Nhớ dòng Hương Giang và mong một ngày về Huế đọc thơ

09:42 27/06/2018

NHƯ QUỲNH DE PRELLE

Chúng tôi xuyên Việt lần cuối cùng trước khi rời Việt Nam, từ Sài Gòn qua Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Ninh Bình và Sapa.

Nắng sớm trên sông Hương. Ảnh Hải Phong

Nơi dừng chân lâu nhất là Huế bởi Bertrand đã tìm hiểu trước khi sang Việt Nam, phải đến Huế và ở Huế thật lâu. Khi đến Huế vào tháng 4, chúng tôi có dịp cùng nắng gió của Huế chứ không phải những cơn mưa triền miên. Bắt đầu chuyến đi ở Huế là chúng tôi thăm Đại Nội và các khu lăng tẩm. Đến nơi nào, Bertrand cũng ghi lại chi tiết, chụp hình kỹ lưỡng. Một người đến từ châu Âu xa xôi trong một gia đình quý tộc từng làm việc cho hoàng gia ở Trung Hoa, Bertrand quan tâm đến lịch sử vua triều Nguyễn nước Nam. Chúng tôi không khỏi xót xa khi có những di tích chỉ còn lại những viên gạch cũ hay chỉ là những rêu phong. Về Huế, chúng tôi ngồi trên lầu cao uống trà buổi chiều đầy mây đen mà mưa chưa kịp xuống. Chiều nào, chúng tôi cũng dọc qua sông Hương, đi trên cầu Trường Tiền. Huế giữ được nét xanh mát của cây cối, của thiên nhiên được quy hoạch. Huế giữ được màu của hòa bình. Chúng tôi ăn tối ở nhà vườn bên khu Vỹ Dạ, một bữa tối cầu kỳ và chậm rãi. Huế trong lòng chúng tôi như thế, kể cả những món ăn ở chợ Đông Ba hay khoái khẩu chè ở đâu chúng tôi cũng thử.

Bertrand trở lại châu Âu, và tôi đi cùng anh đến nơi này, một cuộc sống mới cho cả 2. Chúng tôi làm đám cưới. Cuộc sống ngày một tràn đầy và thay đổi bởi những vị trí, vai trò đã khác. Chúng tôi trở thành cha mẹ của bọn trẻ. Tôi viết trở lại, viết thơ như những ngày thanh xuân. Tôi không từ bỏ nữa, tôi sẽ viết và viết.

Trong một khoảnh khắc nào đó, tôi nhớ đã gửi cho ban biên tập Sông Hương một chùm thơ, chọn những bài thơ giản dị nhất và nhiều cảm xúc. Tôi biết Tạp chí Sông Hương từ rất lâu rồi. Sông Hương lặng lẽ mà đằm sâu. Tôi đọc những bài nghiên cứu, đọc những trang văn rất đỗi tự do và tử tế ở đây. Thế là Sông Hương gắn bó với tôi, gắn bó như khúc ruột văn chương còn lại ở xứ sở xa xôi ấy. Tôi mong một ngày về. Ở đó, trên những con đường, gặp những người bạn viết đã từng chia sẻ, giúp đỡ tôi vô điều kiện với sự ra đời của Song tử. Mong một ngày về đọc thơ giữa những mát xanh và những cơn mưa của Huế thương, giữa những giọng nói khác nhau để cùng tri kỷ tri tình với thơ.

Những người bạn viết tôi chưa từng gặp, chưa từng biết họ ở ngoài đời thực, chỉ gặp nhau ở những con chữ. Họ gửi tác phẩm về đây, cùng nhau trân trọng thi ca và văn chương. 35 năm của tạp chí Sông Hương, như tuổi 35 tôi bắt đầu chọn thi ca trở thành công việc hàng ngày của mình của một người phụ nữ. Từ Song tử đến Người mang nước Buổi sáng Phủ định, Tạp chí Sông Hương đã cùng hành trình thơ của Như Quỳnh de Prelle. Nói bao lời biết ơn không đủ, dành bao ân tình sâu nặng không thể diễn tả hết thành lời. Chúng ta cùng chúc mừng Sông Hương và Ban biên tập sức khỏe để luôn cùng bạn đọc, những người yêu văn chương và lịch sử văn học Việt chảy mãi như dòng Hương Giang xanh thăm thẳm bốn mùa trôi. Hẹn một ngày tôi sẽ trở về đọc thơ giữa vòng tay bạn bè thi ca và tình văn chương kết nối.

N.Q.D.P  
(TCSH352&SDB29/06-2018)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • ĐINH PHONG

    Thư từ thành phố Hồ Chí Minh

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN  

    Có hai dòng sông chia hai nửa cuộc đời của một người con xứ Huế là dòng sông Hương và American River.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN

    Bách niên hư huyễn giai do vọng,
    Hoàn mộng kim triêu kiến mộng hoàn.
    (Trăm năm lãng đãng do hư vọng,
    Tỉnh giấc mơ nay thấy mộng thành.)
                                        Trình Hạo

  • CAO HUY THUẦN

    Tôi biết Hoàng Đăng Nhuận hồi 1987- 1988, khi mới bắt đầu nảy ra ý định triển lãm tranh của họa sĩ ở Huế tại Paris.

  • ĐẶNG TIẾN

    Từ ngoài nước nói về văn chương Huế mà không nhắc đến những tấm lòng hải ngoại còn hướng về Cố đô, là vô tình và bạc bẽo. Ở hải ngoại có nhiều hội thân hữu, ái hữu, đồng hương Huế, nhiều hoạt động văn hóa tích cực, như tổ chức Ngày Nhớ Huế… 

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN

    Chiều nay, chúng tôi được mời tham dự Sinh nhật 80 và 85 của một đôi vợ chồng thuộc thế hệ huynh trưởng được tổ chức tại một biệt thự ở Granite Bay, gần thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California.

  • THÁI KIM LAN  

    Từ trước đến nay, tôi đã viết nhiều về các công trình nghiên cứu văn hóa Đông Tây trên các lãnh vực khác nhau, duy có một đề tài mà tôi ít đả động đến - xem như là cất riêng - đó là chuyện về nhà hàng Cố Đô tại thành phố München do tôi thành lập năm 1984 và hoạt động của tôi trên lãnh vực ẩm thực tại một nước Âu châu, nước Đức.

  • VÕ QUANG YẾN

    Hơn 30 năm chung sống, nhà tôi đã được tôi kể cho nghe nhiều về cảnh đẹp, người hiền của nước Việt Nam ta, về những buổi đi nghe hát trên sông Hương một đêm trăng sáng, những buổi tắm đêm giữa sông Ô Lâu ngoài thôn Mỹ Cang, những mùa thi cử phượng đỏ rực trời, ve kêu rầu rĩ...

  • Giáo sư, Tiến sĩ CAO HUY THUẦN:
    Ở Pháp, tôi có gặp và trao đổi ý kiến với những người quan tâm đến vấn đề du lịch. Anh Nghĩa (bây giờ quản lý một hãng du lịch ở đây) có gởi một tấm hình quảng cáo lớn về Huế, tôi sẽ nhờ anh Cận mang về.

  • "Cho đến khi tôi bị ngất xỉu, tôi mới biết mình đã làm việc quá nhiều. Nhà tôi đã đóng cửa phòng mạch hai tuần sau đó, không cho tôi làm nữa vì sợ tôi kiệt sức", giáo sư Bùi Minh Đức chia sẻ.

  • Lần đầu tiên một người Việt Nam nằm trong danh sách 35 nhà phát minh dưới 35 tuổi xuất sắc nhất năm 2014 do tạp chí MIT Technology Review bình chọn. Tạp chí này đã có một bài viết ngắn mô tả về quá trình nghiên cứu của chàng trai 32 tuổi.

  • THANH TOÀN

    Trưa chủ nhật 23-10-83 Phòng khách cư xá sinh viên Đông Nam Á ở Paris được trang hoàng trang nhã. Có tấm bản đồ màu Thành phố Huế, tranh ảnh di tích thắng cảnh Huế, quày trưng bày sách báo, băng nhạc Huế. Người đến dự đông ngoài dự kiến, có cả các cô dâu, chú rể Huế người Pháp, có những bạn Pháp...

  • VÕ QUANG YẾN
    (Nhân xem một cuốn phim về Tết Mậu Thân)

    Tết Mậu Thân. Một nhà báo và một nhà nhiếp ảnh quân đội Mỹ đáp trực thăng từ Đà Nẵng ra Huế, tìm theo một toán quân Marines.

  • Khi cuộc sống xô bồ đang cuốn chúng ta về phía trước, thần tượng hoá một phương Tây duy lý và thực dụng, thì chị, bằng tất cả nỗ lực của mình trong nghiên cứu, dịch thuật, hoạt động xã hội… lại đưa ta trở về với những giá trị nguồn cội đậm chất phương Đông thấm nhuần tư tưởng Phật giáo trong cách ăn, cách mặc, cách sống, cách thưởng ngoạn, và cách tư duy…

  • Trần Anh Thơ, nữ sinh xứ Huế, đã được cả 2 tổng thống George W. Bush và Barack Obama ký tặng bằng khen dành cho các học sinh xuất sắc.

  • Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh đã nhớ Huế như thế. Chị là một trong số thành viên đầu tiên của Nhớ Huế và là Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM, cùng hành trình với thơ và các tổ chức từ thiện “ từ ấy” cho đến bây giờ.

  • Khi chưa đặt chân đến Huế, tôi không sao tưởng tượng được một cố đô sẽ như thế nào giữa thời hiện đại. Nhìn cuộc sống sôi động không ngừng nghỉ ở thủ đô, tôi chợt đem lòng lo lắng cho thành phố nhỏ dường như chỉ xuất hiện trong thơ trong nhạc.

  • DƯƠNG ĐÌNH CHÂU
        Gửi người em gái Văn khoa

    Bồ liễu cô thân, nàng công chúa Huyền Trân vì cơ đồ vạn cổ đã nam hướng Xà thành tạo thế ngàn năm vững bền ở phương Nam (theo Lê Mạnh Thát).

  • Ấn tượng của tôi về chuyến thăm ngắn ngày tại trường đại học Stanford, Mỹ là… giọng Huế! Stanford là trường đại học danh tiếng ở Mỹ, nằm cạnh thung lũng Silicon nổi tiếng và trường hợp này thường được dùng để minh chứng cho nhận định “các cụm công nghệ cao hiện đại thường quây tụ quanh các trường đại học nổi tiếng có các công trình nghiên cứu liên quan”. Còn giọng Huế ở Stanford thuộc về một người mới quen, một tiến sĩ thế hệ 8X: TS Lê Viết Quốc.

  • THÁI KIM LAN

    (SH) - Ở đây mỗi ngày tôi đi dạo khoảng 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ, mỗi lần tôi đếm được 4500 bước, có ai như tôi, là đi vòng được 2/3 công viên, đi hết 6500 bước là đến tòa lâu đài nhỏ Blutenburg, tính ra mỗi ngày tôi đi khoảng hơn 2 đến 3 cây số, nơi tôi ở gọi là Nymphenbad, nơi tắm của các nàng tiên, khoái chưa?