"Cho đến khi tôi bị ngất xỉu, tôi mới biết mình đã làm việc quá nhiều. Nhà tôi đã đóng cửa phòng mạch hai tuần sau đó, không cho tôi làm nữa vì sợ tôi kiệt sức", giáo sư Bùi Minh Đức chia sẻ.
Giáo sư Bùi Minh Đức chụp ảnh cùng vợ - bà Trần Thị Duy Thái
Thưa ông, với ý tưởng đưa những Giáo sư hàng đầu về Tai-Mũi-Họng của Mỹ về Việt Nam, ông đã thực hiện được bao nhiêu lần ạ?
Từ 1993 đến nay, tôi đã đưa các Giáo sư Mỹ về Việt Nam rất nhiều lần, mỗi năm 1-2 chuyến. Tôi ở Oten mà tôi di chuyển nhiều đến nỗi phải mua hẳn một căn nhà ở Sài Gòn để khi về có chỗ để ở. Tôi mua nhà từ năm 1997 hay 1998 gì đó, tôi dời về từ năm 2013 là vì bấy giờ tôi 80 tuổi rồi, tôi phải sang bên Mỹ để lỡ đau ốm thì còn có bác sỹ, phương tiện mà chữa chạy.
Mỗi năm, tôi dẫn tối thiểu 1 đoàn về Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 1997, ngoài ngành T-M-H ra thì tôi còn lo thêm cả về thẩm mỹ, giải phẫu ở mặt cho bệnh nhân Việt Nam.
Với tôi, thẩm mỹ không có nghĩa là chỉ làm cho đẹp, mà thẩm mỹ là làm sao để không xấu. Đối với những người bị bỏng, những người bị thương ở mặt mà có những cái sẹo xấu hoặc tạo dáng không hợp với con mắt của người ngoài, tôi muốn làm cho họ thoát khỏi sự mặc cảm, muốn vậy thì phải sửa mặt họ, mà muốn sửa mặt họ thì phải có kỹ thuật. Ở mặt thì cái gì tốt, xấu đều biết ngay lập tức. Vì vậy, mỗi năm tôi đưa một đoàn về dạy thẩm mỹ thêm cho họ. Mỗi đoàn thẩm mỹ tôi giao cho một bác sỹ, giáo sư ở Mỹ rồi ông ấy tự kiếm thêm người cho đủ 5-7 người cho một đoàn.
Kiêm nhiệm nhiều công việc như vậy, có khi nào ông bị “quá tải” không, thưa ông?
Nhiều khi có 2 đoàn chuyên T-M-H và chuyên thẩm mỹ cùng về, thành ra công việc rất nhiều. Vì vậy, tôi phải bỏ phòng mạch bên kia để về với họ, nên công việc của tôi ở phòng mạch phần nào đó bị ngưng trệ.
Giáo sư Bùi Minh Đức và tác phẩm của mình
Cho đến khi tôi bị ngất xỉu, tôi mới biết mình đã làm việc quá nhiều. Bởi vì ngoài khám bệnh kiếm tiền ra tôi lại còn phải nghiên cứu y khoa để viết bài trình bày, đi dự hội nghị, rồi tôi còn phải liên lạc với các đồng nghiệp trong nước, các giáo sư để phối hợp để đưa về Việt Nam, rồi lại cùng về Việt Nam với họ.
Chưa kể cùng lúc tôi còn phải làm quyển sách Từ điển tiếng Huế của tôi nữa, thành ra 4-5 chuyến cùng một lần khiến tôi kiệt sức.
Nhà tôi đã đóng cửa phòng mạch hai tuần sau đó, không cho tôi làm nữa vì sợ tôi kiệt sức. Từ đó, tôi rảnh hơn. Rảnh hơn thì tôi lại viết sách nhiều hơn và lo về vấn đề đưa giáo sư về nhiều hơn.
Nhưng sau đó tôi đã luyện cho một vài bác sỹ ở bên kia có thể tự động thay thế tôi được. Tôi chỉ cho họ cách mời giáo sư, và xây dựng chương trình theo cách mà họ cần, sau đó dần dần họ thay thế tôi được. Chính vì thế bây giờ tôi về khỏe lắm, mỗi lần về chỉ có về chơi chứ không cần làm gì hết.
Thưa bác sỹ, sau chừng ấy năm cống hiến cho nền y khoa, cho ngành T-M-H, và đóng góp cho nền T-M-H ở VN, bây giờ về hưu, một ngày của Giáo sư bắt đầu như thế nào?
Cũng tùy ở Việt Nam hay ở bên kia. Dầu sao đi nữa, sức khỏe tôi bây giờ cũng đã khá hơn. Lúc trước tôi bị xỉu, tôi chụp phim thì phát hiện ra mình có rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trước hết là bệnh tiểu đường, nhưng do tôi chấp hành lời dặn của bác sỹ nên sức khỏe có khá hơn, trọng lượng cũng lên.
Tôi bị ung thư máu nhưng mới ở hình thức nhẹ chứ không đến nỗi nguy hiểm nhiều. Cái tin đó đúng là một tin sét đánh nên nhà tôi đã phải đóng cửa phòng mạch ngay lập tức, để lo cho sức khỏe của tôi.
Về hưu, giáo sư Bùi Minh Đức dành nhiều thời gian hơn cho gia đình
Về công việc hàng ngày ở bên kia thì sáng dậy tôi cũng có thời gian đọc báo, rồi ăn sáng với vợ, mình sẽ có nhiều thì giờ dành cho vợ, con hơn. Tôi còn có nhiều cháu, dành thời gian vui vẻ với các cháu, ngoài ra tôi còn viết sách. Từ khi nghỉ hưu, tôi viết được nhiều sách hơn về văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế. Bây giờ nhiều người trong giới học thuật biết nhiều văn hóa hơn là bác sỹ, thành ra nhiều khi họ giới thiệu tôi là một nhà nghiên cứu Huế thì cũng thấy vui.
Sách tôi có ra được tối thiểu 5,6 quyển rồi. Như quyển từ điển Huế thì đến quyển thứ 3 là 2000 trang, nặng tới 4,5 kg. Rồi tôi viết về văn hóa ẩm thực Huế, tôi viết về lịch sử nhìn lại dưới góc độ y khoa, để tôi giải thích những sự kiện, những nhân vật trong lịch sử Việt Nam.
Chẳng hạn như Nguyễn Huệ. Tôi giải thích vì sao Nguyễn Huệ chết sớm ở tuổi 40. Tôi đã chứng minh đó là do ông ấy bị vỡ mạch máu ở trên đầu. Rồi một nhân vật khác là ông Lê Long Đĩnh, ông đau bệnh gì mà ông phải ngọa triều? Những cái như vậy cũng vui lắm.
Rồi ông Nguyễn Văn Tường tại sao không đi theo vua để mang tiếng theo Khâm sứ Pháp, nhưng thực ra lúc đó không ai biết hết. Ông chết đúng 1 năm sau là vì ung thư, mà lúc binh biến ở kinh đô là ông đã bị nặng lắm rồi. Lúc đó ung thư ở cổ đã che mất thanh quản rồi mà không ai biết hết. Ông biết sức ông yếu ông đi không nổi, thành ra ông phải ở lại.
Nhưng ông ở lại, một phần lớn cũng là vì chỉ dụ của Từ Dụ Thái hậu bảo ông ở lại thu xếp, bởi vì bà không chấp nhận được trong một đêm mà vương triều nhà Nguyễn bị mất, nên bà cố gắng cứu vãn, và nhờ ông ở lại để cố gắng thu xếp. Ông đã làm được và đưa bà về, rồi vua Hàm Nghi đi thì ông đưa người khác lên. Đó là vua Đồng Khánh. Vị vua này vẫn tiếp nối được nhà Nguyễn tới vài chục năm sau. Ngoài ra còn nhiều vấn đề lắm.
Theo giadinhonline.vn
ĐINH PHONG
Thư từ thành phố Hồ Chí Minh
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Có hai dòng sông chia hai nửa cuộc đời của một người con xứ Huế là dòng sông Hương và American River.
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Bách niên hư huyễn giai do vọng,
Hoàn mộng kim triêu kiến mộng hoàn.
(Trăm năm lãng đãng do hư vọng,
Tỉnh giấc mơ nay thấy mộng thành.)
Trình Hạo
CAO HUY THUẦN
Tôi biết Hoàng Đăng Nhuận hồi 1987- 1988, khi mới bắt đầu nảy ra ý định triển lãm tranh của họa sĩ ở Huế tại Paris.
ĐẶNG TIẾN
Từ ngoài nước nói về văn chương Huế mà không nhắc đến những tấm lòng hải ngoại còn hướng về Cố đô, là vô tình và bạc bẽo. Ở hải ngoại có nhiều hội thân hữu, ái hữu, đồng hương Huế, nhiều hoạt động văn hóa tích cực, như tổ chức Ngày Nhớ Huế…
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Chúng tôi xuyên Việt lần cuối cùng trước khi rời Việt Nam, từ Sài Gòn qua Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Ninh Bình và Sapa.
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Chiều nay, chúng tôi được mời tham dự Sinh nhật 80 và 85 của một đôi vợ chồng thuộc thế hệ huynh trưởng được tổ chức tại một biệt thự ở Granite Bay, gần thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California.
THÁI KIM LAN
Từ trước đến nay, tôi đã viết nhiều về các công trình nghiên cứu văn hóa Đông Tây trên các lãnh vực khác nhau, duy có một đề tài mà tôi ít đả động đến - xem như là cất riêng - đó là chuyện về nhà hàng Cố Đô tại thành phố München do tôi thành lập năm 1984 và hoạt động của tôi trên lãnh vực ẩm thực tại một nước Âu châu, nước Đức.
VÕ QUANG YẾN
Hơn 30 năm chung sống, nhà tôi đã được tôi kể cho nghe nhiều về cảnh đẹp, người hiền của nước Việt Nam ta, về những buổi đi nghe hát trên sông Hương một đêm trăng sáng, những buổi tắm đêm giữa sông Ô Lâu ngoài thôn Mỹ Cang, những mùa thi cử phượng đỏ rực trời, ve kêu rầu rĩ...
Giáo sư, Tiến sĩ CAO HUY THUẦN:
Ở Pháp, tôi có gặp và trao đổi ý kiến với những người quan tâm đến vấn đề du lịch. Anh Nghĩa (bây giờ quản lý một hãng du lịch ở đây) có gởi một tấm hình quảng cáo lớn về Huế, tôi sẽ nhờ anh Cận mang về.
Lần đầu tiên một người Việt Nam nằm trong danh sách 35 nhà phát minh dưới 35 tuổi xuất sắc nhất năm 2014 do tạp chí MIT Technology Review bình chọn. Tạp chí này đã có một bài viết ngắn mô tả về quá trình nghiên cứu của chàng trai 32 tuổi.
THANH TOÀN
Trưa chủ nhật 23-10-83 Phòng khách cư xá sinh viên Đông Nam Á ở Paris được trang hoàng trang nhã. Có tấm bản đồ màu Thành phố Huế, tranh ảnh di tích thắng cảnh Huế, quày trưng bày sách báo, băng nhạc Huế. Người đến dự đông ngoài dự kiến, có cả các cô dâu, chú rể Huế người Pháp, có những bạn Pháp...
VÕ QUANG YẾN
(Nhân xem một cuốn phim về Tết Mậu Thân)
Tết Mậu Thân. Một nhà báo và một nhà nhiếp ảnh quân đội Mỹ đáp trực thăng từ Đà Nẵng ra Huế, tìm theo một toán quân Marines.
Khi cuộc sống xô bồ đang cuốn chúng ta về phía trước, thần tượng hoá một phương Tây duy lý và thực dụng, thì chị, bằng tất cả nỗ lực của mình trong nghiên cứu, dịch thuật, hoạt động xã hội… lại đưa ta trở về với những giá trị nguồn cội đậm chất phương Đông thấm nhuần tư tưởng Phật giáo trong cách ăn, cách mặc, cách sống, cách thưởng ngoạn, và cách tư duy…
Trần Anh Thơ, nữ sinh xứ Huế, đã được cả 2 tổng thống George W. Bush và Barack Obama ký tặng bằng khen dành cho các học sinh xuất sắc.
Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh đã nhớ Huế như thế. Chị là một trong số thành viên đầu tiên của Nhớ Huế và là Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM, cùng hành trình với thơ và các tổ chức từ thiện “ từ ấy” cho đến bây giờ.
Khi chưa đặt chân đến Huế, tôi không sao tưởng tượng được một cố đô sẽ như thế nào giữa thời hiện đại. Nhìn cuộc sống sôi động không ngừng nghỉ ở thủ đô, tôi chợt đem lòng lo lắng cho thành phố nhỏ dường như chỉ xuất hiện trong thơ trong nhạc.
DƯƠNG ĐÌNH CHÂU
Gửi người em gái Văn khoa
Bồ liễu cô thân, nàng công chúa Huyền Trân vì cơ đồ vạn cổ đã nam hướng Xà thành tạo thế ngàn năm vững bền ở phương Nam (theo Lê Mạnh Thát).
Ấn tượng của tôi về chuyến thăm ngắn ngày tại trường đại học Stanford, Mỹ là… giọng Huế! Stanford là trường đại học danh tiếng ở Mỹ, nằm cạnh thung lũng Silicon nổi tiếng và trường hợp này thường được dùng để minh chứng cho nhận định “các cụm công nghệ cao hiện đại thường quây tụ quanh các trường đại học nổi tiếng có các công trình nghiên cứu liên quan”. Còn giọng Huế ở Stanford thuộc về một người mới quen, một tiến sĩ thế hệ 8X: TS Lê Viết Quốc.
THÁI KIM LAN
(SH) - Ở đây mỗi ngày tôi đi dạo khoảng 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ, mỗi lần tôi đếm được 4500 bước, có ai như tôi, là đi vòng được 2/3 công viên, đi hết 6500 bước là đến tòa lâu đài nhỏ Blutenburg, tính ra mỗi ngày tôi đi khoảng hơn 2 đến 3 cây số, nơi tôi ở gọi là Nymphenbad, nơi tắm của các nàng tiên, khoái chưa?