Nồi bánh tết của ngoại

16:33 18/01/2023

THẢO NGUYÊN

Nhắc đến nồi bánh tết của ngoại thì đó là những lần mùa xuân về ngang qua còn đọng lại trong tôi với bao ký ức ngọt ngào sâu lắng.

Ảnh: internet

Dù thời gian có thêm bao nhiêu lần xuân qua nhưng vẫn không thể nào quên được hình ảnh thân yêu ấy. Thương dáng ngoại hao gầy lưng còng tóc trắng, nhưng vẫn cứ lui cui nấu bánh trong những chiều cuối năm. Đó như một phong tục thường niên, một nét đẹp văn hóa của người xưa mà ngoại luôn gìn giữ như một truyền thống của gia đình.

Khi năm cũ sắp bước qua và năm mới cận kề thì đó cũng chính là lúc mà mọi nhà lại tất bật lo đi chợ mua sắm tết, dọn dẹp lại nhà cửa cho tươm tất và điều quan trọng nhất là chuyện gói bánh tét và nấu bánh. Ngoại của tôi cũng vậy, cái nồi thật to treo trên vách ở một góc trong nhà vốn bao ngày nằm yên không ai ngó ngàng đến, thì dịp cuối năm nó lại được ngoại đem ra chùi rửa sạch sẽ rồi cho lên cái lò ở phía sau nhà để nấu bánh. Tuy gọi là cái lò chứ tôi thấy ngoại thường lấy những viên gạch ống kê lên cho đều ba góc hoặc khi thì ngoại lấy sình non trộn chung với trấu rồi đem phơi khô, còn gọi là ba ông táo thật to để đó mà nấu bánh. Cái nồi bánh chuyên dùng để nấu bánh tét của ngoại không biết là nó đã có tự bao giờ, nhưng tôi thấy dường như là nó đã cũ lắm rồi thì phải. Vì đã không còn nét bóng bẩy nữa. Còn cái đít nồi thì đã bị đóng một lớp đen thui mà không thể nào chùi sạch trắng lại được.

Là một đứa trẻ con như tôi thì có biết gì đâu chuyện bộn bề mỗi khi xuân về tết đến. Chỉ biết vui tươi náo nức mỗi khi thấy cái nồi trong nhà được đem ra chùi rửa sạch sẽ. Còn ngoại và mẹ thì loay hoay chuẩn bị với từng công đoạn thì những cái bánh mới được hoàn thành mà cho vào nồi. Khi nấu bánh, ngọn lửa bốc lên nghi ngút cùng những làn khói trắng bay lãng đãng quanh nhà quyện cùng mùa xuân yên bình ấm áp làm cho lòng những đứa trẻ càng nôn nao hơn với niềm mong tết về mà khoác lên áo mới.

Những mùa xuân cứ thế ngang qua. Khi ngoại già tay yếu, chân run, mắt kém thì mẹ tôi lại thay thế ngoại mà làm công việc ấy. Khi mẹ và mấy chị ngồi quây quần bên nhau, người vò nhân, người trộn nếp, người sắp lá chuối. Ngoại chống gậy trúc cứ đi ra đi vào, thỉnh thoảng tôi lại nghe ngoại chỉ nhắc mẹ làm cho những chiếc bánh được khéo léo hơn.

Dòng thời gian cứ mãi trôi nhanh. Tuổi thơ của tôi mới đó mà đã trôi vào dĩ vãng. Góc nhỏ của quê hôm nào phủ bóng mát cây xanh với ngôi nhà rêu phong mái lá thì nay đã ít nhiều đổi thay. Phía trước sân cánh cổng có giàn hoa giấy nở đầy hoa thì nay không còn nữa. Con lộ mới toanh vừa mới làm xong, xe cộ chạy qua lại suốt ngày. Sự ồn ào đã thay thế cái khoảng trầm lắng thân quen xưa kia. Nhưng đó chính là sự phát triển của vùng nông thôn, là niềm mơ ước của bao người ở đây.

Những ngày cuối năm sắp đi qua, tết đã cận kề rồi mà cái nồi chỉ để dành nấu bánh tét nó vẫn nằm lặng thinh trên vách. Tôi thắc mắc hỏi mẹ rằng: Tại sao năm nay nhà mình không gói bánh như thường lệ hằng năm nữa vậy mẹ? Mẹ đang lau chùi mấy bộ bàn ghế trong nhà, mẹ vừa làm vừa trả lời tôi: Con không thấy mẹ làm chẳng có chút thời gian nghỉ ngơi đó hay sao. Cuối năm vừa phải phụ cha con rải phân, tưới nước đám đậu, đám dưa ngoài rẫy, rồi còn phải lo toan bao công việc trong nhà thì thời gian đâu mà nấu bánh nữa. Mẹ định tới sáng ba mươi đi ra chợ mua vài đòn bánh tét và mớ bánh ít về cúng ông bà cho nó gọn.

Mẹ tôi nói cũng phải, thời buổi bây giờ muốn mua gì ngoài chợ mà không có. Cũng như chuyện nấu bánh cũng vậy, nếu không có thời gian tự làm thì ra chợ mua cũng được. Nhưng mà với tôi, chiều cuối năm không được thấy nồi bánh sau nhà đang bập bùng ánh lửa, làn khói bay uốn cong theo ngọn gió, và mùi nếp bốc thơm thì dường như là bị thiếu thiếu một cái gì đó trong lòng thì phải. Rồi tôi lại đi vào trong nhà, nhìn lên nơi mà cái nồi đang im lìm trên vách đó rồi tự hỏi, không biết nó có buồn không? Nhưng sao tôi lại khao khát nó được đặt lên bếp lửa như những xuân xưa.

Đã bao mùa xuân ngoại tôi đi xa. Cái nồi mà ngoại thường đem ra nấu bánh mỗi khi xuân về tết đến thì nay nó cũng nằm yên đó như một kỷ vật rồi.

Xuân đang về, tết đang đến. Không hiểu sao tôi lại khát khao được trở về những mùa xuân khi còn có ngoại…

T.N
(TCSH408/02-2023)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Lê Thị Xuân

  • KHÁNH THƯ*

    Có một lần, người mẹ của tôi bị xe tông, lúc đó rất nguy kịch. Nhà tôi nghèo, không có tiền chữa trị, phải đi vay. May sao, có dì của tôi đã nộp cho bệnh viện. Nhưng tai nạn để lại cho mẹ của tôi một cái chứng mất trí.

  • TRƯƠNG LÊ QUANG HUY

    Trong màn đêm mịt mù bóng tối, tôi cùng tụi thằng Tin, Ken, Tí rủ nhau đi ngắm bình minh ở biển Quảng Ngạn quê tôi. Số là kì nghỉ hè này tôi được bố mẹ cho về quê ở lại chơi.


  • Chung Tiến Lực - Lê Thị Xuân - Nguyên Hào - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Lãm Thắng


  • Một số tranh được giải của các em trong cuộc thi vẽ hè 1993 - Hội VHNT và Nhà Văn hóa Thiếu nhi TT. Huế tổ chức

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    (Nhân tng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)

  • DƯƠNG PHƯỚC QUÝ CHÂU 

    (15 tuổi- Trường Thủy Dương)

  • TRẦN LÊ BẢO ANH

    (11 tuổi trường Vĩnh Ninh)

  • L.T.S. Một trăm linh bảy em viết và một trăm bảy mươi em vẽ. Đó là những "thí sinh" dự cuộc thi sáng tác hè 1993, một hoạt động bổ ích nhưng không mấy dễ dàng cho các em, vì các em mà giờ đây đã thành một thông lệ đẹp của Hội Văn Nghệ, nhà Văn Hóa thiếu nhi, Sở Giáo dục và UB bảo vệ Thiếu nhi tỉnh TT Huế phối hợp tổ chức hàng năm.


  • Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh


  • TRƯƠNG ĐỨC VĨ NHẬT

                            (15 tuổi)

  • VŨ LÊ THẢO CHI
                 (12 tuổi)

    Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ Nguyệt đều là cán bộ Ngân hàng. Thằng Sơn em trai Nguyệt đã lên mười. Nhà Nguyệt ở trong một căn hộ nhỏ. Cuộc sống gia đình Nguyệt không giàu có nhưng vui vẻ đầm ấm.


  • Nguyễn Thị Hương Ly - Nguyễn Trọng Tuất - Ngô Minh

  • Khánh Thư sinh ngày 11/2/2013. Khoảng đầu năm 2020, lúc bé 7 tuổi lên lớp 1, mới học chữ và học viết, đã tự viết những câu chuyện mình nghĩ ra. Đọc và viết chưa thạo, chưa biết nhiều về cách ngắt câu, xuống dòng, dấu chấm, dấu phẩy, nên dễ hiểu là những thứ bé viết người lớn đọc thì sẽ thấy mơ hồ ngây ngô. Thế nhưng, gạt các điều đó ra, những gì bé tự viết ra quả thật là lấp lánh và đẹp đẽ.


  • Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Thị Xuân - Nguyễn Ngọc Phú - Trịnh Tuấn Khanh - Trầm Thiên Thu

  • HỒ TRẦN ANH THI

    Mùa đông về kéo theo cái khí hậu lạnh giá và rét buốt. Đông đến cùng những cơn mưa dai dẳng, mưa dầm đề, mưa sướt mướt.

  • TRỊNH THỊ MAI THẢO

    Người tôi sắp kể với bạn, là một người rất đỗi bình thường, với một cái tên bình thường, một khuôn mặt bình thường và một cuộc đời bất thường.


  • Nguyễn Hữu Phú - Ngàn Thương - Lê Thị Xuân


  • Trần Văn Thiên - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lê Thị Xuân

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Cuộc thi viết văn cho tuổi thiếu nhi hè 94 của tỉnh ta do điều kiện tổ chức có hạn, chỉ tập hợp được các em ở địa bàn thành phố Huế. Tuy vậy, cuộc thi đã đạt được những thành quả đáng mừng, đã khẳng định và phát hiện thêm một số em có năng khiếu sáng tác văn học.