Dưới gốc cau

08:32 29/09/2023


TRƯƠNG ĐỨC VĨ NHẬT

                        (15 tuổi)

Minh họa: Đặng Mậu Tựu

Chiếc xe đò chật ních người từ từ dừng lại. Bố tôi nhảy vội xuống xe rồi nhấc bổng tôi theo. Xe phóng đi, bụi đỏ cuốn mù. Bố tôi lẩm bẩm điều gì đó rồi nắm tay tôi: "Đi thôi con". Cử chỉ trìu mến, nhưng giọng nói của ông khô khan. Tôi bước nhanh theo bố.

Thế là tôi lại về thăm nội. Tôi sắp được gặp chị Thắm, chị Hạnh, được anh Trung dẫn đi tắm sông. Vui thế!

Cách nhà nội một quãng là tôi cắm đầu chạy.

Nội đang xơi trầu, thấy tôi, mừng quá, cười móm mém.

Buổi tối, nội nấu nồi xôi đỗ cho tôi ăn. Nội còn nấu khoai để giành buổi sáng trong cái nồi đất. Khoai ướp lá dứa, thơm thơm là.

- Bà đừng cho nó ăn khoai buổi tối, hư răng đấy! - Bố tôi dặn bà tôi.

Bà không nói gì, lẳng lặng đút vào túi quần cho tôi một củ tròn trùng trục.

Đêm. Trăng sáng lạ. Tôi ngồi với bố trên chiếc chõng tre giữa sân. Tôi cầm cuốn truyện định xem dưới ánh trăng. Bố tôi bảo: “Hư mắt đấy”. Tôi gấp sách, nhìn ra đồng lúa gợn sóng vàng. Một chốc tôi xoay người nằm cạnh bố, nhìn lên mặt trăng tìm mãi chẳng thấy bóng cây đa. Trước thềm chòm cau lắc lư. Gió mơn man. Mắt tôi riu ríu.

... Mặt trăng núp sau chòm cau. Cây cau như bị ai đốn gốc, bỗng đổ hẳn xuống phía tôi. Tôi hốt hoảng mở bừng mắt: Bóng cau đổ dài qua thềm, vắt ngang qua chõng.

Gió mơn man. Mắt tôi cứ díp lại.

... Một tà áo trắng từ chòm cau lại lướt xuống. Bàn tay ai dìu dịu mân mê đầu tôi - Bông hoa cau rơi xuống mặt tôi từ bao giờ, thoang thoảng. Tôi với qua nắm lấy tay bố tôi.

... Sau gốc cau, hai mái đầu ló ra cười với tôi:

- Thế là Hương Thu không tìm ra hai chị rồi!

Tôi ngồi dậy: "Hai chị nói khẽ nhé, bố em chưa ngủ đâu".

Tôi rón rén bước về phía cây cau.

Hai chị nắm lấy tay tôi: “Bây giờ chị em mình chơi trò này nhé: oăn-tù-tì, ai là Tấm, ai là Cám, oăn-tù-tì?”

Ánh trăng soi rõ khuôn mặt hai chị. Đẹp lạ!

"Sao lại giống nhau như thế này?" - Tôi nghĩ.

- Oăn-tù-tì.. nào?

Hai chị lại biến vào gốc cau rồi lại ló đầu ra: - Nào oăn-tù-tì, ai là Cám, ai là Tấm?

Hai cái đầu lúc ẩn, lúc hiện, lúc bên phải, lúc bên trái. Mắt tôi hoa lên.

- "Oăn-tù-tì, Tấm đâu, Cám đâu? Nào?”

Hai chị lại cười.

"À, tôi nhận ra rồi, không phải hoàn toàn giống nhau đâu. Tiếng cười của một chị giòn tan, một chị nhỏ dịu". Hình như đoán được ý nghĩ của tôi, hai chị im bặt, không cười to nữa, chỉ chúm chím.

"Đến thế này thì chịu mất thôi!"

Chợt tôi cười ranh mãnh. Tôi ngồi thụp xuống, tóm lây chân một chị: "Đôi hài tía của bà tiên đây rồi, Tấm!".

Hai chị lại cười như nắc nẻ. Chị Tấm ôm tôi vào lòng, hôn lên tóc tôi. Chị Cám chạy quanh như trò chơi cút bắt. Bóng chị xa dần, xa dần rồi mất hút... Một chốc, chị lại hiện ra trên gợn lúa vàng, bồng bềnh, bồng bềnh...

Tóc chị Tấm thoảng mùi hoa thị, vòng tay chị dịu dàng. Tôi ngạc nhiên: "Chị Tấm ơi, chị Cám còn đùa vui với chị em mình, sao ai cũng bảo chị ấy đã chết?".

Chị Tấm mở to mắt nhìn tôi: Ai bảo em thế?

Tôi quả quyết: Sách kể thế. Cô giáo em cũng kể thế. Em làm sao nhầm được!

Chị Tấm bảo: Lạ thật! Sách kể như thế nào?

Tôi nói nhẹ như hơi thở:

- Người ta bảo chị Cám hỏi chị làm sao để được da trắng, chị dùng nước sôi tưới vào người chị Cám, thế là chị Cám chết.

Chị Tấm ấm ức: - Tại sao mọi người lại có thể nghĩ ác cho chị đến thế!

Tôi bảo: "Người ta còn kể rằng mẹ con chị Cám lừa chị lên hái cau rồi chặt gốc cho chị chết nữa cơ!".

Chị Tấm cười: "À, đó là người ta kể chuyện ngày xưa, xưa thật là xưa... Chuyện bịa đấy! Còn bây giờ thì em thấy đây, chị vỗ nhẹ vào gốc cau, cây cau vẫn còn đấy thôi!".

Tôi dụi mắt. Trước mặt tôi cây cau vẫn lắc lư theo gió. Trăng vẫn sáng bàng bạc...

Tôi trăn trở mãi. Bố tôi cựa mình. Ông mở mắt, nhìn tôi hốt hoảng. Sao con chưa ngủ?

Tôi hỏi: "Bố ơi! Cám chưa chết hả bố?"

Bố tôi ngái ngủ: "Cám nào? Con làm sao thế?"

- Cám trong truyện Tấm Cám đấy mà!

Bố tôi bực dọc: Con mơ à? ông dằn giọng: Cám độc ác thế làm sao lại chưa chết! Ngủ đi, hư thần kinh đấy!"

Bố tôi kéo chăn đắp cho tôi, trời khuya lành lạnh. Tôi cuộn tròn trong chăn, dùng tay gối đầu thay cho cuốn truyện.

Tôi đặt cuốn truyện bên cạnh mình. Một làn gió nhẹ e dè lật từng trang cổ tích...

Huế, 8.3.1993
T.Đ.V.N
(TCSH55/05&6-1993)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Lê Thị Xuân

  • KHÁNH THƯ*

    Có một lần, người mẹ của tôi bị xe tông, lúc đó rất nguy kịch. Nhà tôi nghèo, không có tiền chữa trị, phải đi vay. May sao, có dì của tôi đã nộp cho bệnh viện. Nhưng tai nạn để lại cho mẹ của tôi một cái chứng mất trí.

  • TRƯƠNG LÊ QUANG HUY

    Trong màn đêm mịt mù bóng tối, tôi cùng tụi thằng Tin, Ken, Tí rủ nhau đi ngắm bình minh ở biển Quảng Ngạn quê tôi. Số là kì nghỉ hè này tôi được bố mẹ cho về quê ở lại chơi.


  • Chung Tiến Lực - Lê Thị Xuân - Nguyên Hào - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Lãm Thắng


  • Một số tranh được giải của các em trong cuộc thi vẽ hè 1993 - Hội VHNT và Nhà Văn hóa Thiếu nhi TT. Huế tổ chức

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    (Nhân tng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)

  • DƯƠNG PHƯỚC QUÝ CHÂU 

    (15 tuổi- Trường Thủy Dương)

  • TRẦN LÊ BẢO ANH

    (11 tuổi trường Vĩnh Ninh)

  • L.T.S. Một trăm linh bảy em viết và một trăm bảy mươi em vẽ. Đó là những "thí sinh" dự cuộc thi sáng tác hè 1993, một hoạt động bổ ích nhưng không mấy dễ dàng cho các em, vì các em mà giờ đây đã thành một thông lệ đẹp của Hội Văn Nghệ, nhà Văn Hóa thiếu nhi, Sở Giáo dục và UB bảo vệ Thiếu nhi tỉnh TT Huế phối hợp tổ chức hàng năm.


  • Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh

  • VŨ LÊ THẢO CHI
                 (12 tuổi)

    Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ Nguyệt đều là cán bộ Ngân hàng. Thằng Sơn em trai Nguyệt đã lên mười. Nhà Nguyệt ở trong một căn hộ nhỏ. Cuộc sống gia đình Nguyệt không giàu có nhưng vui vẻ đầm ấm.


  • Nguyễn Thị Hương Ly - Nguyễn Trọng Tuất - Ngô Minh

  • Khánh Thư sinh ngày 11/2/2013. Khoảng đầu năm 2020, lúc bé 7 tuổi lên lớp 1, mới học chữ và học viết, đã tự viết những câu chuyện mình nghĩ ra. Đọc và viết chưa thạo, chưa biết nhiều về cách ngắt câu, xuống dòng, dấu chấm, dấu phẩy, nên dễ hiểu là những thứ bé viết người lớn đọc thì sẽ thấy mơ hồ ngây ngô. Thế nhưng, gạt các điều đó ra, những gì bé tự viết ra quả thật là lấp lánh và đẹp đẽ.


  • Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Thị Xuân - Nguyễn Ngọc Phú - Trịnh Tuấn Khanh - Trầm Thiên Thu

  • THẢO NGUYÊN

    Nhắc đến nồi bánh tết của ngoại thì đó là những lần mùa xuân về ngang qua còn đọng lại trong tôi với bao ký ức ngọt ngào sâu lắng.

  • HỒ TRẦN ANH THI

    Mùa đông về kéo theo cái khí hậu lạnh giá và rét buốt. Đông đến cùng những cơn mưa dai dẳng, mưa dầm đề, mưa sướt mướt.

  • TRỊNH THỊ MAI THẢO

    Người tôi sắp kể với bạn, là một người rất đỗi bình thường, với một cái tên bình thường, một khuôn mặt bình thường và một cuộc đời bất thường.


  • Nguyễn Hữu Phú - Ngàn Thương - Lê Thị Xuân


  • Trần Văn Thiên - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lê Thị Xuân

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Cuộc thi viết văn cho tuổi thiếu nhi hè 94 của tỉnh ta do điều kiện tổ chức có hạn, chỉ tập hợp được các em ở địa bàn thành phố Huế. Tuy vậy, cuộc thi đã đạt được những thành quả đáng mừng, đã khẳng định và phát hiện thêm một số em có năng khiếu sáng tác văn học.