NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
"Trước lúc lên đường" - Ảnh: ĐÀO HOA NỮ
1. Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, có một định nghĩa về Anh hùng: là người khác với mọi người về hành động phi thường hoặc có tầm cỡ lớn lao của lòng dũng cảm. Và nội dung Anh hùng ca được giải thích: phản ảnh những sự kiện lớn có ý nghĩa lịch sử trong đời sống một dân tộc, một quốc gia qua đó khẳng định lý tưởng nguyện vọng của nhân dân, của thời đại.
2. Xin bắt đầu bản Anh hùng ca này bằng lời kể của ông Lê Đức Tài:
- Năm 1954, tập kết. Tôi ở lại, là bí thư Đảng ủy xã Phú Đa. Địch khủng bố dữ dội bằng chính sách tố cộng. Bám đất, gian khổ, đói. Tôi bệnh. Năm 1957 được đưa ra Hà Nội chữa bệnh khỏi. Cuối 57 tôi vào lại chiến trường.
Lúc này các cơ sở đảng của ta đã bị phá hết. Trắng tay. Có thể nói là không còn ai. Để trở lại đồng bằng, ban cán sự Đảng ủy Phú Vang được thành lập gồm ba người: Tôi, anh Trân, anh Đống. Ba người thành lập một chi bộ. Tôi là bí thư.
Biết các cơ sở cách mạng tan. Cá bị tách khỏi nước. Địch cho dân lên rừng làm nghề sơn tràng. Lợi dụng tình hình ấy, chúng tôi tìm được ba người ở Phú Đa: ông Đặng, ông Ba, ông Dư. Tuyên truyền cách mạng cho họ rồi kết nạp ba người vào Đảng, tại Khe Vàng. Ba người ấy là chi bộ vùng sâu. Nhiệm vụ của họ là móc nối cơ sở ở địa bàn, xây dựng phong trào, chuẩn bị đón thời cơ.
Sau địch đánh hơi phong trào cách mạng rục rịch trở lại, chúng cấm tiệt dân đi rừng. Chúng tôi mất liên lạc. Ban cán sự nhận định "Các đồng chí ở Phú Vang mất liên lạc nhưng vẫn hướng về Đảng, hoạt động cho Đảng". Từ nhận định ấy, chúng tôi khẳng định: dù trong vòng o ép của địch, dân vẫn chờ cách mạng về.
Nghị quyết của ban cán sự là nguy hiểm mấy cũng phải về bám dân. Tôi thông thuộc Phú Đa hơn cả, nên về trước.
Tôi đi theo hướng Thủy Tân. Đi theo kiểu sâu đo. Đến thôn Tô Đà, làm hầm bí mật ở, rồi đi tiếp. Lúc nào trên lưng cũng có lương thực cho 15 ngày, cơm rang 3 ngày, có lò xô, dầu lửa và mang theo cả miệng hầm bí mật làm sẵn.
Đi tiếp. Đến Phú Đa, làm hầm bí mật giữa đồng. Đi với tôi có đồng chí Chiến. Hai anh em bàn nhau: Đến Phú Đa rồi, người ta sẽ bắt liên lạc là ai để chắc thắng. Bắt liên lạc lầm, mất đầu như chơi.
3. Nhà chúng tôi chọn là nhà ông Vương Hoán. Xưa, gia đình ông Hoán là người trung kiên. Đã có 4 người hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, tin được. Đêm sáng trăng nên địch chủ quan lơ là cảnh giác hơn.
Vào nhà, tôi gặp ngay Vương Hoán. Cầm tay ông, và bấm đèn pin vào mặt mình, hỏi:
- Ngó xem tôi là ai? Tài đây. Tài ở trên rừng về đây. Nhận ra chưa?
- Tau nhớ rồi.
Tôi tắt đèn, kéo ông Vương Hoán ra đồng rơm ngồi:
- Hôm nay tôi được Đảng phân công về đây giao trách nhiệm cho đồng chí.
- Trách nhiệm gì? - Ông hỏi.
- Trước tiên bảo vệ anh em tôi.
- Được! Được!
Chúng tôi ở trong buồng chị Lành, con gái ông. Đêm sau ông Vương Hoán huy động cả vợ con làm 1 hầm bí mật cho chúng tôi ngay trong nhà, 1 hầm ngoài bờ ruộng, 1 hầm ngoài đồng.
Chị Lành giúp chúng tôi liên lạc với anh Đặng. Đêm sau chúng tôi qua buồng anh Đặng ở, cũng làm thêm hai cái hầm bí mật.
Lửa cách mạng Phú Đa được nhen lên.
Chi bộ Đức Thái được thành lập. Nghị quyết ghi rõ: "tiếp tục xây dựng cơ sở cách mạng trong lòng địch, làm hầm bí mật để đưa người về bổ sung cho phong trào".
4. Gia đình ông Vương Hoán có hai anh em. Ông và người em gái của ông là Vương Thị Phi. Tất cả vợ chồng con cháu của các gia đình vô danh, nghèo túng như hầu hết các gia đình vô danh Việt Nam đều một lòng một dạ với cách mạng. Bởi làm người dân mất nước trăm bề khổ cực lắm rồi hai chữ Độc Lập trở thành khát vọng. Đúng như lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
Lòng khát vọng độc lập của họ thế nào thì chính máu xương của họ làm minh chứng.
Có thể kể thật tóm tắt ra đây:
1. Gia đình ông Vương Hoán:
- Bản thân ông Vương Hoán là liệt sĩ.
- Trong 6 người con thì 5 con là liệt sĩ.
- 2 người rể là liệt sĩ.
- 8 cháu là liệt sĩ.
2. Gia đình bà Vương Thị Phi:
- 1 con rể là liệt sĩ.
- 3 con là liệt sĩ.
- 4 cháu là liệt sĩ.
- Trần Phong, con trai bà là anh hùng lực lượng vũ trang.
* * *
5. Để đánh giá gia đình ông Vương Hoán một cách tương đối đầy đủ, ta có một danh mục đại cương như sau:
+ Một gia đình có 6 bà mẹ được Nhà nước tuyên dương danh hiệu: "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng":
- Mẹ Trần Thị Định
- Mẹ Vương Thị Lành (con gái)
- Mẹ Phan Thị Thể (con dâu)
- Mẹ Phan Thị Vũ (con dâu)
- Mẹ Vương Thị Phi (con gái)
- Mẹ Trần Thị Lùn (cháu ngoại)
+ Một anh hùng lực lượng vũ trang: anh Trần Phong.
+ 24 liệt sĩ. Trong số 24 liệt sĩ này, thì 22 người đang ở độ tuổi thanh niên.
Không thể kể ra đây hết! Nhưng mỗi người là một tấm gương hy sinh anh dũng tuyệt vời.
Bà Vương Thị Lành bị bắt đi tố cộng. Trước khi đi, bà mở nắp hầm bí mật nói với anh Lê Đức Tài: "Chúng bắt tôi đi học, để giữ thể hợp pháp, tôi phải đi. Nhưng anh cứ tin tôi. Dẫu có chết, tôi không bao giờ phản Đảng". Bà gọi con đến dặn: "Tau đi học, mi ở nhà lo cơm nước, đậy nắp hầm, cảnh giác cho các chú cẩn thận". Quả nhiên bà giữ đúng lời hứa. Chúng đánh đau quá, về nhà, bà chết.
Ông Vương Hoán xây hầm bí mật cho cán bộ ngay đống rơm nhà mình. Chúng phát hiện, bắt ông khai báo, ông chịu chết, không hé răng một lời.
Chị Vương Thị Xoa, du kích thôn Đức Thái, trong chiến đấu, bị địch bắt. Chúng trả thù bằng cách thay nhau hãm hiếp chị. Chị Xoa đã cắn lưỡi tự vẫn để giữ khí tiết của mình.
Ông Võ Ngạn bị bắt đày ra Côn Đảo. Hai lần vượt ngục, hai lần bị bắt lại. Chúng đã giết ông trong nhà tù.
Vương Thị Sen là y tá. Địch càn, anh em mình bị thương nhiều. Không kể bom đạn, chị xách túi cứu thương đi băng bó cho từng người. Máy bay trực thăng lượn trên đầu, chị vẫn không rời đồng đội, chúng xả súng bắn chết chị khi đang băng bó cho thương binh.
Anh Vương Hưng làm thợ may ở đường Thuận An. Nhưng thực chất anh là biệt động thành, là quận ủy quận 6. Bị vây ở Nhất Đông, anh chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.
Anh Trần Vượng thường vụ huyện ủy huyện Phú Vang, bị phát hiện hầm, không chịu đầu hàng, cùng đồng đội đội nắp hầm, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Chị Võ Thị Em, chống càn, cây súng của chị dũng cảm, hết nã đạn vào kẻ thù trên bộ, lại khống chế trực thăng trên không. Khi chị chết, chiếc trực thăng đã hạ cánh tại chỗ cắt vú chị mang đi...
Còn anh hùng lực lượng vũ trang Trần Phong, người chiến sĩ an ninh gan dạ, là chiếc cầu nối tuyệt vời, là hoa tiêu tuyệt vời đưa bộ đội thọc sâu vào giữa thành Huế, đặc biệt là trận diệt 300 sĩ quan Mỹ ở khách sạn Hương Giang. Làm cả lũ giặc kinh hoàng.
6. Tôi nhớ trận đánh Mỹ đầu tiên: Trận Núi Thành. Chưa hiểu Mỹ thế nào. Ta chuẩn bị ba cơ số quân. Nghĩa là gấp 3 lần số lính Mỹ đóng đồn Núi Thành. Nếu thê đội một chết, thì thê đội hai thay, thê đội hai chết thì thê đội ba thay. Ba chọi một. Quyết tìm cách đánh Mỹ.
Đến Nguyễn Viết Xuân, anh khẳng định: "Đế quốc Mỹ không có gì đáng sợ. Nhằm thẳng quân thù mà bắn".
Rồi chị Út Tịch tuyên bố trang nghiêm: "Còn chiếc lai quần cũng đánh".
Ở Thừa Thiên, trong kháng chiến chống Mỹ, một nhà ba anh hùng: Hồ Vai, Kăn Lịch, A Nun.
Còn gia đình ông Vương Hoán, 6 bà mẹ anh hùng, 1 anh hùng lực lượng vũ trang, 24 liệt sĩ. Tôi không đi nhiều, không hiểu ở các địa phương khác có nhiều gia đình như vậy không. Dẫu sao, đây cũng là bằng cớ của ý chí độc lập, để người Mỹ hiểu thêm rằng: Vì sao nước Mỹ giàu và mạnh thế lại thua ở Việt Nam.
Riêng tôi, tôi gọi gia đình ông Vương Hoán là "Bản anh hùng ca đất nước".
7. Bữa tôi về thăm bà mẹ anh hùng Việt Nam Phan Thị Vũ. Bà già, tóc bạc trắng. Bà quên nhiều. Nhưng rất nhớ bữa nhà bà bị cày ủi. Rơm rạ, cây cối chất một đống. Bữa ấy từ chỗ dồn dân về thăm nền cũ, có gì động đậy trong đống lá. Khi bới ra, Bà thấy một anh cán bộ bị thương. Hai mẹ con vội đắp kín cho anh, rồi về đem thuốc thang, cơm nước tới nuôi nấng, chăm sóc anh. Đến khi anh khỏi, mẹ đưa trả anh về đơn vị.
Tôi hỏi mẹ:
- Mẹ còn nhớ anh ấy không?
Mẹ đáp:
- Nhớ chứ. Thằng Thiêng mà. Bây chừ hắn làm Trưởng phòng chi đó trên huyện.
- Anh ấy về thăm mẹ luôn chứ?
- Đâu có. Từ đó nó đi. Đi thẳng luôn.
Tôi giật mình tưởng nghe nhầm. Không sao hiểu nổi tại sao lại có những con người vong ơn đến thế...?
8. Tôi có được xem trên họa báo Liên Xô (cũ) một tượng đài 7 con chim xoè đuôi bay theo cùng một hướng. Đó là đài kỷ niệm một bà mẹ Liên Xô đã hiến dâng 7 đứa con của mình cho cuộc kháng chiến chống phát xít Đức. Thật là niềm kiêu hãnh và lòng trân trọng. Gia đình ông Vương Hoán, 24 liệt sĩ, 6 bà mẹ anh hùng, một anh hùng lực lượng vũ trang, biết đâu chẳng là một tia chớp xúc cảm cho một đề tài tạo hình của một nghệ nhân nào đó, để nói với cháu con sau này về cái giá máu xương mà thế hệ chúng ta đã trả cho độc lập tự do. Chứ không phải độc lập tự do ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống.
9. Chúng tôi rời cây súng chưa lâu và chúng tôi thường nguyện sống sao cho xứng với máu xương, đồng đội, nhân dân mình đã đổ xuống suốt 30 năm chiến tranh gian khổ và ác liệt. Dù thế nào chăng nữa cũng không được quên nhân dân của mình. Bác Hồ chẳng đã nói đó sao: "Không có nhân dân thì mình làm được gì". Điều đó nói mãi rồi. Đã cũ. Nhưng lúc nào cũng rất mới. Như ngọc càng rửa càng sáng vậy.
N.Q.H
(TCSH85/03-1996)
TRẦN HUYỀN ÂN
Tôi thường hay nghĩ về tết gắn liền với hình ảnh của mạ tôi - người thường kể cho tôi nghe câu chuyện tết bằng câu mở đầu: “Hồi nớ, tết là...”.
Kinh tặng, hương hồn nghệ sĩ Châu Thành
“Những con hổ xám đường 14” là biệt danh mà nguyên Thành đội trưởng Huế Thân Trọng Một dùng để tôn vinh một Trung đội bộ đội địa phương Quận 4 miền Tây Thừa Thiên do A Lơn chỉ huy.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, kết thúc bằng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chờ tổng tuyển cử sau Hiệp định Genève hai năm mòn mỏi, quân dân ta còn phải trường kỳ kháng Mỹ dài mấy mươi năm.
LÊ XUÂN VIỆT
Sau ngày miền Nam giải phóng (Xuân 1975) tôi chuyển công tác từ Đại học tổng hợp Hà Nội vào Huế. Ở thành phố đẹp và thơ, đầy mơ mộng này rất hợp ngành văn mà tôi say mê và theo đuổi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
PHẠM HỮU THU Nếu không nghe những nhận xét, dù kiệm lời của những vị cựu lãnh đạo địa phương và không trực tiếp kiểm chứng, thú thật là tôi không thể viết về con người này, một con người không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn giàu lòng nhân ái đối với đối phương và tận tâm vì nghĩa tình đồng đội. Người đó là ông Lê Hữu Tòng, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Hương Thủy!
Hồng Thế vừa làm thơ vừa cày ruộng ở quê. Cách đây mấy năm, anh có con bò già không cày được nữa, phải bán đi để mua bò mới.
TẤN HOÀI
bút ký
Nhà văn Graham Grin có một quyển tiểu thuyết "MỘT NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG".
NHẤT LÂM
Bút ký
NGUYỄN PHÚC ƯNG ÂN
Hồi ký
Tôi tỉnh giấc. Ngoảnh sang bên cạnh thấy các bạn đã ngồi dậy. Nằm yên trong bóng đêm, tôi thử tính xem mình đang còn cách Huế mấy cây số.
HỮU THU - CHIẾN HỮU
Ghi chép
Cuối năm ngoái, huyện Hương Trà tổ chức khánh thành hồ chứa nước Khe Rưng.
THANH THANH
Thật bất ngờ đọc lại một năm thơ Sông Hương dưới trăng rằm mười bốn chạp rồi ngơ ngẩn bấm đốt tay.
HÀ KHÁNH LINH - NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chuẩn bị ra số kỷ niệm 10 năm giải phóng, Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã có kế hoạch phỏng vấn đồng chí Vũ Thắng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, nhưng chương trình làm việc trong tuần của đồng chí văn phòng đã xếp quá chật.
PHẠM HUY LIỆU
Hồi ký
Đầu tháng 9/1968 tôi điều trị ở Bệnh viện Binh trạm 34, tỉnh Saravane, Nam Lào. Viện nằm trong thung lũng. Xung quanh nhiều núi cao rừng già nên cũng ít bị máy bay Mỹ quấy nhiễu.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Bắt sáu tên giặc Pháp nhảy dù xuống huyện Phong Điền.
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi, chiều cùng ngày, tại Sân vận động Bảo Long (về sau đổi gọi là Sân vận động Tự Do), trước hàng vạn đồng bào dự mít tinh, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên được thành lập và ra mắt, do nhà giáo Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tôi tỉnh giấc khi trời còn tối, nhưng không sao ngủ được nữa. Không phải vì tiếng động của những guồng máy quay, tiếng những vành thép nghiền vỡ vụn đá và cờ-lanh-ke.
TRẦN SỬ kể
HOÀNG NHÂN ghi
Chiến tranh du kích ở huyện Hương Thủy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã diễn ra với nhiều hình thức chiến đấu đầy tính chất sáng tạo của toàn dân.
NGÔ MINH
Đối với anh em làm thơ, viết văn ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên trong nhiều chục năm qua, nhà thơ Hải Bằng là người không thể quên!
HỒNG NHU
Tôi biết anh, đọc anh từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng mỗi người một đơn vị công tác, mãi đến năm 1972 mới gặp nhau. Đó là một ngày mùa hè, bấy giờ Đông Hà vừa mới được giải phóng.