DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.
Bìa Tạp chí Sông Hương số 1 - tháng 6 năm 1983
Duyên nợ khó dứt với văn nghệ, tôi được mời cùng với một số nhà văn, nhà báo là lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật, Tạp chí Sông Hương qua các thời kỳ; lãnh đạo đương nhiệm các Hội chuyên ngành: Nhà văn, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Dân gian... đến dự.
Nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, chi tiết, cụ thể cho việc chỉnh sửa Đề án để trong quá trình thực hiện có nhiều thuận lợi cho việc sưu tầm, phục dựng tư liệu hiện vật liên quan khả dĩ đưa vào Phòng Truyền thống một cách hợp lý… Và trong lúc trao đổi, một câu hỏi đặt ra: Tạp chí Sông Hương ra đời ngày, tháng nào của năm 1983? Để trả lời câu hỏi này thì cần phải có cái quyết định chính thức về sự ra đời của tờ báo.
Tôi hỏi nhà văn Nguyễn Khắc Phê, Phó Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Sông Hương, ông nói “mình không có”. Hỏi nhà văn Vũ Mạnh Lập, người giữ chức Trưởng ban Trị sự đầu tiên và nhiều năm của Tạp chí, ông cũng lắc đầu, “tớ không giữ”… Hỏi văn thư lữu trữ của Hội Văn nghệ và cả bộ phận trị sự Tạp chí Sông Hương đương nhiệm, cũng không thể tìm ra. Hỏi cả những nhà văn, nhà báo từng làm ở Tạp chí, ai cũng chịu. Lắc đầu. Rất tiếc. Và rất tiếc! Mới đó mà đã xa xăm, thất lạc khó tìm rồi.
Như mọi người đều biết, số 1 Tạp chí Sông Hương được in tại Xí nghiệp Bình Trị Thiên, nộp lưu chiểu tháng 6 năm 1983. Nhưng đấy là tháng (không có ngày) được ghi ở trang cuối, phần “lý lịch” của ấn phẩm chào làng. Còn ngày “khai sinh” chính thức thành lập tờ báo: Về cơ cấu tổ chức, tiêu chí đăng bài, nhiệm vụ hoạt động, số lượng in ấn và cả nhân sự lãnh đạo tờ báo nữa thì cần phải dựa trên văn bản chính của quyết định do cơ quan có thẩm quyền mới chuẩn xác được.
Sau cuộc họp này mấy hôm, tôi đến Tòa soạn Sông Hương, nhà thơ Lê Vĩnh Thái, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, gãi đầu bứt tai một hồi rồi quay sang tôi, nói: “Em nhờ anh vậy. Làm sao tìm ra được quyết định thành lập Tạp chí Sông Hương, anh hè, mới 38 năm mà đã khó tìm vậy rồi. Nếu để lâu, đến năm 2023, Sông Hương chúng ta kỷ niệm 40 năm e càng khó hơn”.
Thấy nhà thơ Lê Vĩnh Thái có vẻ quyết tâm, tôi nhận lời. Nhưng không dám chắc, chỉ nhận lời là sẽ cố gắng thôi.
Sự thật là rất khó tìm. Vì nhiều nguyên nhân: 6 năm sau ngày thành lập Tạp chí, tỉnh Bình Trị Thiên lại chia thành ba tỉnh như trước, hồ sơ, tài liệu của tỉnh này có lúc chuyển nhầm về tỉnh kia. Suốt 38 năm qua, mảnh đất này phải hứng chịu biết bao trận bão lũ lịch sử nhấn chìm vô số làng mạc, phố phường; và ngay cả Sông Hương cũng đã mấy lần chuyển địa điểm tòa soạn, phải chăng vì thế mà thất lạc hồ sơ?
Tôi đã nhận lời với nhà thơ Lê Vĩnh Thái nên phải cố “mò kim đáy bể”. Nhưng quyết tâm thì trời đất phù trợ. Sau một thời gian cậy nhờ, mặc dù rất khó, bởi nó không nằm ở phông tài liệu nào chính thức nào cả, nên phải lục tìm từng gói hồ sơ lưu trữ; việc này các anh chị ở Văn phòng Tỉnh ủy đã giúp đỡ, và cũng phải gần hai tuần mới tìm ra được cái quyết định thành lập Tạp chí Sông Hương.
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị ở Văn phòng Tỉnh ủy đã nhiệt tình hỗ trợ.
Để bạn đọc rõ hơn về ngày, tháng, năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chúng tôi xin được sao lại nguyên văn nội dung Quyết định của Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, do Phó Bí thư Thái Bá Nhiệm thay mặt Ban Thường vụ ký. Kèm theo ảnh chụp bản chính quyết định thành lập quý làm tư liệu đối chiếu.
Một lần nữa được nhắc lại rõ ràng về ngày, tháng chính thức ra đời Tạp chí Sông Hương, số báo này Tòa soạn xin công bố nguyên văn “Giấy khai sinh đặc biệt quý này”!
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Huế, ngày 04 tháng 4 - 1983 TỈNH ỦY BÌNH TRỊ THIÊN --- Số: 23/VP-TU QUYẾT ĐỊNH Xuất bản Tạp chí Sông Hương Thuộc Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên ---- |
- Căn cứ công văn số 20/TH/TW ngày 15-1-1983 của Ban Tuyên huấn Trung ương và giấy phép số 33 XB-BC của Cục Xuất bản và Báo chí Bộ Văn hóa cho phép xuất bản Tạp chí “Sông Hương”. - Xét đề nghị của Đảng đoàn Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, |
THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BÌNH TRỊ THIÊN QUYẾT ĐỊNH |
Điều 1: Cho xuất bản Tạp chí “Sông Hương”, tạp chí sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học - nghệ thuật - văn hóa, thuộc Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên. Tạp chí có nhiệm vụ: - Chỉ đạo, động viên các hoạt động sáng tác, nghiên cứu của giới văn học và nghệ thuật Bình Trị Thiên trên cơ sở quán triệt đường lối của Đảng, góp phần giáo dục lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, những tình cảm đạo đức cao quý, những giá trị thẩm mỹ trong sáng nhằm vươn lên thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị trước mắt trong tỉnh và những mục tiêu lâu dài về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. - Từng bước giới thiệu truyền thống văn học nghệ thuật, những giá trị văn hóa của quê hương, thúc đẩy trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị đó trong tình hình mới. - Thông qua tạp chí, làm tốt công tác tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức đồng thời tăng cường công tác độc giả làm cho tạp chí ngày càng đi vào các đối tượng quần chúng rộng rãi. Điều 2: Tạp chí xuất bản định kỳ 2 tháng 1 số, lượng bản in 5000 bản (trước mắt 3000 bản), khổ 16 x 24, dày 100 trang. Điều 3: Chịu trách nhiệm xuất bản về Tạp chí gồm có các đồng chí: - Nguyễn Khoa Điềm: Tổng biên tập - Nguyễn Khắc Phê: Phó Tổng biên tập. Điều 4: Ban Tuyên huấn có trách nhiệm giúp Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi việc thực hiện quyết định này. Điều 5: Đảng đoàn chính quyền, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Bưu điện, Xí nghiệp in Bình Trị Thiên, có trách nhiệm cùng với Đảng đoàn Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên tạo điều kiện thuận lợi về các mặt tổ chức, tài chính, trang bị vật chất, in và phát hành để tạp chí “Sông Hương” sớm được xuất bản, có đủ cơ sở hoạt động của một cơ quan độc lập vươn lên làm tròn nhiệm vụ của mình. |
TM. THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BTT Phó Bí thư (đã ký) Thái Bá Nhiệm |
(TCSH391/09-2021)
Sau khi hoàn tất bản thảo tập thơ Độc Hành thì nhà thơ Hải Bằng cũng “độc hành” về chốn vĩnh hằng vào ngày 7 tháng 7 năm 1998.
CÁT LÂM
Bình đẳng giới, nữ quyền, những vấn đề tưởng như mới mẻ ở nước ta nhưng thực chất vấn đề này đã được luận bàn từ những năm đầu của thế kỷ XX.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trước, và ngay cả khi vừa giải phóng, vào lúc gần tối, nếu có một người khách nào đón đường gọi xe thồ, xe xích lô xin về làng Thế Lại, thì sẽ bị chủ xe lắc đầu ngay. Bởi chủ xe sợ một điều này: có đi mà không có về. Hoặc ít nhất là cũng về hai tay trắng.
NGUYỄN QUANG HÀ
Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Quảng Điền ở mãi dưới sâu, phải mượn địa bàn của xã Phong Sơn huyện Phong Điền làm chiến khu.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ngoảnh đi ngoảnh lại, vừa mới đó, vậy mà đã 100 số Sông Hương trình làng.
PHẠM HỮU THU
Ghi chép
Ngót nửa thế kỷ trôi qua, từ những chàng trai, cô gái giờ họ đã là những ông, những bà.
NGUYỄN QUANG HÀ
Hồi ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Năm 1947 có hai chiến sĩ được cử về công tác tại chiến khu Ba Lòng. Đó là Trần Quốc Tiến, quê Quảng Trị và Hải Bằng, quê Thừa Thiên.
BẠCH DIỆP
Bút ký
Tôi từng là đứa con nít mê chuyện cổ tích và trò chơi bán đồ hàng. Khi bọn trẻ cùng lứa đánh khăng tập trận, chạy băng vườn cải mụ Tép, vượt rào bứt dưa hấu nhà ông Phường, phá nát ụ rơm cậu Dưỡng, thì tôi vẫn ngồi yên nghe ngoại kể chuyện. Chỉ có trò họp chợ, chơi mua bán với các dì mới rứt tôi ra khỏi ngoại.
NGUYỄN QUANG HÀ
Hồi ký
Mùa mưa 1968 là mùa mưa nghiệt ngã nhất. Sau trận càn lớn chưa từng có lên miền tây Thừa Thiên, địch tiếp tục phong tỏa miền núi bằng biệt kích.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Ghi chép
Từ mùa xuân năm ấy đến nay vừa tròn 30 năm, chẳng phải vì con số tròn ba thập kỷ mà tôi nhắc lại chuyện cũ. Chỉ vì từ mùa xuân năm ấy, cuộc đời tôi có một bước ngoặt mới và nhờ có mùa xuân năm ấy, cuốn sách đầu tay của tôi đã ra đời.
HỒ THANH THOAN
Đã gần 34 năm nay chúng ta không còn nghe đến tên Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên nữa, chuyện đã trở về dĩ vãng của một thời vàng son.
CHÂU PHÙ
Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (1881 - 1968) sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Huế, tinh thông Nho học và chữ Pháp. Cụ cùng Ưng Bình Thúc Giạ Thị thành lập Hương Bình thi xã và giữ vai trò phó soái của thi xã này.
LỆ HẰNG
Bút ký dự thi
"Bánh lọc em ơi! Bánh mới hấp xong, nóng hổi luôn nì, lấy giùm chị ít chục hí?”
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Mấy năm trước, trong dịp cùng lên thăm vườn An Hiên của bà Nguyễn Đình Chi, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã giới thiệu cho tôi biết cụ Sa Giang Đào Thái Hanh (thân phụ của bà Nguyễn Đình Chi, tức bà Đào Thị Xuân Yến) có tập thơ "Ái Châu danh thắng" (trong "Mộng Châu thi tập") được các danh nho đương thời đánh giá rất cao.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
BẠCH DIỆP
Bút ký dự thi
Tôi uống chậm, từng ngụm nhỏ.
VIỆT HÙNG
Ký
Tuổi hai mươi tràn trề hoài bão lớn và tuổi hai mươi... Ở thời đại nào cũng được coi là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, ấp ủ bầu nhiệt huyết, khát khao làm được cái gì có ích cho đời.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Ghi chép
Trời bỗng nhiên mưa, những cơn mưa cuối cùng của mùa mưa rét đậm. Với tôi, hình như mưa bao giờ cũng là cánh cửa mở cho những vũ khúc hoài niệm ùa về.
LỆ HẰNG
Bút ký dự thi
“Thấu Huế rồi.”