Nữ sinh Huế hai lần nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ

09:15 16/08/2013

Trần Anh Thơ, nữ sinh xứ Huế, đã được cả 2 tổng thống George W. Bush và Barack Obama ký tặng bằng khen dành cho các học sinh xuất sắc.

Thầy hiệu trưởng Kelly (trường John F Kennedy) trao bằng tốt nghiệp (hết lớp 12) cho Anh Thơ.

Trần Anh Thơ là một trong những học sinh xuất sắc của lớp chuyên Anh (niên khóa 2010-2013) trường Quốc học Huế. Năm lớp 12, nữ sinh này sang Đức học tiếp chương trình THPT tại trường John F Kennedy. Trong lễ tốt nghiệp dành cho những học sinh giỏi nhất của trường này cuối tháng 6 vừa qua, Anh Thơ đã vinh dự được nhận bằng khen, có chữ ký tặng của Tổng thống Obama.

Bằng khen của Thơ (Presidential Award for Educational Excellence) do Bộ Giáo dục Mỹ cấp, do đích thân các tổng thống Mỹ ký tặng và chỉ dành riêng cho những học sinh có thành tích nổi bật, đạt điểm cao trong kỳ thi SAT hoặc ACT, thành tích tốt trong âm nhạc hoặc có năng lực lãnh đạo...

"Đại sứ Mỹ ở Đức, ông Philip Murphy, là người trao tặng bằng khen cho em. Ông hóm hỉnh đùa rằng sẽ nhớ hoài khuôn mặt em vì em là người cuối cùng ông trao thưởng trước khi về hưu", Anh Thơ nhớ lại.

Đây là lần thứ hai cô gái nhỏ nhận được bằng khen của tổng thống Mỹ. Khi còn nhỏ, cha của Anh Thơ học tiến sĩ ở Mỹ nên cô cũng theo học ở Mỹ 8 năm. Thời Tổng thống Bush, Anh Thơ được nhận bằng khen, có chữ ký tặng của tổng thống trong lễ tốt nghiệp tiểu học tại trường Doyle Elementary School.

Sau khi cha bảo vệ tiến sĩ và về nước, Anh Thơ cùng về Huế và học tiếp lớp 9 ở trường THCS Nguyễn Tri Phương. Lên cấp 3, với khả năng tiếng Anh vượt trội, Anh Thơ thi đậu vào lớp chuyên Anh của trường THPT Quốc học Huế. Năm 2012, cha Thơ sang Đức làm nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại ĐH Potsdam nên hiện nay gia đình em đã chuyển sang Đức để công tác và học tập.

Cô Nguyễn Thị Minh Hương, chủ nhiệm lớp 12 chuyên Anh trường THPT Quốc học Huế, cho biết Anh Thơ còn đạt nhiều thành tích khi là học sinh của lớp, như giải ba kỳ thi quốc gia môn Anh Văn và giải nhì môn này trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. "Anh Thơ là cô bé hiền lành, nhân hậu và ham học hỏi. Tôi rất tự hào về em ấy", cô Hương nói.

Chia sẻ về cách học ở ngoại quốc, Anh Thơ cho biết, học sinh được tự do trong việc lựa chọn môn học mình yêu thích. "Bọn em có thể chọn môn mình muốn theo học từ lớp 10. Mỗi giáo viên có một lớp riêng để giảng dạy môn mình đảm trách và học sinh di chuyển đến lớp theo thời khóa biểu. Trung bình mỗi lớp chỉ có khoảng 20 học sinh", nữ sinh xứ Huế nói.

Từ cấp 3, học sinh đã phải học tập theo hình thức tín chỉ. Để tốt nghiệp, mỗi học sinh phải tích lũy đủ 26 tín chỉ. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh giảm căng thẳng, nhà trường quy định thầy cô không được cho bài tập trong các ngày lễ. "Vào thời gian ôn thi, em và các bạn luôn hẹn nhau vào thư viện đề học nhóm", Anh Thơ chia sẻ.

Ngoài học tập, Anh Thơ có sở trường về văn học. Em từng làm biên tập viên cho tạp chí văn học của trường và từng có những bài viết đăng báo Haywire. Thơ cho biết muốn tiếp tục phát triển năng lực của mình bằng cách làm biên tập viên cho các tờ báo của trường đại học cô sắp theo học.

Hiện nay, Anh Thơ đã nhận được sự chấp thuận của 2 trường đại học ở Mỹ, 5 trường ở Anh và 2 trường ở Đức. Thơ đã quyết định học tại Hamburg University với mục đích học công nghệ sinh học. "Sau khi học xong có thể em sẽ về Việt Nam làm việc", nữ sinh này tâm sự.

Theo Thanh Ân

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • ĐINH PHONG

    Thư từ thành phố Hồ Chí Minh

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN  

    Có hai dòng sông chia hai nửa cuộc đời của một người con xứ Huế là dòng sông Hương và American River.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN

    Bách niên hư huyễn giai do vọng,
    Hoàn mộng kim triêu kiến mộng hoàn.
    (Trăm năm lãng đãng do hư vọng,
    Tỉnh giấc mơ nay thấy mộng thành.)
                                        Trình Hạo

  • CAO HUY THUẦN

    Tôi biết Hoàng Đăng Nhuận hồi 1987- 1988, khi mới bắt đầu nảy ra ý định triển lãm tranh của họa sĩ ở Huế tại Paris.

  • ĐẶNG TIẾN

    Từ ngoài nước nói về văn chương Huế mà không nhắc đến những tấm lòng hải ngoại còn hướng về Cố đô, là vô tình và bạc bẽo. Ở hải ngoại có nhiều hội thân hữu, ái hữu, đồng hương Huế, nhiều hoạt động văn hóa tích cực, như tổ chức Ngày Nhớ Huế… 

  • NHƯ QUỲNH DE PRELLE

    Chúng tôi xuyên Việt lần cuối cùng trước khi rời Việt Nam, từ Sài Gòn qua Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Ninh Bình và Sapa.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN

    Chiều nay, chúng tôi được mời tham dự Sinh nhật 80 và 85 của một đôi vợ chồng thuộc thế hệ huynh trưởng được tổ chức tại một biệt thự ở Granite Bay, gần thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California.

  • THÁI KIM LAN  

    Từ trước đến nay, tôi đã viết nhiều về các công trình nghiên cứu văn hóa Đông Tây trên các lãnh vực khác nhau, duy có một đề tài mà tôi ít đả động đến - xem như là cất riêng - đó là chuyện về nhà hàng Cố Đô tại thành phố München do tôi thành lập năm 1984 và hoạt động của tôi trên lãnh vực ẩm thực tại một nước Âu châu, nước Đức.

  • VÕ QUANG YẾN

    Hơn 30 năm chung sống, nhà tôi đã được tôi kể cho nghe nhiều về cảnh đẹp, người hiền của nước Việt Nam ta, về những buổi đi nghe hát trên sông Hương một đêm trăng sáng, những buổi tắm đêm giữa sông Ô Lâu ngoài thôn Mỹ Cang, những mùa thi cử phượng đỏ rực trời, ve kêu rầu rĩ...

  • Giáo sư, Tiến sĩ CAO HUY THUẦN:
    Ở Pháp, tôi có gặp và trao đổi ý kiến với những người quan tâm đến vấn đề du lịch. Anh Nghĩa (bây giờ quản lý một hãng du lịch ở đây) có gởi một tấm hình quảng cáo lớn về Huế, tôi sẽ nhờ anh Cận mang về.

  • "Cho đến khi tôi bị ngất xỉu, tôi mới biết mình đã làm việc quá nhiều. Nhà tôi đã đóng cửa phòng mạch hai tuần sau đó, không cho tôi làm nữa vì sợ tôi kiệt sức", giáo sư Bùi Minh Đức chia sẻ.

  • Lần đầu tiên một người Việt Nam nằm trong danh sách 35 nhà phát minh dưới 35 tuổi xuất sắc nhất năm 2014 do tạp chí MIT Technology Review bình chọn. Tạp chí này đã có một bài viết ngắn mô tả về quá trình nghiên cứu của chàng trai 32 tuổi.

  • THANH TOÀN

    Trưa chủ nhật 23-10-83 Phòng khách cư xá sinh viên Đông Nam Á ở Paris được trang hoàng trang nhã. Có tấm bản đồ màu Thành phố Huế, tranh ảnh di tích thắng cảnh Huế, quày trưng bày sách báo, băng nhạc Huế. Người đến dự đông ngoài dự kiến, có cả các cô dâu, chú rể Huế người Pháp, có những bạn Pháp...

  • VÕ QUANG YẾN
    (Nhân xem một cuốn phim về Tết Mậu Thân)

    Tết Mậu Thân. Một nhà báo và một nhà nhiếp ảnh quân đội Mỹ đáp trực thăng từ Đà Nẵng ra Huế, tìm theo một toán quân Marines.

  • Khi cuộc sống xô bồ đang cuốn chúng ta về phía trước, thần tượng hoá một phương Tây duy lý và thực dụng, thì chị, bằng tất cả nỗ lực của mình trong nghiên cứu, dịch thuật, hoạt động xã hội… lại đưa ta trở về với những giá trị nguồn cội đậm chất phương Đông thấm nhuần tư tưởng Phật giáo trong cách ăn, cách mặc, cách sống, cách thưởng ngoạn, và cách tư duy…

  • Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh đã nhớ Huế như thế. Chị là một trong số thành viên đầu tiên của Nhớ Huế và là Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM, cùng hành trình với thơ và các tổ chức từ thiện “ từ ấy” cho đến bây giờ.

  • Khi chưa đặt chân đến Huế, tôi không sao tưởng tượng được một cố đô sẽ như thế nào giữa thời hiện đại. Nhìn cuộc sống sôi động không ngừng nghỉ ở thủ đô, tôi chợt đem lòng lo lắng cho thành phố nhỏ dường như chỉ xuất hiện trong thơ trong nhạc.

  • DƯƠNG ĐÌNH CHÂU
        Gửi người em gái Văn khoa

    Bồ liễu cô thân, nàng công chúa Huyền Trân vì cơ đồ vạn cổ đã nam hướng Xà thành tạo thế ngàn năm vững bền ở phương Nam (theo Lê Mạnh Thát).

  • Ấn tượng của tôi về chuyến thăm ngắn ngày tại trường đại học Stanford, Mỹ là… giọng Huế! Stanford là trường đại học danh tiếng ở Mỹ, nằm cạnh thung lũng Silicon nổi tiếng và trường hợp này thường được dùng để minh chứng cho nhận định “các cụm công nghệ cao hiện đại thường quây tụ quanh các trường đại học nổi tiếng có các công trình nghiên cứu liên quan”. Còn giọng Huế ở Stanford thuộc về một người mới quen, một tiến sĩ thế hệ 8X: TS Lê Viết Quốc.

  • THÁI KIM LAN

    (SH) - Ở đây mỗi ngày tôi đi dạo khoảng 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ, mỗi lần tôi đếm được 4500 bước, có ai như tôi, là đi vòng được 2/3 công viên, đi hết 6500 bước là đến tòa lâu đài nhỏ Blutenburg, tính ra mỗi ngày tôi đi khoảng hơn 2 đến 3 cây số, nơi tôi ở gọi là Nymphenbad, nơi tắm của các nàng tiên, khoái chưa?