blok, Mai-a-cốp-xki, Ê-xê-nhin, Pa-xter-nak... Ma-ri-na Xvê-ta-ê-va (Marina Tsvetaeva 1892 - 1941) là một trong những nhà thơ Nga - Xô Viết lớn nhất của thế kỷ XX. Đường đời của bà là con đường đầy gian truân của một trí thức phải khắc phục nhiều lầm lỗi để đến với chân lý cách mạng. Một trái tim nồng cháy tình yêu Tổ quốc, dân tộc, nhưng Xvê-ta-ê-va mất gần 20 năm sau Cách mạng Tháng Mười sống lưu vong ở nước ngoài và trở về đất nước không được bao lâu thì mất.

  • OCTAVIO PAZ

    (Nobel Văn Chương 1990)

  • Eduardas Megielaitis sinh năm 1919 (đã mất 6/6/1997), Chủ tịch Hội Nhà văn  Litva (Liên Xô cũ) từ năm 1959, có tác phẩm được in từ 1934. Anh hùng lao động Liên Xô, Giải thưởng Lê-nin về văn học (năm 1961).

  • Lép Ôsanhi - Vlađimia Xôkôlôp

  • LGT: Charles Simic sinh năm 1938 tại Belgrade, Nam Tư. Năm 16 tuổi ông cùng với mẹ sang Mỹ sống với người cha ở New York City. Hiện ông là giáo sư khoa tiếng Anh ở trường Đại học New Hamsphire. Thơ Simic không dễ xếp loại. Một số bài thơ của ông có khuynh hướng siêu thực, siêu hình trong khi các bài khác là những chân dung hiện thực của bạo lực và tuyệt vọng.

  • Sam Hamill - Kevin Bowen - Martha Collins - Yusef Komunyakaa - Fred Marchant - Lady  Borton - Nguyễn Bá Chung - Bruc Weil - Carolyn Forché - Larry Heinemann - George Evans

  • F.G. Lorca: Nhà thơ Tây Ban Nha, một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ, một chiến sĩ chống phát xít đã bị kẻ thù ám hại năm 1938, khi ông vừa tròn 40 tuổi.

  • Bạn đọc chắc hãy còn nhớ vào tháng 2 năm 2011, Tạp chí Sông Hương đón nhận sự ghé thăm của đoàn Nhà văn Nga, trong đó có nhà thơ Terekhin Vadim.

  • Jean Amrouche (1906-1962), người An-giê-ri, dạy học ở Tuy-ni-di, viết báo. Có nhiều thi phẩm in ra trước 1940. Chết trước khi An-giê-ri dành được độc lập, trong khi ông vẫn là một trong những người thành tâm và quyết liệt tìm giải pháp cho vấn đề thiết cốt này.

  • Từ nhiều thế kỷ nay, chúng ta đã quen với chuyện họa thơ Đường. Còn đây là một cuộc họa thơ bằng tiếng Tây Ban Nha. Và là một cuộc họa thơ độc đáo về Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

  • Trong một lần thăm Ang-co, tôi cùng đi với chị Khô Chan dra, một cựu sinh viên văn khoa Đại học Phnôm Pênh. Chị ở trong một gia đình trí thức công chức dưới thời Si-ha-nuc nên hầu hết những người thân đều bị Pôn Pốt sát hại.

  • L.T.S: Ma-xê-đoan (Nam Tư) là xứ sở thơ mộng của phong cảnh đẹp, của du lịch, hội hè và của thơ, là một cái nôi văn hoá cổ xưa của nhân loại, nằm trên bán đảo Ban-căng, có một cái gì gợi nên một số nét tương đồng với Huế.

  • L.T.S: “Mẹ và bom nơ-tơ-rôn” là trường ca của nhà thơ Liên Xô nổi tiếng E.Ép-tu-sen-cô. Trường ca được trao giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1984. Xin trân trọng giới thiệu một đoạn trích từ trường ca.

  • Nhà thơ nữ Ana Blandiana (sinh năm 1942) hiện là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học hiện đại Ru-ma-ni.

  • Paul Henry là một trong những nhà thơ hàng đầu xứ Wales. Được cố thi sĩ Ursula Askham Fanthorpe diễn tả như “một nhà thơ của nhà thơ”, kết hợp “cảm xúc nhạc của những con chữ với sự tưởng tượng sáng tạo không ngừng nghỉ”, ông đến với thơ qua việc viết lời ca.

  • PI-MEN PAN-TREN-CƠNhững vật dụng của lính

  • LTS: Bruce Weigl nhà thơ Mỹ từng là cựu chiến binh tham chiến tại Quảng Trị những năm 1967-1968. Là người chứng kiến những sự thật kinh hoàng trong chiến tranh Việt Nam, ông tìm đến với thơ ca như một sự cứu rỗi linh hồn. Năm 1987, Bruce Weigl lần đầu tiên trở lại Việt Nam và “Tôi không bao giờ tưởng tượng được người Việt Nam lại tiếp đãi mình ân cần như thế”.

  • PABLO NERUDATrên đỉnh Machu Picchu(*)