TRẦN SỬ kể
HOÀNG NHÂN ghi
Chiến tranh du kích ở huyện Hương Thủy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã diễn ra với nhiều hình thức chiến đấu đầy tính chất sáng tạo của toàn dân.
"O du kích nhỏ" - Ảnh: wiki
Theo lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ, những người nông dân bình thường với tấm lòng yêu nước nồng nàn đã có nhiều sáng kiến sử dụng sức lực và vũ khí thô sơ để giết giặc cứu nước. Năm 1950, xuất hiện chiến thuật đánh "ôm hè", dùng tay không cướp súng địch, diệt địch. Những người nông dân can đảm phục địch đợi địch đến gần, bất ngờ xông ra "ôm" vật địch và đồng thanh hô vang "ôm hè... hè..." để tăng sức mạnh tập thể chiến đấu và làm địch hoảng loạn tinh thần. Từ đó có tên gọi một loại trận đánh chớp nhoáng theo kiểu như vậy là trận đánh "ôm hè" thể hiện tính chất phác và khí phách của nông dân ta.
Người có sáng kiến đầu tiên đưa ra áp dụng chiến thuật đánh “ôm hè” là xã đội trưởng xã Mỹ Thủy, đồng chí Mai Bạch Vân. Anh đã cùng hoạt động với đồng chí Văn Nông, bí thư chi bộ xã, người đã từng chỉ dùng một cái rựa chặt tre để chiến đấu cho đến ngày hy sinh. Từ chiến công giản dị của người bạn chiến đấu mà anh Vân suy nghĩ thêm về chiến thuật đánh du kích cho một tập thể. Thấy quân địch có súng đạn tối tân anh cũng nhận ra một điều quan trọng là cần có súng để đánh địch và thắng địch. Anh Vân đến trực tiếp gặp thường vụ huyện ủy xin được cấp súng để đánh giặc. Đồng chí bí thư huyện ủy đã bàn bạc với anh là hiện nay ta đang còn thiếu nhiều súng đạn, trong lúc địch đóng quân ở huyện ta lại có nhiều kho súng đạn. Địch đóng nhiều đồn bốt rải rác ở các xã thôn. Chúng ta hãy suy nghĩ xem có cách nào biến các kho súng ấy thành của ta để đánh địch?
Trở về xã, sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Vân chọn năm du kích có đủ sức khỏe và dũng khí, cử anh Nguyễn Văn Hiếu làm đội trưởng chỉ huy. Anh huấn luyện cho đội các động tác, cách cải trang, cách tiếp xúc với địch, cách đóng vai giả bộ người đi làm ruộng sớm. Anh theo dõi các cuộc hành quân nhỏ của quân địch ở bốt đóng đầu làng để nắm qui luật địch thường đi tuần tra, đi lùng sục vào các xóm thôn vào những buổi nào, giờ nào. Sau một tháng chuẩn bị, anh ra lệnh cho đội du kích năm người đi phục kích một toán tuần tiễu địch hỗn hợp lính Pháp và Bảo an binh. Một sáng chủ nhật toán lính địch ở bót Mỹ Thủy lò dò đi vào làng. Chúng trở về hí hửng đứa thì tay xách gà vịt, đứa thì tay xách buồng chuối, trái thơm vừa cướp được của đồng bào ta. Đợi chúng ra khỏi xóm, đội du kích phát lệnh "ôm hè", từ các bụi cây, ruộng lúa xông ra vật ngã bọn lính và cướp súng. Địch bắn loạn xạ và ba chân bốn cẳng chạy về đồn. Trận đánh thắng lợi giòn giã, ta đoạt được hai súng trường của địch.
![]() |
Ông Võ Trọng Môn - một trong những người tham gia diệt địch bằng “ôm hè” ở Thủy Châu - Ảnh: huongthuy.thuathienhue.gov.vn |
Học tập kinh nghiệm đội du kích năm người, đồng chí Nguyễn Đình Cận, xã đội trưởng xã Hồng Thủy (nay là xã Thủy Dương) dùng chiến thuật “ôm hè” đã cướp được súng của lính gác cầu An Cựu, tên lính hoảng sợ bỏ chạy về đồn đóng gần Ngoẹo Dàn xay. Chiến tranh du kích ngày càng lan rộng. Địch sử dụng tù binh để xây dựng các chiến lũy bảo vệ cho chúng quanh thành phố Huế. Đồn Sầm là điểm cao nằm cạnh đường xe lửa và quốc lộ 1A cách Huế chừng hai cây số về phía Nam, trên con đường chiến lược nối liền Huế - Đà Nẵng. Một tiểu đội địch đóng chốt ở Đồn Sầm. Ngày 16 tháng 6 năm 1951, địch sử dụng tù binh giam ở nhà lao Thừa Thiên để xây dựng chiến lũy kiên cố Đồn Sầm. Một trung đội lê dương do sĩ quan Pháp chỉ huy, canh gác tù binh, điều khiển xây dựng chiến lũy Đồn Sầm. Chi bộ nhà lao chủ trương vận dụng chiến thuật "ôm hè", đánh để giải thoát tù binh. Chi bộ cử một bộ phận nghiên cứu địa hình khi lao động khổ sai ở hiện trường, quan sát cách phân chia giao việc cho tù và lính gác ở các điểm, giờ giặc làm và nghỉ, những lúc sơ hở của địch. Sau một thời gian chuẩn bị, một cuộc họp tuyệt mật trong nhà lao để phân công, giao trách nhiệm tác chiến. Chi bộ đã chọn 51 bộ đội thuộc trung đoàn 45 và trung đoàn 101, và bộ đội địa phương chia thành 5 tổ tác chiến.
Chi bộ quyết định đánh lúc 13 giờ ngày 16-6-1951 với nhiệm vụ: "cướp súng địch, đánh địch bằng chiến thuật "ôm hè", hai đánh một, đánh bất ngờ, tấn công cùng loạt, thật nhanh sau khi nghe và nhìn thấy mật lệnh". Chỉ huy trận đánh là đồng chí Hà Văn Chấp, lúc bấy giờ là tù binh bộ đội, bí thư Chi bộ nhà lao (hiện nay là đại tá không quân Quân đội nhân dân Việt Nam, đã về hưu). Trước diễn biến trận đánh mấy ngày một số cán bộ phụ nữ huyện Hương Thủy đã liên lạc bí mật trao thuốc men và đặc biệt một cái nón Huế mới cho đội quân "ôm hè" sắp ra trận. 9 giờ sáng hôm ấy, tù binh đang đào công sự dưới nắng gắt. Lính lê dương không chịu nổi nắng hè oi bức tháng sáu và ngọn gió Lào khô cháy đổ xuống từ các triền núi Trường Sơn. Mồ hôi nhễ nhại, chúng lê bước vật vờ canh gác, lơ đãng nhìn xa xa... Bỗng tiếng gào phát lệnh của đồng chí Chấp vang lên: “Cực da diết lắm anh em ơi!” Cùng lúc tay anh giơ cao chiếc nón Huế vẫy mạnh. Và đáp lại đồng loạt "Ôm hè... Ôm hè...", các tù binh chiến sĩ xông vào, hai đánh một, bất ngờ vật ngã những tên lê dương nằm sóng soài trong bụi mờ công sự. Tiếng súng nổ loạn xạ, thật hãi hùng, ghê sợ và quyết liệt... Cướp được súng, chiến sĩ ta quay ngay mũi súng diệt địch, đuổi theo những tên tháo chạy không xa hiện trường lắm. 40 phút qua nhanh. Ta hoàn toàn thắng lợi. Ta diệt 26 tên trong đó có 2 sĩ quan, bắt 8 tên. Ta thu được 22 súng trong đó có 3 trung liên, 24 tiểu liên, 4 két lựu đạn. Bên ta có 2 chiến sĩ hy sinh là đồng chí Báu, bộ đội trung đoàn chủ lực và đồng chí Doi d 231 địa phương quân. Một giờ sau, bộ binh địch ở Giạ Lê, xe bọc thép địch từ căn cứ Nam Giao chặn đường xốc đến ứng cứu, máy bay địch "bà già" từ sân bay Phú Bài đến chao liệng rà quan sát hiện trường... Nhưng đoàn quân "Ôm hè" chiến thắng đã khẩn trương mang theo đồng đội hy sinh và những chiến lợi phẩm quí giá rút lui an toàn từ lâu. Đoàn quân nhanh chóng vượt qua cánh đồng lúa Thanh Thủy thượng, lội qua sông Lợi Nông (khúc sông phía dưới của sông An Cựu) để về căn cứ du kích...
T.S. - H.N.
(TCSH54/03&4-1993)
TRẦN HUYỀN ÂN
Tôi thường hay nghĩ về tết gắn liền với hình ảnh của mạ tôi - người thường kể cho tôi nghe câu chuyện tết bằng câu mở đầu: “Hồi nớ, tết là...”.
Kinh tặng, hương hồn nghệ sĩ Châu Thành
“Những con hổ xám đường 14” là biệt danh mà nguyên Thành đội trưởng Huế Thân Trọng Một dùng để tôn vinh một Trung đội bộ đội địa phương Quận 4 miền Tây Thừa Thiên do A Lơn chỉ huy.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, kết thúc bằng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chờ tổng tuyển cử sau Hiệp định Genève hai năm mòn mỏi, quân dân ta còn phải trường kỳ kháng Mỹ dài mấy mươi năm.
LÊ XUÂN VIỆT
Sau ngày miền Nam giải phóng (Xuân 1975) tôi chuyển công tác từ Đại học tổng hợp Hà Nội vào Huế. Ở thành phố đẹp và thơ, đầy mơ mộng này rất hợp ngành văn mà tôi say mê và theo đuổi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
PHẠM HỮU THU Nếu không nghe những nhận xét, dù kiệm lời của những vị cựu lãnh đạo địa phương và không trực tiếp kiểm chứng, thú thật là tôi không thể viết về con người này, một con người không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn giàu lòng nhân ái đối với đối phương và tận tâm vì nghĩa tình đồng đội. Người đó là ông Lê Hữu Tòng, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Hương Thủy!
Hồng Thế vừa làm thơ vừa cày ruộng ở quê. Cách đây mấy năm, anh có con bò già không cày được nữa, phải bán đi để mua bò mới.
TẤN HOÀI
bút ký
Nhà văn Graham Grin có một quyển tiểu thuyết "MỘT NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG".
NHẤT LÂM
Bút ký
NGUYỄN PHÚC ƯNG ÂN
Hồi ký
Tôi tỉnh giấc. Ngoảnh sang bên cạnh thấy các bạn đã ngồi dậy. Nằm yên trong bóng đêm, tôi thử tính xem mình đang còn cách Huế mấy cây số.
HỮU THU - CHIẾN HỮU
Ghi chép
Cuối năm ngoái, huyện Hương Trà tổ chức khánh thành hồ chứa nước Khe Rưng.
THANH THANH
Thật bất ngờ đọc lại một năm thơ Sông Hương dưới trăng rằm mười bốn chạp rồi ngơ ngẩn bấm đốt tay.
HÀ KHÁNH LINH - NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chuẩn bị ra số kỷ niệm 10 năm giải phóng, Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã có kế hoạch phỏng vấn đồng chí Vũ Thắng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, nhưng chương trình làm việc trong tuần của đồng chí văn phòng đã xếp quá chật.
PHẠM HUY LIỆU
Hồi ký
Đầu tháng 9/1968 tôi điều trị ở Bệnh viện Binh trạm 34, tỉnh Saravane, Nam Lào. Viện nằm trong thung lũng. Xung quanh nhiều núi cao rừng già nên cũng ít bị máy bay Mỹ quấy nhiễu.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Bắt sáu tên giặc Pháp nhảy dù xuống huyện Phong Điền.
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi, chiều cùng ngày, tại Sân vận động Bảo Long (về sau đổi gọi là Sân vận động Tự Do), trước hàng vạn đồng bào dự mít tinh, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên được thành lập và ra mắt, do nhà giáo Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tôi tỉnh giấc khi trời còn tối, nhưng không sao ngủ được nữa. Không phải vì tiếng động của những guồng máy quay, tiếng những vành thép nghiền vỡ vụn đá và cờ-lanh-ke.
NGÔ MINH
Đối với anh em làm thơ, viết văn ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên trong nhiều chục năm qua, nhà thơ Hải Bằng là người không thể quên!
HỒNG NHU
Tôi biết anh, đọc anh từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng mỗi người một đơn vị công tác, mãi đến năm 1972 mới gặp nhau. Đó là một ngày mùa hè, bấy giờ Đông Hà vừa mới được giải phóng.
Sau khi hoàn tất bản thảo tập thơ Độc Hành thì nhà thơ Hải Bằng cũng “độc hành” về chốn vĩnh hằng vào ngày 7 tháng 7 năm 1998.