VŨ LÊ THẢO CHI
(12 tuổi)
Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ Nguyệt đều là cán bộ Ngân hàng. Thằng Sơn em trai Nguyệt đã lên mười. Nhà Nguyệt ở trong một căn hộ nhỏ. Cuộc sống gia đình Nguyệt không giàu có nhưng vui vẻ đầm ấm.
Minh họa: Đặng Mậu Tựu
Năm Nguyệt mười ba, bố mẹ xin chuyển công tác vào thành phố Hồ Chí Minh. Nghe đâu bố Nguyệt được cử làm giám đốc Công ty gì đó to lắm. Nguyệt và thằng Sơn được chuyển vào học ở một ngôi trường xinh xắn mang tên Võ Thị Sáu. Bạn mới thấy chị em Nguyệt nói tiếng Hà Nội lại trêu: "Đi Hà Lội mua cái lồi về lấu cơm lếp", Nguyệt không giận, chỉ thấy vui vui.
Nguyệt có khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt đen hiếng. Có lần nội Nguyệt đùa: "Mắt hiếng là hay ăn vụng". Thằng Sơn nghe được nó trêu Nguyệt hoài. Nguyệt ức lắm nhưng không làm gì được nó. Mặc dù vậy Nguyệt rất thương thằng Sơn. Có cái gì Nguyệt cũng dành phần cho nó. Nguyệt lại chăm ngoan, học giỏi nên có nhiều bạn muốn kết thân. Nhưng cũng có đứa ghen tị dèm pha. Có lần Nguyệt nghe con Hoa ngồi cùng bàn, bàn tán với mấy đứa con gái.
- Tụi bây có biết vì sao nhà con Nguyệt giàu không? Ba nó làm giám đốc Công ty Kiđôtôhô gì đấy nên được nhiều người đút lót lắm.
Nguyệt rất buồn.
Mẹ Nguyệt đẹp lắm. Ngoài ba mươi tuổi nhưng bà vẫn còn rất trẻ. Sáng sáng, mẹ Nguyệt dùng chiếc Dream chở hai chị em Nguyệt đến trường. Những khi bố mẹ vắng nhà, chị em Nguyệt đều có người đưa đi rước về. Bây giờ nhà Nguyệt ở trong một căn hộ rộng lắm, đẹp lắm, lại có nhiều phòng. Cổng ngoài lúc nào cũng khóa trái, nên Nguyệt ít được tiếp xúc với bạn bè như hồi còn ở Hà Nội. Nhưng bù lại, giờ Nguyệt và Sơn đòi gì bố mẹ cũng chiều. Sắp đến những ngày hè lý thú, bố mẹ hứa sẽ đưa chị em Nguyệt đi biển Vũng Tàu rồi còn hứa sẽ mua cho hai chị em hai cái đồng hồ thiệt xịn. "Trời ơi! đã quá trời". Thằng Sơn nhảy cẫng lên sung sướng tột độ.
Nhưng mọi cái đều đi vào giấc mộng. Nó không bao giờ đến với chị em Nguyệt. Niềm vui của chị em Nguyệt tan biến rồi! Mấy tháng nay, bố mẹ Nguyệt cứ hay gây gỗ, đốp chát nhau luôn. Có lần Nguyệt thấy mẹ dữ tợn gào lên kinh khủng.
- Ông là đồ ngu mới để công ty thua lỗ, phá sản như vậy, lại còn bị ra tòa. Nhục nhã quá trời. Tôi không thể nào sống với ông được nữa. Ông nuôi con Nguyệt, tôi nuôi thằng Sơn.
Nguyệt bịt tai lại, nằm khóc sưng cả mắt, thằng Sơn cũng nín thinh không nói một lời. Nguyệt nhớ đến lời con Hoa. Một ý nghĩ lóe trên đầu Nguyệt. "Mình và thằng Sơn phải đi xa ngôi nhà độc ác này".
Nguyệt bảo với Sơn.
- Em có đi với chị không?
- Đi đâu? - Thằng Sơn ngạc nhiên.
- Đi đâu cũng được miễn đi khỏi nhà này.
- Thế chị em mình không đi học nữa à?
- Chị chán lắm!
- Nhưng mà em sợ lắm, nhỡ đói lấy gì mà ăn, chứ em muốn đi lắm. Dạo này, hở một tí là bố mẹ lại quát mắng em chứ chẳng chiều em như trước nữa.
- Sợ cái đếch gì, mình có tiền bỏ ống hôm Tết ấy.
Do dự một lúc rồi thằng Sơn cũng đồng ý. Hai đứa thì thầm to nhỏ, quyết định ngày mai sẽ đi vào lúc bố mẹ đi vắng. Nguyệt và Sơn lấy chiếc ba lô nhỏ mà Nguyệt thường đựng sách vở đi học để đựng áo quần, một ít sách vở và tiền bỏ ống được 50.300 đ. Hai chị em Nguyệt dắt tay nhau đi hết phố này đường khác. Nguyệt chả bao giờ được bố mẹ đưa đi phố kể từ ngày vào Sài Gòn. Nên cái gì Nguyệt cũng thấy xa lạ, thích thú. Nguyệt và Sơn không còn thấy buồn, các quầy đồ chơi đã cuốn hút chúng. Thằng Sơn nằng nặc đòi mua khẩu súng nhựa bắn nước rất đẹp. Nguyệt cũng chiều em. Đến một quán kem vệ đường, Nguyệt mua hai cốc kem ngồi ở đấy ăn. Bỗng một thằng bé chừng 6 tuổi, gầy guộc, mặt mũi lem luốc, sau lưng địu một đứa em nhỏ xíu. Thằng bé đi lại phía chị em Nguyệt. Nó không xin chỉ đưa ánh mắt thèm thuồng. Bỗng đứa em đằng sau nó gần lộn ngược xuống. Nguyệt hoảng hốt kêu lên:
- Ngã em bây giờ.
Thằng bé chỉ cười, nó còn đung đưa cái địu như muốn vứt em nó xuống đường trông mà ghê!
Nguyệt mua một cốc kem cho nó rồi hỏi:
- Ba mẹ em ở đâu?
- Ga - thằng bé trả lời cộc lốc.
- Em bé được mấy tuổi rồi?
- 2 tháng.
- Nó bé thế thì lấy gì cho nó ăn?
- Có sữa.
- Đâu? - Nguyệt tò mò.
Thằng bé lấy ra một cái chai, phía trên có cái núm vú, trong đựng toàn nước gì mà đục ngầu. Nó xoay em lại nhét vào miệng em, đứa bé bộp lấy bộp để. Đôi mắt đứa bé đỏ dại, cái miệng nhóp nhép, còn nó thì cười. Nguyệt trách nó rồi cho nó 1000 đ. Nó ngạc nhiên nhìn Nguyệt rồi bỏ đi. Nguyệt miên man nghĩ "Trên đời này tại sao lại có những người khổ như vậy! Nếu mình không lo cho thằng Sơn thì mình với thằng Sơn chắc cũng lang thang vất vưởng như thằng bé! Không, mình không để thằng Sơn phải chịu như vậy”. Bạch bạch tiếng xe hon-da làm cắt đứt dòng suy nghĩ của Nguyệt. Trời ơi! Có phải mẹ đó không? Mẹ khác xa rồi mẹ ơi! Mẹ đang ngồi với một người đàn ông không phải là bố. Thời gian đã làm thay đổi mẹ quá nhiều rồi, chắc bố cũng thế thôi. Chắc họ cũng chẳng cần gì đến mình nữa. A, đúng rồi, Nguyệt nhớ hè vừa rồi, o Nguyệt từ Huế vào, o rất thương hai chị em Nguyệt. Mong hai đứa ra ở với o vì o độc thân mà. Đúng rồi mình sẽ ra Huế. Nghĩ vậy Nguyệt nắm tay thằng Sơn rảo bước về phía sân ga. Nơi ấy có bao điều xảy ra với chị em Nguyệt...?
V.L.T.C
(TCSH55/05&6-1993)
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Lê Thị Xuân
KHÁNH THƯ*
Có một lần, người mẹ của tôi bị xe tông, lúc đó rất nguy kịch. Nhà tôi nghèo, không có tiền chữa trị, phải đi vay. May sao, có dì của tôi đã nộp cho bệnh viện. Nhưng tai nạn để lại cho mẹ của tôi một cái chứng mất trí.
TRƯƠNG LÊ QUANG HUY
Trong màn đêm mịt mù bóng tối, tôi cùng tụi thằng Tin, Ken, Tí rủ nhau đi ngắm bình minh ở biển Quảng Ngạn quê tôi. Số là kì nghỉ hè này tôi được bố mẹ cho về quê ở lại chơi.
Chung Tiến Lực - Lê Thị Xuân - Nguyên Hào - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Lãm Thắng
Một số tranh được giải của các em trong cuộc thi vẽ hè 1993 - Hội VHNT và Nhà Văn hóa Thiếu nhi TT. Huế tổ chức
NGUYỄN TRỌNG TẠO
(Nhân tổng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)
DƯƠNG PHƯỚC QUÝ CHÂU
(15 tuổi- Trường Thủy Dương)
TRẦN LÊ BẢO ANH
(11 tuổi trường Vĩnh Ninh)
L.T.S. Một trăm linh bảy em viết và một trăm bảy mươi em vẽ. Đó là những "thí sinh" dự cuộc thi sáng tác hè 1993, một hoạt động bổ ích nhưng không mấy dễ dàng cho các em, vì các em mà giờ đây đã thành một thông lệ đẹp của Hội Văn Nghệ, nhà Văn Hóa thiếu nhi, Sở Giáo dục và UB bảo vệ Thiếu nhi tỉnh TT Huế phối hợp tổ chức hàng năm.
Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh
TRƯƠNG ĐỨC VĨ NHẬT
(15 tuổi)
Nguyễn Thị Hương Ly - Nguyễn Trọng Tuất - Ngô Minh
Khánh Thư sinh ngày 11/2/2013. Khoảng đầu năm 2020, lúc bé 7 tuổi lên lớp 1, mới học chữ và học viết, đã tự viết những câu chuyện mình nghĩ ra. Đọc và viết chưa thạo, chưa biết nhiều về cách ngắt câu, xuống dòng, dấu chấm, dấu phẩy, nên dễ hiểu là những thứ bé viết người lớn đọc thì sẽ thấy mơ hồ ngây ngô. Thế nhưng, gạt các điều đó ra, những gì bé tự viết ra quả thật là lấp lánh và đẹp đẽ.
Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Thị Xuân - Nguyễn Ngọc Phú - Trịnh Tuấn Khanh - Trầm Thiên Thu
THẢO NGUYÊN
Nhắc đến nồi bánh tết của ngoại thì đó là những lần mùa xuân về ngang qua còn đọng lại trong tôi với bao ký ức ngọt ngào sâu lắng.
HỒ TRẦN ANH THI
Mùa đông về kéo theo cái khí hậu lạnh giá và rét buốt. Đông đến cùng những cơn mưa dai dẳng, mưa dầm đề, mưa sướt mướt.
TRỊNH THỊ MAI THẢO
Người tôi sắp kể với bạn, là một người rất đỗi bình thường, với một cái tên bình thường, một khuôn mặt bình thường và một cuộc đời bất thường.
Nguyễn Hữu Phú - Ngàn Thương - Lê Thị Xuân
Trần Văn Thiên - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lê Thị Xuân
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Cuộc thi viết văn cho tuổi thiếu nhi hè 94 của tỉnh ta do điều kiện tổ chức có hạn, chỉ tập hợp được các em ở địa bàn thành phố Huế. Tuy vậy, cuộc thi đã đạt được những thành quả đáng mừng, đã khẳng định và phát hiện thêm một số em có năng khiếu sáng tác văn học.