Với mục đích bảo tồn những vốn quí mà cha ông để lại và đặc biệt là sau khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại thì Nhã nhạc đã được chú ý hơn, nhưng cái đáng quan tâm hơn hết là vấn đề đi tìm lại những ‘mảnh vỡ” của một số bài bản Nhã nhạc đang lưu lạc ngoài dân gian nhằm mục đích khôi phục để trả nó về với môi trường diễn xướng nguyên thủy là chốn cung đình xưa. Tác phẩm Nhã nhạc “Thái Bình Cổ Nhạc” cũng là một trong những “mảnh vỡ” vừa được lập hồ sơ khoa học và báo cáo.
“Thái Bình Cổ Nhạc” là một tác phẩm nhạc lễ, nội dung do nhiều phần ghép lại với nhau, bao gồm: Tam luân cửu chuyển, Giá một, Giá hai, Giá bảy, Giá ký, Quân đại, Quân tiểu và Mở cờ. Mỗi phần là một nội dung hoàn chỉnh và độc lập nên có thể tách rời ra làm thành nhiều bài bản nhỏ riêng biệt. Đây là một tác phẩm Nhã nhạc được các nghệ nhân cung đình sáng tác để phục vụ cho các tế lễ của triều đình. Tuy nhiên, từ sau khi nhà Nguyễn cáo chung, nền nghệ thuật cung đình nói chung và Nhã nhạc nói riêng đã mất đi môi trường diễn xướng, do đó một số bài bản Nhã nhạc đã bị thất truyền và lan tỏa về với dân gian, tác phẩm Nhã nhạc “Thái Bình Cổ Nhạc” cũng nằm trong số đó. Việc sưu tầm, nghiên cứu và lập hồ sơ khoa học về tác phẩm “Thái Bình Cổ Nhạc” sẽ là tiền đề cho việc phục dựng lại tác phẩm này nhằm mục đích bảo tồn và giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước.
Theo một số nghệ nhân còn lưu giữ bản tổng phổ “Thái Bình Cổ Nhạc” được viết bằng chữ Hán – Nôm, thì “Thái Bình Cổ Nhạc” là tác phẩm được lưu truyền từ đời này sang đười khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác nên nó được đúc kết, hệ thống hóa gần như là hoàn thiện về cấu trúc cũng như nội dung... Nhạc cụ được sử dụng trong “Thái Bình cổ Nhạc” chủ yếu là trống và kèn. Đây là hai nhạc cụ có nguồn gốc từ lâu đời và nó là hai đại diện chủ yếu của dàn Đại nhạc triều Nguyễn. Tác phẩm “Thái Bình Cổ Nhạc” là một tác phẩm có qui mô về trống cổ điển kết hợp với một nhạc cụ khác là kèn. Nếu phân chia một cách cụ thể theo những bản hòa tấu của phương tây thì “Thái Bình Cổ Nhạc” là một bản hòa tấu hoàn chỉnh gồm năm chương, trong đó Tam Luân Cửu Chuyển và các lớp kết hợp ăn khớp, hài hòa với nhau để tạo nên một khối hoàn chỉnh của âm nhạc mà mở đầu là chương I với Tam Luân Cửu chuyển như một lời chào mời trang nghiêm, thành kính bằng lối diễn tấu song song và độc lập của hai nhạc cụ là trống và kèn; chương II có nội dung phong phú hơn bởi sự có mặt của các giá (Giá Một, Giá Ba, Giá Bảy và Giá Ký); chương III với lớp Quân Đại trang trọng; chương IV là Giá Hai và Quân Tiểu; chương V được kết thúc bằng lớp Mở Cờ trong tiết tấu vui tươi, rộn rã như một phần hội của buổi lễ. Với sự đa dạng, tinh tế và hoàn thiện như vậy nên “Thái Bình Cổ Nhạc” chắc chắn không phải của một cá nhân sáng tác mà đây là sự sáng tạo kết hợp của một tập thể có tài năng và cùng chuyên tâm phối hợp làm việc với nhau trong suốt một quá trình để nó đi đến độ hoàn thiện.
Có thể nói rằng, “Thái Bình Cổ Nhạc” là một tác phẩm song tấu trống, kèn ở giai đoạn đầu (Tam luân cửu chuyển), ở các giai đoạn sau kèn giữ vai trò làm nền cho trống phô diễn và đặc biệt giai điệu kèn trong “Thái Bình Cổ Nhạc” là một giai điệu được xây dựng phát triển chủ yếu trên thang âm ngũ cung Bắc (Họ, Xự, Xàng, Xê, Cống). Đây là thang ngũ cung chính thường gặp trong âm nhạc cổ truyền Huế nói chung và trong Âm Nhạc Cung Đình triều Nguyễn nói riêng. Hơn nữa, theo một số nhà nghiên cứu âm nhạc thì “Thái Bình Cổ Nhạc” là một tác phẩm Nhã nhạc mang đầy đủ tính Âm - Dương mà ở đó các khuôn nhạc không mang tính cứng nhắc, riêng lẽ tách rời mà linh hoạt, đăng đối nhau và hòa quyện vào nhau để tạo nên một tổng thể thống nhất trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.
Nếu xâu chuổi lại tiết tấu trong suốt quá trình từ đầu đến cuối khi trình diễn “Thái Bình Cổ Nhạc” ta sẽ thấy, giai điệu kèn là rất bình ổn, ít có bước nhảy đột ngột, tiết tấu cũng không phứt tạp, toàn bài chỉ có hai nhịp ngoại. Tuy nhiên, bên cạnh đó vai trò của các âm tô điểm là rất quan trọng (đây là những nốt nhấn nhá hoa mỹ mà những nhạc công điêu luyện thường hay sử dụng) đối với giai điệu. Chính các âm tô điểm này đã góp phần làm tăng tính chất mềm mại, nhẹ nhàng, uyển chuyển và linh hoạt, nó như thể hiện rõ sự trau chuốt gọt dũa. Đây là những đặt trưng cũng như những kết quả mà phương pháp truyền khẩu mang lại. Ngoài ra, các âm tô điểm thỉnh thoảng còn tạo nên các bước nhảy giúp làm nổi bật tiết tấu của các nhịp mạnh, yếu và củng cố cho kết bài được rõ ràng, trọn vẹn hơn. Và nếu chúng ta lược bỏ tất cả những âm tô điểm thì giai điệu của tác phẩm “Thái Bình Cổ Nhạc” sẽ trở nên khô cứng và mất đi tính uyển chuyển, mềm mại vốn có của nó.
Thông thường nhạc công đánh trống đều thuận tay phải, nhưng nếu trình diễn “Thái Bình Cổ Nhạc” thì đòi hỏi phải sử dụng luân phiên hai tay một cách đồng đều và thuần thục. Ngoài ra, “Thái Bình Cổ Nhạc” là một tác phẩm hòa tấu, do đó để thể hiện tác phẩm này cần có ít nhất 2 nhạc công sử dụng trống và 2 nhạc công sử dụng kèn trở lên, khi biểu diễn các động tác đánh trống của nhạc công được phô diễn một cách rõ ràng, dễ nhìn thấy. Do đặc điểm này, nên người chơi trống khi thể hiện đòi hỏi phải có sự đồng bộ, rập ràng ăn khớp giữa tiết tấu cũng như động tác. Để có được sự nhịp nhàng đó đòi hỏi các nhạc công khi biểu diễn thì cần phải tuân thủ một số qui định như: Khi đánh không được nhấc roi trống đưa lên cao quá tầm mắt và phải qui ước với nhau nên đánh tay nào trước... Tất cả nhạc công phải đứng ở tư thế nghiêm trang mỗi lần thể hiện “Thái Bình Cổ Nhạc”.
Hiện nay, Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình triều Nguyễn đang còn là một dấu hỏi lớn, một kho tàng bí ẩn mà các nhà nghiên cứu đang còn quan tâm tìm hiểu. Ngoài là một vốn quí của dân tộc, Nhã nhạc còn là một minh chứng điển hình, đại diện cho cho khu vực Đông Nam Á về loại hình âm nhạc cổ xưa còn xót lại. Việc sưu tầm, nghiên cứu “Thái Bình Cổ nhạc”, một tác phẩm đã “Tàng ẩn” một thời gian khá dài trong dân gian sẽ là điểm nhấn cho việc phục hồi nhiều tác phẩm cung đình mà chúng ta vẫn còn chưa biết đến.
Theo Trọng Bình
(Nguồn TRT)
DƯƠNG BÍCH HÀ
Âm nhạc dân gian (ÂNDG) xứ Huế (chúng tôi muốn mở rộng không gian địa lý của nó bao gồm một số huyện từ phía Nam Quảng Trị trở vào) là một thành phần của văn hóa dân gian Huế, nhưng cũng là một bộ phận của âm nhạc truyền thống dân tộc.
TRƯƠNG TRỌNG BÌNH
Nằm trong hệ thống Tiểu nhạc, mỗi bài trong “Mười bản ngự” đều có thể diễn tấu một cách độc lập nhưng khi liên kết và trình tấu liên tục “Mười bản ngự” trở thành một hệ thống bài bản liên hoàn thống nhất tựa như một bài bản lớn.
PHAN THUẬN THẢO
Ca Huế là thể loại âm nhạc thính phòng dành cho giới danh gia vọng tộc, tao nhân mặc khách của Huế xưa. Thời điểm ra đời của Ca Huế không được ghi trong sử sách, song nhiều học giả đã dựa trên một số chứng cứ văn hóa - xã hội để đoán định rằng nó bắt đầu hình thành dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725).
PHAN THUẬN THẢO
Trong nhạc mục của Ca Huế hiện nay có một bài bản chính thống nhưng không mấy phổ biến, đó là bài Lộng điệp.
TÔN THẤT BÌNH
Nước Trung Quốc, về thời cổ "Vua Hán Vũ Đế (140 - 86 tr. Tây lịch) định lễ Giao tự để tế tiên địa tôn miếu và bách thần, mới đặt ra nhạc phủ.
DƯƠNG BÍCH HÀ
Xứ Huế là mảnh đất của thơ ca, là không gian của nhạc. Đặc điểm của Huế là sự dung hợp tự nhiên giữa dân dã với đô thị, cung đình; là ranh giới khó phân định giữa bác học với dân gian, giữa ngoại ô và nội thị...
PHAN THUẬN THẢO
“Di tình nhã điệu” là một văn bản Hán Nôm quý hiếm của âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Tác giả và niên đại không được ghi chép trên tài liệu này nên chưa được xác định chính xác.
TRẦN HỮU PHÁP
Những nhạc sĩ sáng tác chúng tôi mỗi khi gặp nhau thường nói vui có lẽ chúng ta phải chuyển ngành, bởi vì những tác phẩm chúng ta tạo ra từ trái tim của mình cứ phải nằm trong ngăn kéo qua năm tháng.
PHAN THUẬN THẢO
Các khái niệm trống và mái là một biểu tượng của cặp phạm trù âm - dương đã được sử dụng trong âm nhạc truyền thống Huế. Cũng như cặp phạm trù âm - dương, trống và mái thể hiện hai mặt đực và cái, sáng và tối, cương và nhu… đối lập.
NGUYỄN CÔNG TÍCH
Được sự đồng ý về mặt chủ trương của Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức Trại sáng tác Âm nhạc “Huế xưa và nay”, diễn ra từ ngày 08 đến 29/9/2018 với sự tham gia của 16 nhạc sĩ tên tuổi trong cả nước.
PHAN THUẬN THẢO
Quạnh quẽ màn loan, tay ôm đàn tình tang tích tịch
Cung réo rắt đau lòng riêng càng thêm chạnh, vì ai thêm bận
Ngồi trông bạn, kìa đâu bạn, mờ mịt trời mây én nhạn lìa đôi
Tình đau thương tình ôi…
VĨNH PHÚC
Dưới thời Khải Định (1916 - 1925), năm 1919 nhà vua cho lập một dàn nhạc kèn hơi theo kiểu Pháp để làm công tác đối ngoại, phục vụ cho các nghi lễ do triều đình tổ chức như các buổi đón khách, tiếp sứ…
Có tiếng trong giới mộ điệu âm nhạc từ thập niên 1990, song đến bây giờ nhạc sĩ (NS) Nguyễn Việt Hoàng mới đóng góp cho quê hương nhạc phẩm “Ai về cầu ngói Thanh Toàn” nhân Festival Huế 2018.
Trong chuyến thăm Việt Nam, ngày 4/3 sau khi đến Huế, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đã đến thăm Đại Nội và xem biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế tại Nhà hát Duyệt Thị Đường.
PHAN THUẬN THẢO
Bước sang thế kỷ XX, tình hình văn hóa xã hội của nước ta có nhiều biến chuyển theo những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sau nhiều thập kỷ chịu sự đô hộ của Pháp.
TRỌNG BÌNH
Những vũ khúc cung đình Huế luôn mang đậm tính triết lý và thẩm mỹ phương Đông. Ở đó, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác múa, sự di chuyển đội hình theo các tuyến, ngang, dọc, xéo cộng với việc tạo hình tượng theo hình khối làm nên nét đặc trưng riêng biệt.
Nhạc: NGUYỄN TRUNG DŨNG
Thơ: LÊ BÁ NGỮ
TÔN THẤT BÌNH
Ba Vũ là đoàn múa cung đình độc nhất còn lại ở Huế đến ngày nay. Đây là một đoàn có nguồn gốc lịch sử lâu đời; có nghệ thuật trình diễn độc đáo.
Nhạc: THANH SỬ
Thơ: TRẦN THỊ TỐ NGA