GS Bùi Minh Đức: Đến khi ngất xỉu mới biết mình làm việc quá nhiều

13:53 15/10/2014

"Cho đến khi tôi bị ngất xỉu, tôi mới biết mình đã làm việc quá nhiều. Nhà tôi đã đóng cửa phòng mạch hai tuần sau đó, không cho tôi làm nữa vì sợ tôi kiệt sức", giáo sư Bùi Minh Đức chia sẻ.

Giáo sư Bùi Minh Đức chụp ảnh cùng vợ - bà Trần Thị Duy Thái

Thưa ông, với ý tưởng đưa những Giáo sư hàng đầu về Tai-Mũi-Họng của Mỹ về Việt Nam, ông đã thực hiện được bao nhiêu lần ạ?

Từ 1993 đến nay, tôi đã đưa các Giáo sư Mỹ về Việt Nam rất nhiều lần, mỗi năm 1-2 chuyến. Tôi ở Oten mà tôi di chuyển nhiều đến nỗi phải mua hẳn một căn nhà ở Sài Gòn để khi về có chỗ để ở. Tôi mua nhà từ năm 1997 hay 1998 gì đó, tôi dời về từ năm 2013 là vì bấy giờ tôi 80 tuổi rồi, tôi phải sang bên Mỹ để lỡ đau ốm thì còn có bác sỹ, phương tiện mà chữa chạy.

Mỗi năm, tôi dẫn tối thiểu 1 đoàn về Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 1997, ngoài ngành T-M-H ra thì tôi còn lo thêm cả về thẩm mỹ, giải phẫu ở mặt cho bệnh nhân Việt Nam.

Với tôi, thẩm mỹ không có nghĩa là chỉ làm cho đẹp, mà thẩm mỹ là làm sao để không xấu. Đối với những người bị bỏng, những người bị thương ở mặt mà có những cái sẹo xấu hoặc tạo dáng không hợp với con mắt của người ngoài, tôi muốn làm cho họ thoát khỏi sự mặc cảm, muốn vậy thì phải sửa mặt họ, mà muốn sửa mặt họ thì phải có kỹ thuật. Ở mặt thì cái gì tốt, xấu đều biết ngay lập tức. Vì vậy, mỗi năm tôi đưa một đoàn về dạy thẩm mỹ thêm cho họ. Mỗi đoàn thẩm mỹ tôi giao cho một bác sỹ, giáo sư ở Mỹ rồi ông ấy tự kiếm thêm người cho đủ 5-7 người cho một đoàn.

Kiêm nhiệm nhiều công việc như vậy, có khi nào ông bị “quá tải” không, thưa ông?

Nhiều khi có 2 đoàn chuyên T-M-H và chuyên thẩm mỹ cùng về, thành ra công việc rất nhiều. Vì vậy, tôi phải bỏ phòng mạch bên kia để về với họ, nên công việc của tôi ở phòng mạch phần nào đó bị ngưng trệ.

Giáo sư Bùi Minh Đức và tác phẩm của mình

Giáo sư Bùi Minh Đức và tác phẩm của mình

Cho đến khi tôi bị ngất xỉu, tôi mới biết mình đã làm việc quá nhiều. Bởi vì ngoài khám bệnh kiếm tiền ra tôi lại còn phải nghiên cứu y khoa để viết bài trình bày, đi dự hội nghị, rồi tôi còn phải liên lạc với các đồng nghiệp trong nước, các giáo sư để phối hợp để đưa về Việt Nam, rồi lại cùng về Việt Nam với họ.

Chưa kể cùng lúc tôi còn phải làm quyển sách Từ điển tiếng Huế của tôi nữa, thành ra 4-5 chuyến cùng một lần khiến tôi kiệt sức.

Nhà tôi đã đóng cửa phòng mạch hai tuần sau đó, không cho tôi làm nữa vì sợ tôi kiệt sức. Từ đó, tôi rảnh hơn. Rảnh hơn thì tôi lại viết sách nhiều hơn và lo về vấn đề đưa giáo sư về nhiều hơn.

Nhưng sau đó tôi đã luyện cho một vài bác sỹ ở bên kia có thể tự động thay thế tôi được. Tôi chỉ cho họ cách mời giáo sư, và xây dựng chương trình theo cách mà họ cần, sau đó dần dần họ thay thế tôi được. Chính vì thế bây giờ tôi về khỏe lắm, mỗi lần về chỉ có về chơi chứ không cần làm gì hết.

Thưa bác sỹ, sau chừng ấy năm cống hiến cho nền y khoa, cho ngành T-M-H, và đóng góp cho nền T-M-H ở VN, bây giờ về hưu, một ngày của Giáo sư bắt đầu như thế nào?

Cũng tùy ở Việt Nam hay ở bên kia. Dầu sao đi nữa, sức khỏe tôi bây giờ cũng đã khá hơn. Lúc trước tôi bị xỉu, tôi chụp phim thì phát hiện ra mình có rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trước hết là bệnh tiểu đường, nhưng do tôi chấp hành lời dặn của bác sỹ nên sức khỏe có khá hơn, trọng lượng cũng lên.

Tôi bị ung thư máu nhưng mới ở hình thức nhẹ chứ không đến nỗi nguy hiểm nhiều. Cái tin đó đúng là một tin sét đánh nên nhà tôi đã phải đóng cửa phòng mạch ngay lập tức, để lo cho sức khỏe của tôi.

Về hưu, giáo sư Bùi Minh Đức dành nhiều thời gian hơn cho gia đình

Về hưu, giáo sư Bùi Minh Đức dành nhiều thời gian hơn cho gia đình

Về công việc hàng ngày ở bên kia thì sáng dậy tôi cũng có thời gian đọc báo, rồi ăn sáng với vợ, mình sẽ có nhiều thì giờ dành cho vợ, con hơn. Tôi còn có nhiều cháu, dành thời gian vui vẻ với các cháu, ngoài ra tôi còn viết sách. Từ khi nghỉ hưu, tôi viết được nhiều sách hơn về văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế. Bây giờ nhiều người trong giới học thuật biết nhiều văn hóa hơn là bác sỹ, thành ra nhiều khi họ giới thiệu tôi là một nhà nghiên cứu Huế thì cũng thấy vui.

Sách tôi có ra được tối thiểu 5,6 quyển rồi. Như quyển từ điển Huế thì đến quyển thứ 3 là 2000 trang, nặng tới 4,5 kg. Rồi tôi viết về văn hóa ẩm thực Huế, tôi viết về lịch sử nhìn lại dưới góc độ y khoa, để tôi giải thích những sự kiện, những nhân vật trong lịch sử Việt Nam.

Chẳng hạn như Nguyễn Huệ. Tôi giải thích vì sao Nguyễn Huệ chết sớm ở tuổi 40. Tôi đã chứng minh đó là do ông ấy bị vỡ mạch máu ở trên đầu. Rồi một nhân vật khác là ông Lê Long Đĩnh, ông đau bệnh gì mà ông phải ngọa triều? Những cái như vậy cũng vui lắm.

Rồi ông Nguyễn Văn Tường tại sao không đi theo vua để mang tiếng theo Khâm sứ Pháp, nhưng thực ra lúc đó không ai biết hết. Ông chết đúng 1 năm sau là vì ung thư, mà lúc binh biến ở kinh đô là ông đã bị nặng lắm rồi. Lúc đó ung thư ở cổ đã che mất thanh quản rồi mà không ai biết hết. Ông biết sức ông yếu ông đi không nổi, thành ra ông phải ở lại.

Nhưng ông ở lại, một phần lớn cũng là vì chỉ dụ của Từ Dụ Thái hậu bảo ông ở lại thu xếp, bởi vì bà không chấp nhận được trong một đêm mà vương triều nhà Nguyễn bị mất, nên bà cố gắng cứu vãn, và nhờ ông ở lại để cố gắng thu xếp. Ông đã làm được và đưa bà về, rồi vua Hàm Nghi đi thì ông đưa người khác lên. Đó là vua Đồng Khánh. Vị vua này vẫn tiếp nối được nhà Nguyễn tới vài chục năm sau. Ngoài ra còn nhiều vấn đề lắm.

Theo giadinhonline.vn

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VÕ QUANG YẾN
    (Thân tặng tất cả các bạn yêu Huế)

    37 năm ra đi tưởng không hẹn ngày về. Thế mà rồi tôi cũng mua vé máy bay lên đường về thăm quê.

  • CAO HUY THUẦN

    Cách đây hơn một năm, tình cờ tôi gặp chị H. ở sân bay, đang cân hành lý để đi Mỹ. Chị bảo: Tôi qua Pháp nhân ngày giỗ đầu ông cụ tôi. Cả gia đình tụ họp đông đủ. Ông anh cả của tôi ở Pháp, tôi ở Mỹ qua, một cô em gái ở Đức, một cô em nữa ở tận Đan Mạch. Chúng tôi định lấy ngày kỵ ba tôi để mỗi năm một lần anh em gặp nhau.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG (Gặp gỡ với anh Lê Huy Cận, Tổng thư ký Hội “Người yêu Huế” ở Pháp)

  • Trên giải đất hình chữ S mà đáng lẽ chúng ta phải sống, có chỗ nào mà chúng ta không nhớ, không thương! Nhưng dĩ nhiên, có chỗ chúng ta thương nhiều hơn một chút. Đó có thể là chỗ mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Chỗ mà chúng ta lưu lại nhiều kỷ niệm. Đó cũng có thể là chỗ mà vì một duyên cớ nào đấy thôi, ta bỗng thấy gắn bó suốt đời.

  • THÁI THU LAN Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Vua Hàm Nghi (1871 - 2011)

  • VÕ QUANG YẾNHữu duyên thiên lý năng tương ngộVô duyên đối diện bất tương phùng(*)                                                Phong dao

  • NGUYỄN PHAN QUẾ MAISân bay Huế, tối ngày 14/12/2010, một người đàn ông cao lớn tóc đang chuyển màu đăm đắm nhìn qua cửa kính. Ông đang cố gắng níu giữ hình ảnh của từng cành cây, ngọn cỏ, từng hơi thở mát lành của sông Hương vào trong trí nhớ của mình.

  • THANH TÙNGTốt nghiệp Cử nhân Văn khoa, dạy học một năm ở trường Đồng Khánh, Thái Kim Lan qua CHLB Đức học khóa đào tạo giáo sư Đức ngữ của Viện Goethe Munich, với học bổng của Viện trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD).

  • VÕ QUANG YẾNĐây không phải là lần đầu tiên có múa cung đình trên sân khấu Paris. Trước đây, chẳng hạn như đầu năm 2004, một đoàn ca múa của Nhà hát Nghệ thuật Cung đình thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã biểu diễn ở trụ sở Unesco trong buổi lễ trao tặng bằng công nhận 28 kiệt tác là di sản phi vật thể thế giới và truyền khẩu nhân loại, trước khi trình bày chúc Tết kiều bào Paris, Lyon, Marseille, Bruxelles.

  • HÂN QUY“Làm gì để có tiền giúp Huế mà tránh đi quyên”, đó là ý nghĩ cứ xoáy trong đầu óc mỗi anh chị em chúng tôi đã lâu và nhất là trong buổi tiếp xúc đầu tiên với bà Nguyễn Đình Chi ở nhà chị Song, trưa ngày thứ bảy 1-10-1983. Có một anh bạn gợi ý: “Tại sao chúng ta không nhân dịp có bà Chi đang còn ở đây để tổ chức một bữa cơm?”

  • HƯƠNG CẦN      (Chuyện ít ai biết trong làng âm nhạc)Nhạc sỹ, Giáo sư viện sỹ Lưu Hữu Phước (1921-1989) là tác giả của rất nhiều hành khúc nổi tiếng. Với tài năng của mình, từ bài hát này đến bài hát khác, ông đã góp phần nuôi dưỡng những phong trào cách mạng to lớn.

  • HÀ VĂN THỦYCó thể nói nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã tạo nên một hiện tượng thơ, nhiều tập thơ của bà được in với số lượng lớn, tác quyền bà thường nhận sách mà không nhận tiền, những nơi in thơ cho bà vẫn dành cho bà những niềm ưu ái. Công ty Văn Hóa Sáng Tạo Trí Việt (First News) in tiếp hai năm hai cuốn Hãy Cho Nhau - Nước Vẫn Xanh Dòng (2004 - 2005).

  • TRẦN HỮU LỤCKhởi đầu là nỗi nhớ Huế, tác giả Phan Thị Thu Quỳ viết về quê quán,thời niên thiếu như một cách giãi bày, chia sẻ. Những trang viết như sông Hương âm thầm chảy qua những ngõ ngách đời người, trong trẻo và cuốn hút.

  • TRẦN THỊ LINH CHITừ ngày theo chồng vào Nam, tính ra xa Huế hơn nửa thế kỷ, đất khách quê người, hiếm khi được nói hay nghe tiếng của quê hương một cách trọn vẹn. Ngay trong gia đình, đến đời cháu nội, cháu ngoại thì đã rặt tiếng miền Nam. May mắn bên mình còn có ông “Dôn”(*) người thường xuyên “gợi nhớ” qua câu nói đầu môi khi đối thoại: Mụ ơi!

  • TRẦN CÔNG TẤNNhững ngày làm báo, tôi đã biên tập mấy bài của cộng tác viên Võ Quang Yến từ Pháp gửi về. Tôi biết rõ ông là một nhà khoa học lớn, hàng chục năm liền làm Giám đốc ở Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp. Vài lần ông về làm việc giúp nước, chúng tôi đã gặp nhau.

  • TÔN NỮ NGỌC HOANhư một “kẻ bị lưu đày trên đảo xanh”, Hữu Vinh luôn hướng về quê nhà với trái tim của chàng trai 18 tuổi - tuổi của ngày rời xa người mẹ thân yêu, xa tiếng chuông chùa Thiên Mụ, xa con đường đến trường xuôi theo giòng Hương quen thuộc đến chân trời mới lạ để rồi bằn bặt 18 năm sau mới có cuộc đoàn viên rưng rưng nước mắt trên quê xưa.

  • TRUNG SƠNVậy là tôi không còn dịp để được thăm chị nữa rồi!Mấy năm trước, khi nhà văn Nhất Lâm, một người cháu của nhà thơ Vĩnh Mai, cho biết chị Phương Chi đã phải vào sống những năm cuối đời tại Trại Dưỡng lão ở Hà Đông, tôi đã phải thốt lên: “Trời! Sao lại thế?!...”

  • THÁI KIM LAN...“Cắt từng miếng da non nhìn xem, tôi vẫn vậy/ Chảy ròng ròng trong máu nước sông Hương”...Bỗng tôi thấy em cũng về lại đó.../ Tôi lại cùng em đi thăm chợ Tết/ Em nép mình sưởi ấm với vai tôi/ Đôi mắt, nụ cười, môi hồng rực rỡ/ Huế đây rồi nhờ có em tôi                         (“Hải đường say nắng”, Chỉ có anh mới nhận ra em)...

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNThạch Hãn - Mồ hôi của đá chứ không phải mồ hôi đá. Tương truyền rằng, phía cực Tây Trường Sơn có ngọn núi Linh Sơn cao ngất, thường đổi màu từ cổ đồng lúc bình minh, đỏ thẫm giữa ban trưa và tím ngát vào ban chiều. Vào một buổi chiều thuở hồng hoang, có con chim Phượng Hoàng bay ngang núi tím. Núi quá cao khiến chim rủ cánh phải đổ xuống từ lưng trời làm vỡ một góc núi. Không hiểu suối khe, mồ hôi hay nước mắt của núi đã tuôn ra từ khe núi bị nứt tạo thành một dòng sông chảy miết về phía đồng bằng, tuôn ra biển. Dòng sông đó là dòng sông Thạch Hãn.

  • VÕ QUANG YẾN                Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương,                Mái nhì man mác nước sông Hương.                                                     Tố Hữu