Tiếng quê

15:08 26/08/2008
DƯƠNG THỊ HIỀNMong mãi rồi cũng được về quê cũ. Nắng tháng 7 chói chang phả vào mặt ran rát. Hôm nay tôi lại đi giữa đường quê, gom nhặt những ký ức lấm lem thời thơ dại. Con đường này là nơi tôi đến trường, nơi những trưa hè tôi đầu trần chân đất chạy bắt chuồn chuồn cùng tụi bạn. Đường quê cát bụi lọt giữa hai hàng trinh nữ - loài hoa trắng hồng phơn phớt mà ngày xưa tôi thường ngắt cài lên đầu chơi trò cô dâu chú rể. Cô dâu là tôi - một con bé tóc khét lẹt mùi nắng, quần xắn tới đầu gối, hai tay còn ôm gùi lúa vừa đi mót về...

Chiều, trời phủ màu ráng gà ảm đạm, tôi thẫn thờ đi dọc triền đê tìm lại bóng mình xưa. Dòng sông quê nơi tôi ngụp lặn sau những buổi mò cua lấm bùn. Rồi những ngày lũ về nhuộm nước sông đỏ ngầu, rồi khi hạn hán dân làng rầu rĩ, thấp thỏm lo âu vì thiếu nước cho lúa. Còn bọn trẻ chúng tôi ngán ngẩm vì không được bơi lội tung tăng... Ngay sát dòng sông là cánh đồng làng bát ngát. Vụ gặt đã xong, trên đồng trơ lại những cọng rạ xanh vàng. Thoảng trong gió mùi bùn, mùi rạ còn phảng phất. Tôi mở căng lồng ngực hứng chút hương lúa mới còn sót lại. Đàn cò trắng chấp chới, dập dờn tìm về bến đò cũng như tôi đang tìm về thuở ấu thơ bình yên, dịu ngọt. Xa xa, trên bãi đất hoang, bọn trẻ con cũng chơi trò đánh đáo, chọi gà, tiếng hò hét ầm ĩ...
Trời chập choạng tối, tôi trở về nhà ngoại. Trong bếp ngoại đã chuẩn bị cho tôi món cua dầm khế thơm phức. Ngày xưa tôi chỉ thích mỗi món này. Vì thế, bữa nào ngoại cũng có tô canh giành riêng cho tôi.
Cả ngày đi dạo, bụng đói cồn cào; tôi ngồi vào bàn ăn liền một mạch. Loáng cái nồi canh đã sạch veo. Ngoại lắc đầu mắng yêu: “Cha bố cô, ra thành phố mà cũng không thay đổi được nước ăn xấu. Chả trách gì ngày xưa dì Năm cứ gọi là con lém láu". Tôi cười ngượng nghịu.
Tối đến, tôi leo lên giường cùng ngoại. Tôi rúc vào nách ngoại để mường tượng lại những ngày xưa ngoại kể cổ tích. Mùi trầu thân thương, ấm nồng toả khắp người ngoại. Ngoại đã ngủ tự lúc nào, nhưng bàn tay nhăn nheo vẫn còn vuốt trên tóc tôi. Tôi không sao ngủ được - một cảm giác là lạ thân thương. Tôi vén màn trở dậy ra vườn. Trăng tháng 7 sáng vằng vặc, lấp loá dưới đáy ao, rắc vàng lung linh trên  cành bưởi già. Và đâu đây tôi nghe tiếng cựa mình rất khẽ của chồi non. Bản nhạc hoà tấu mà dế ngân lên phá tan khoảng không tĩnh mịch. Tiếng chú tắc kè trên núi chốc chốc lại vọng về.
Những âm thanh ấy ngày xưa quá bình thường, tôi không bao giờ để ý. Nhưng hôm nay nó trở về trong tôi rất đỗi thiêng liêng. Tiếng dế hay lời đồng vọng của tuổi thơ tôi từ miền quê bao yêu dấu. Tôi lắng nghe bằng cả trái tim mình - tiếng thì thầm quê hương.

D.T.H
(nguồn: TCSH số 160 - 06 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Lê Thị Xuân

  • KHÁNH THƯ*

    Có một lần, người mẹ của tôi bị xe tông, lúc đó rất nguy kịch. Nhà tôi nghèo, không có tiền chữa trị, phải đi vay. May sao, có dì của tôi đã nộp cho bệnh viện. Nhưng tai nạn để lại cho mẹ của tôi một cái chứng mất trí.

  • TRƯƠNG LÊ QUANG HUY

    Trong màn đêm mịt mù bóng tối, tôi cùng tụi thằng Tin, Ken, Tí rủ nhau đi ngắm bình minh ở biển Quảng Ngạn quê tôi. Số là kì nghỉ hè này tôi được bố mẹ cho về quê ở lại chơi.


  • Chung Tiến Lực - Lê Thị Xuân - Nguyên Hào - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Lãm Thắng


  • Một số tranh được giải của các em trong cuộc thi vẽ hè 1993 - Hội VHNT và Nhà Văn hóa Thiếu nhi TT. Huế tổ chức

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    (Nhân tng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)

  • DƯƠNG PHƯỚC QUÝ CHÂU 

    (15 tuổi- Trường Thủy Dương)

  • TRẦN LÊ BẢO ANH

    (11 tuổi trường Vĩnh Ninh)

  • L.T.S. Một trăm linh bảy em viết và một trăm bảy mươi em vẽ. Đó là những "thí sinh" dự cuộc thi sáng tác hè 1993, một hoạt động bổ ích nhưng không mấy dễ dàng cho các em, vì các em mà giờ đây đã thành một thông lệ đẹp của Hội Văn Nghệ, nhà Văn Hóa thiếu nhi, Sở Giáo dục và UB bảo vệ Thiếu nhi tỉnh TT Huế phối hợp tổ chức hàng năm.


  • Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh


  • TRƯƠNG ĐỨC VĨ NHẬT

                            (15 tuổi)

  • VŨ LÊ THẢO CHI
                 (12 tuổi)

    Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ Nguyệt đều là cán bộ Ngân hàng. Thằng Sơn em trai Nguyệt đã lên mười. Nhà Nguyệt ở trong một căn hộ nhỏ. Cuộc sống gia đình Nguyệt không giàu có nhưng vui vẻ đầm ấm.


  • Nguyễn Thị Hương Ly - Nguyễn Trọng Tuất - Ngô Minh

  • Khánh Thư sinh ngày 11/2/2013. Khoảng đầu năm 2020, lúc bé 7 tuổi lên lớp 1, mới học chữ và học viết, đã tự viết những câu chuyện mình nghĩ ra. Đọc và viết chưa thạo, chưa biết nhiều về cách ngắt câu, xuống dòng, dấu chấm, dấu phẩy, nên dễ hiểu là những thứ bé viết người lớn đọc thì sẽ thấy mơ hồ ngây ngô. Thế nhưng, gạt các điều đó ra, những gì bé tự viết ra quả thật là lấp lánh và đẹp đẽ.


  • Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Thị Xuân - Nguyễn Ngọc Phú - Trịnh Tuấn Khanh - Trầm Thiên Thu

  • THẢO NGUYÊN

    Nhắc đến nồi bánh tết của ngoại thì đó là những lần mùa xuân về ngang qua còn đọng lại trong tôi với bao ký ức ngọt ngào sâu lắng.

  • HỒ TRẦN ANH THI

    Mùa đông về kéo theo cái khí hậu lạnh giá và rét buốt. Đông đến cùng những cơn mưa dai dẳng, mưa dầm đề, mưa sướt mướt.

  • TRỊNH THỊ MAI THẢO

    Người tôi sắp kể với bạn, là một người rất đỗi bình thường, với một cái tên bình thường, một khuôn mặt bình thường và một cuộc đời bất thường.


  • Nguyễn Hữu Phú - Ngàn Thương - Lê Thị Xuân


  • Trần Văn Thiên - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lê Thị Xuân