TRỊNH THỊ MAI THẢO
Người tôi sắp kể với bạn, là một người rất đỗi bình thường, với một cái tên bình thường, một khuôn mặt bình thường và một cuộc đời bất thường.
Minh họa: NHÍM
Có lẽ, chính cuộc đời bất thường của người đó đã cứu vớt lấy cuộc đời của tôi. Vì vậy, với tất cả lòng kính trọng và sự tiếc nuối dành cho con người này, tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện, câu chuyện về một cô bé đã cứu lấy cuộc đời của cô bé khác.
Năm lên lớp hai, tôi bị lạm dụng. Sự lạm dụng đó không phải chỉ do kẻ lạm dụng tôi, mà còn là hậu quả đằng sau những đổ vỡ của mẹ tôi, khi mẹ ly hôn và phải dồn hết sức để tạo ra đồng tiền lo cho tôi đi học. Vì vậy, như một đứa trẻ thời hiện đại, khi bố mẹ quá chăm lo cho công việc và vô tình “lạc mất” con mình, tôi bị lạm dụng. Mà một đứa trẻ thì làm được gì khi bị lạm dụng mà không có ai kề bên mình? Không làm được gì cả. Còn đáng sợ hơn, khi kẻ ấy lại là một thanh niên ở gần nhà mình. Vì vậy, mỗi lần thoáng thấy bóng hắn, tôi rụt cổ lại và tìm cách đi hướng khác. Đó là điều duy nhất mà một đứa trẻ cô độc làm được. Cảm giác một người lạ chạm vào mình, nỗi đau và nước mắt đẩy một cô bé như tôi đến tuyệt vọng, khi tôi nhìn một nhân vật trên ti vi treo cổ tự tử, và tôi tự hỏi nếu tôi làm như thế thì nỗi đau của tôi có dịu đi không?… Mẹ ơi, mẹ ở đâu?
Kết quả học tập của tôi sa sút dần, tôi cũng không làm bạn được với ai, suốt ngày lầm lì và thu mình lại. Mẹ tôi nhận ra điều đó, nhưng bà không làm được gì, vì bà quá bận rộn. Mọi chuyện đến hồi kết thúc khi mẹ tôi quyết định đăng kí cho tôi đi cùng lớp một chuyến xe lên vùng cao và thăm một trại trẻ mồ côi.
Tôi gặp Khánh Linh. Thực ra, Khánh Linh chưa bao giờ có tên, cô bé chỉ bập bẹ được cái tên dân tộc của mình, cái tên mà tôi sẽ không bao giờ hiểu được. Tuổi thơ của Khánh Linh là kí ức của những trận đòn roi, bởi những người trong gia đình và khi “gia đình” Linh tan đàn xẻ nghé, cô bé lưu lạc đến đây. Bất chấp quá khứ, Khánh Linh vẫn đẹp. Linh có mái tóc đen nhánh dài đến lưng nhưng xù lên vì chưa bao giờ chịu gội, đôi mắt hốc hác nhưng vẫn ánh lên cái trong trẻo, hai cái lúm đồng tiền nhỏ, một vết sẹo dài trên cổ, và hết. Bằng cách nào đó, tôi đã thu hút Khánh Linh và Khánh Linh đã thu hút tôi, thế là chúng tôi quen nhau. Bất chấp tuổi tác và khuôn mặt, nỗi đau làm Khánh Linh trở nên “trầm tính”, hay nói chính xác là trầm cảm…
Có buổi sáng sớm, Khánh Linh kéo tôi ra bìa rừng, đứng dưới tán cây đọng sương sớm, tôi hít một hơi, còn Khánh Linh chỉ xuống những ruộng bậc thang, nói: “Xuống dưới, xuống dưới! Trị bệnh, trị bệnh…”. Khánh Linh muốn làm bác sĩ. Cô bé nói, ở trên này, nghèo lắm, mọi người khổ lắm, mẹ Khánh Linh khổ lắm, Khánh Linh không muốn mọi người khổ, Khánh Linh không muốn mọi người ngã từ bìa rừng xuống giống mẹ Khánh Linh. Xong Khánh Linh im lặng, những giọt nước mắt từ từ chảy xuống gò má, nóng hổi. Tôi cũng im lặng, nhìn vực sâu ngay sát dưới chân mình, tự hỏi mình có nên nhảy không, rồi tôi hỏi Khánh Linh. Cô bé lấy tay chà lên mặt tôi rồi cười nhẹ, một nụ cười buồn: “Đừng nhảy nhé. Nhảy là gặp mẹ Khánh Linh. Nhảy… không được gặp Khánh Linh nữa…”. Rồi bàn tay ấm nồng của Khánh Linh nắm lấy bàn tay run lên vì lạnh của tôi, từ từ đan lại. Vậy là Khánh Linh cứu tôi, lần đầu tiên.
Lần thứ hai. Đêm khuya, vang lên tiếng hét giữa núi rừng tĩnh mịch. Các cô bảo mẫu trong trại ùa ra vì Khánh Linh tự tử… Phải khó khăn lắm, tôi mới chen vào được, và đợi đến khi lắng hẳn, tôi mới dám ngồi xuống bên cậu. Từng lớp băng quấn vội để cầm máu… Gục đầu vai tôi, cô bé khóc, nhưng không phải khóc òa lên, mà chỉ là những tiếng nấc nghẹn nhỏ như sợ đánh thức các cô dậy… Khánh Linh bảo Khánh Linh không giống người, không giống con Lẻng, không giống như thằng Chíu, Khánh Linh sợ, nên Khánh Linh đã lấy đá đập vào đầu để gặp mẹ Khánh Linh… Rồi đột nhiên, Khánh Linh giật ra khỏi vai tôi, đôi mắt vẫn còn sưng đỏ và nước mắt vẫn còn đọng lại trên gò má, nói rõ từng chữ và rành mạch như một cô bé được đi học đầy đủ: “Khánh Linh mà đi, ai lo cho T.? Không! Không, Khánh Linh không đi đâu hết!” Tôi giật mình, hít một hơi mạnh, mùi tanh nồng và mùi thuốc sát trùng xộc vào cùng với mùi khai của trại… Dù không nói gì, nhưng tôi tin Khánh Linh đã biết rõ tôi nghĩ gì: “Không! Tớ không đi đâu!”… Vậy là Khánh Linh cứu tôi lần thứ hai…
Ngày thứ năm, đoàn bác sĩ phẫu thuật tình nguyện cho trẻ sứt môi, hở hàm ếch lên thăm trại trẻ. Cả trại náo nhiệt hẳn lên, ai cũng tất bật phụ việc cho các bác sĩ. Những đứa trẻ hở hàm ếch, trong lúc đợi đến lượt mình, nở nụ cười tươi và chụp ảnh với các chị điều dưỡng, những nụ cười đẹp. Khánh Linh vui lắm, lăng xăng phụ việc chỗ này đến chỗ kia rồi kêu: “Khánh Linh! Khánh Linh! Con Lẻng!” Tôi hiểu ý cô bé, mỉm cười, cầm lấy bàn tay cô bé và nói nhỏ: “Mai Thảo nữa”. Khánh Linh trợn mắt, rồi từ từ, đuôi mắt nheo lại, cái lúm đồng tiền xuất hiện, cái miệng nhỏ cong vút lên. Khánh Linh cười. Khánh Linh đã thực sự cứu tôi…
Chúng tôi chia tay nhau, và những hoài bão, những dự định trong tôi trước kia vốn đã dập tắt giờ từ từ nhen nhóm lại, nhưng không phải là một nhà khoa học, một giáo viên, một luật sư, mà là một nhà điều trị tâm lý. Nỗi đau dần vơi đi, khi Khánh Linh cho tôi nhận ra giá trị sống, rằng cuộc sống này đẹp và đáng quý thế nào. Từ lúc đó, chưa một lúc nào tôi quên được Khánh Linh khi nhắc về dự định tương lai của tôi, bởi lẽ cô bé chính là người đã vun đắp nên giấc mơ đó, đã bắt lấy bàn tay tôi và kéo tôi ra từ vũng lầy của tuyệt vọng. Tôi ngưỡng mộ Khánh Linh.
Khánh Linh mất vào mùa đông cuối năm 2010, khi một trận mưa lớn làm đá đổ sập xuống trại trẻ. Nhưng Khánh Linh vĩnh viễn không chết, Khánh Linh vẫn sống, vẫn đang đeo đuổi ước mơ được mặc áo blouse trắng, cứu lấy những đứa trẻ. Khánh Linh là như thế, là người đã thay đổi cuộc đời tôi.
T.T.M.T
(Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Huế)
(TCSH46SDB/09-2022)
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Lê Thị Xuân
KHÁNH THƯ*
Có một lần, người mẹ của tôi bị xe tông, lúc đó rất nguy kịch. Nhà tôi nghèo, không có tiền chữa trị, phải đi vay. May sao, có dì của tôi đã nộp cho bệnh viện. Nhưng tai nạn để lại cho mẹ của tôi một cái chứng mất trí.
TRƯƠNG LÊ QUANG HUY
Trong màn đêm mịt mù bóng tối, tôi cùng tụi thằng Tin, Ken, Tí rủ nhau đi ngắm bình minh ở biển Quảng Ngạn quê tôi. Số là kì nghỉ hè này tôi được bố mẹ cho về quê ở lại chơi.
Chung Tiến Lực - Lê Thị Xuân - Nguyên Hào - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Lãm Thắng
Một số tranh được giải của các em trong cuộc thi vẽ hè 1993 - Hội VHNT và Nhà Văn hóa Thiếu nhi TT. Huế tổ chức
NGUYỄN TRỌNG TẠO
(Nhân tổng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)
DƯƠNG PHƯỚC QUÝ CHÂU
(15 tuổi- Trường Thủy Dương)
TRẦN LÊ BẢO ANH
(11 tuổi trường Vĩnh Ninh)
L.T.S. Một trăm linh bảy em viết và một trăm bảy mươi em vẽ. Đó là những "thí sinh" dự cuộc thi sáng tác hè 1993, một hoạt động bổ ích nhưng không mấy dễ dàng cho các em, vì các em mà giờ đây đã thành một thông lệ đẹp của Hội Văn Nghệ, nhà Văn Hóa thiếu nhi, Sở Giáo dục và UB bảo vệ Thiếu nhi tỉnh TT Huế phối hợp tổ chức hàng năm.
Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh
TRƯƠNG ĐỨC VĨ NHẬT
(15 tuổi)
VŨ LÊ THẢO CHI
(12 tuổi)
Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ Nguyệt đều là cán bộ Ngân hàng. Thằng Sơn em trai Nguyệt đã lên mười. Nhà Nguyệt ở trong một căn hộ nhỏ. Cuộc sống gia đình Nguyệt không giàu có nhưng vui vẻ đầm ấm.
Nguyễn Thị Hương Ly - Nguyễn Trọng Tuất - Ngô Minh
Khánh Thư sinh ngày 11/2/2013. Khoảng đầu năm 2020, lúc bé 7 tuổi lên lớp 1, mới học chữ và học viết, đã tự viết những câu chuyện mình nghĩ ra. Đọc và viết chưa thạo, chưa biết nhiều về cách ngắt câu, xuống dòng, dấu chấm, dấu phẩy, nên dễ hiểu là những thứ bé viết người lớn đọc thì sẽ thấy mơ hồ ngây ngô. Thế nhưng, gạt các điều đó ra, những gì bé tự viết ra quả thật là lấp lánh và đẹp đẽ.
Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Thị Xuân - Nguyễn Ngọc Phú - Trịnh Tuấn Khanh - Trầm Thiên Thu
THẢO NGUYÊN
Nhắc đến nồi bánh tết của ngoại thì đó là những lần mùa xuân về ngang qua còn đọng lại trong tôi với bao ký ức ngọt ngào sâu lắng.
HỒ TRẦN ANH THI
Mùa đông về kéo theo cái khí hậu lạnh giá và rét buốt. Đông đến cùng những cơn mưa dai dẳng, mưa dầm đề, mưa sướt mướt.
Nguyễn Hữu Phú - Ngàn Thương - Lê Thị Xuân
Trần Văn Thiên - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lê Thị Xuân
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Cuộc thi viết văn cho tuổi thiếu nhi hè 94 của tỉnh ta do điều kiện tổ chức có hạn, chỉ tập hợp được các em ở địa bàn thành phố Huế. Tuy vậy, cuộc thi đã đạt được những thành quả đáng mừng, đã khẳng định và phát hiện thêm một số em có năng khiếu sáng tác văn học.