Về ngày thành lập Tạp chí Sông Hương

09:35 29/10/2021

DƯƠNG PHƯỚC THU  

Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.

Bìa Tạp chí Sông Hương số 1 - tháng 6 năm 1983

Duyên nợ khó dứt với văn nghệ, tôi được mời cùng với một số nhà văn, nhà báo là lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật, Tạp chí Sông Hương qua các thời kỳ; lãnh đạo đương nhiệm các Hội chuyên ngành: Nhà văn, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Dân gian... đến dự.

Nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, chi tiết, cụ thể cho việc chỉnh sửa Đề án để trong quá trình thực hiện có nhiều thuận lợi cho việc sưu tầm, phục dựng tư liệu hiện vật liên  quan khả dĩ đưa vào Phòng Truyền  thống một cách hợp lý… Và trong lúc trao đổi, một câu hỏi đặt ra: Tạp chí Sông Hương ra đời ngày, tháng nào của năm 1983? Để trả lời câu hỏi này thì cần phải có cái quyết định chính thức về sự ra đời của tờ báo.

Tôi hỏi nhà văn Nguyễn Khắc Phê, Phó Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Sông Hương, ông nói “mình không có”. Hỏi nhà văn Vũ Mạnh Lập, người giữ chức Trưởng ban Trị sự đầu tiên và nhiều năm của Tạp chí, ông cũng lắc đầu, “tớ không giữ”… Hỏi văn thư lữu trữ của Hội Văn nghệ và cả bộ phận trị sự Tạp chí Sông Hương đương nhiệm, cũng không thể tìm ra. Hỏi cả những nhà văn, nhà báo từng làm ở Tạp chí, ai cũng chịu. Lắc đầu. Rất tiếc. Và rất tiếc! Mới đó mà đã xa xăm, thất lạc khó tìm rồi.

Như mọi người đều biết, số 1 Tạp chí Sông Hương được in tại Xí nghiệp Bình Trị Thiên, nộp lưu chiểu tháng 6 năm 1983. Nhưng đấy là tháng (không có ngày) được ghi ở trang cuối, phần “lý lịch” của ấn phẩm chào làng. Còn ngày “khai sinh” chính thức thành lập tờ báo: Về cơ cấu tổ chức, tiêu chí đăng bài, nhiệm vụ hoạt động, số lượng in ấn và cả nhân sự lãnh đạo tờ báo nữa thì cần phải dựa trên văn bản chính của quyết định do cơ quan có thẩm quyền mới chuẩn xác được.

Sau cuộc họp này mấy hôm, tôi đến Tòa soạn Sông Hương, nhà thơ Lê Vĩnh Thái, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, gãi đầu bứt tai một hồi rồi quay sang tôi, nói: “Em nhờ anh vậy. Làm sao tìm ra được quyết định thành lập Tạp chí Sông Hương, anh hè, mới 38 năm mà đã khó tìm vậy rồi. Nếu để lâu, đến năm 2023, Sông Hương chúng ta kỷ niệm 40 năm e càng khó hơn”.

Thấy nhà thơ Lê Vĩnh Thái có vẻ quyết tâm, tôi nhận lời. Nhưng không dám chắc, chỉ nhận lời là sẽ cố gắng thôi.

Sự thật là rất khó tìm. Vì nhiều nguyên nhân: 6 năm sau ngày thành lập Tạp chí, tỉnh Bình Trị Thiên lại chia thành ba tỉnh như trước, hồ sơ, tài liệu của tỉnh này có lúc chuyển nhầm về tỉnh kia. Suốt 38 năm qua, mảnh đất này phải hứng chịu biết bao trận bão lũ lịch sử nhấn chìm vô số làng mạc, phố phường; và ngay cả Sông Hương cũng đã mấy lần chuyển địa điểm tòa soạn, phải chăng vì thế mà thất lạc hồ sơ?

Tôi đã nhận lời với nhà thơ Lê Vĩnh Thái nên phải cố “mò kim đáy bể”. Nhưng quyết tâm thì trời đất phù trợ. Sau một thời gian cậy nhờ, mặc dù rất khó, bởi nó không nằm ở phông tài liệu nào chính thức nào cả, nên phải lục tìm từng gói hồ sơ lưu trữ; việc này các anh chị ở Văn phòng Tỉnh ủy đã giúp đỡ, và cũng phải gần hai tuần mới tìm ra được cái quyết định thành lập Tạp chí Sông Hương.

Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị ở Văn phòng Tỉnh ủy đã nhiệt tình hỗ trợ.

Để bạn đọc rõ hơn về ngày, tháng, năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chúng tôi xin được sao lại nguyên văn nội dung Quyết định của Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, do Phó Bí thư Thái Bá Nhiệm thay mặt Ban Thường vụ ký. Kèm theo ảnh chụp bản chính quyết định thành lập quý làm tư liệu đối chiếu.

Một lần nữa được nhắc lại rõ ràng về ngày, tháng chính thức ra đời Tạp chí Sông Hương, số báo này Tòa soạn xin công bố nguyên văn “Giấy khai sinh đặc biệt quý này”!


 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM                                                Huế, ngày 04 tháng 4 - 1983
   TỈNH ỦY BÌNH TRỊ THIÊN
                      ---
             Số: 23/VP-TU

                                                                               QUYẾT ĐỊNH

                                                                  Xuất bản Tạp chí Sông Hương
                                                              Thuộc Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên
                                                                                       ----
- Căn cứ công văn số 20/TH/TW ngày 15-1-1983 của Ban Tuyên huấn Trung ương và giấy phép số 33 XB-BC của Cục Xuất bản và Báo chí Bộ Văn hóa cho phép xuất bản Tạp chí “Sông Hương”.

- Xét đề nghị của Đảng đoàn Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên,
THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BÌNH TRỊ THIÊN
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Cho xuất bản Tạp chí “Sông Hương”, tạp chí sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học - nghệ thuật - văn hóa, thuộc Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên. Tạp chí có nhiệm vụ:

- Chỉ đạo, động viên các hoạt động sáng tác, nghiên cứu của giới văn học và nghệ thuật Bình Trị Thiên trên cơ sở quán triệt đường lối của Đảng, góp phần giáo dục lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, những tình cảm đạo đức cao quý, những giá trị thẩm mỹ trong sáng nhằm vươn lên thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị trước mắt trong tỉnh và những mục tiêu lâu dài về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

- Từng bước giới thiệu truyền thống văn học nghệ thuật, những giá trị văn hóa của quê hương, thúc đẩy trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị đó trong tình hình mới.

- Thông qua tạp chí, làm tốt công tác tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức đồng thời tăng cường công tác độc giả làm cho tạp chí ngày càng đi vào các đối tượng quần chúng rộng rãi.

Điều 2: Tạp chí xuất bản định kỳ 2 tháng 1 số, lượng bản in 5000 bản (trước mắt 3000 bản), khổ 16 x 24, dày 100 trang.

Điều 3: Chịu trách nhiệm xuất bản về Tạp chí gồm có các đồng chí:

- Nguyễn Khoa Điềm: Tổng biên tập
- Nguyễn Khắc Phê: Phó Tổng biên tập.

Điều 4: Ban Tuyên huấn có trách nhiệm giúp Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi việc thực hiện quyết định này.

Điều 5: Đảng đoàn chính quyền, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Bưu điện, Xí nghiệp in Bình Trị Thiên, có trách nhiệm cùng với Đảng đoàn Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên tạo điều kiện thuận lợi về các mặt tổ chức, tài chính, trang bị vật chất, in và phát hành để tạp chí “Sông Hương” sớm được xuất bản, có đủ cơ sở hoạt động của một cơ quan độc lập vươn lên làm tròn nhiệm vụ của mình.
TM. THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BTT
Phó Bí thư
(đã ký)
Thái Bá Nhiệm

  

(TCSH391/09-2021)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)   

    MAI AN NGUYỄN ANH TUẤN

  • PHI TÂN

    Làng Đại Lộc quê tôi cách biển không xa, nhưng người làng tôi không một ai biết đi biển đánh cá. Nghề đi biển là của những người đàn ông làng biển.

  • LÊ QUỐC HÁN

    Huy Cận (31/5/1919 - 19/2/2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc trong phong trào Thơ Mới (1939 - 1945). Nhiều nhà phê bình xếp ông cùng với Xuân Diệu, Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử vào hàng “tứ bất tử” trong thi ca Việt Nam của thời kỳ này.

  • BÙI KIM CHI

    Tôi rời trường xưa, Đại học Sư phạm Huế chạm ngưỡng 50 năm. Bàng hoàng. Xao xuyến. Thuở vàng son của những tháng năm cũ vẫn lặng lẽ theo tôi, giao cảm tuyệt vời.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Sáu chục năm trước, tôi chỉ là người hoạt động văn nghệ “tay trái”, vì “tay phải” còn lo làm công ăn lương. Sau khi rời ngành giao thông 1974 cho đến lúc về hưu năm 1999, thì làm văn nghệ cả hai tay!

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Theo báo Quyết Chiến, Cơ quan Thành bộ Việt Minh Thuận Hóa, về sau là của Việt Minh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên), do nhà báo Vĩnh Mai (bí danh và cũng là bút danh của Nguyễn Hoàng) làm chủ bút; các nhà báo Nguyễn Đức Phiên, Vĩnh Hòa, Nguyễn Cửu Kiếm kế nhau làm quản lý và trị sự.

  • TRẦN NGUYÊN HÀO

    Bác Hồ là người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, là người sáng lập và linh hồn của nhiều tờ báo vô sản đầu tiên trong lịch sử báo chí ở nước ta và trên thế giới.

  • Kỷ Niệm 130 Năm Ngày Sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)  


    VÕ VÂN ĐÌNH

  • PHẠM XUÂN PHỤNG  

    Về quê mẹ là về quê nội của mạ mình, tức là làng Tân Xuân Lai thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Còn “Quê Mẹ” là nhan đề một bài thơ của Tố Hữu viết về quê hương mình (cả quê nội lẫn quê ngoại), mà địa danh đại diện trong bài là Huế: “Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi!”

  • Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020)

    PHONG LÊ

  • ĐÔNG HÀ  

    Người ta mỗi ngày thường hay nhìn tới để đi, nhưng cũng nhiều lúc, chọn cho mình một góc riêng tư, lại thường nhớ về những nỗi nhớ.

  • XUÂN CỬU

    Kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế

  • BÙI HIỂN

    Giữa năm 1949, lúc ấy tôi đang là ủy viên kiểm tra sở thông tin tuyên truyền liên khu IV, ông Hải Triều gợi ý tôi nên đi công tác một chuyến vào vùng tạm chiếm Bình Trị Thiên.

  • LÊ QUANG THÁI

    Nhà thơ Nguyễn Khoa Vy (1881-1968) ở làng An Cựu, phủ Thừa Thiên, bút hiệu Thảo Am, đã sáng tác bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú theo hạn mỗi câu có tên một con thú.

  • ĐỖ QUÝ DÂN   

    Có lẽ tất cả những ai lớn lên ở Việt Nam đều biết đến nước mắm. Và đây chỉ là một câu chuyện. Một câu chuyện có chút liên quan đến nước mắm. Câu chuyện này cũng liên quan đến một người đàn bà được hoặc bị người ta gán cho cái tên Nước Mắm, hoặc Mắm, nếu người ta lười, chỉ muốn dùng một chữ để cho tiện gọi tên.

  • HỒ NGỌC DIỆP     

    Rất nhiều nhà viết sử, làm văn ao ước một lần được Bác Hồ tiết lộ một chút đời tư, nhưng may mắn đó chỉ thuộc về một người, đó là cố Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà văn Sơn Tùng.

  • CHÍ QUANG  

    Tết Nguyên đán là ngày lễ hội lớn nhất trong năm của toàn dân tộc. Những nghi lễ, tập tục ngày Tết biểu hiện đậm nét văn hóa Việt Nam, chứa đựng tổng thể văn hóa tâm linh, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa nghệ thuật trong đời sống.

  • PHẠM THỊ CÚC  

    Chú tên là Đô, người làng Thanh Thủy, nhưng không phải làng Thanh Thủy Chánh có Cầu Ngói, mà là Thanh Thủy Thượng, bây giờ gọi là Thủy Dương, cùng quê với nhà thơ Phùng Quán. Chú không phải là nhà thơ nên ngất ngưỡng kiểu khác, đặc biệt hơn.