(Phát biểu của Đồng chí Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương)
Ông Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - phát biểu chúc mừng tạp chí
Thưa toàn thể quý vị đại biểu!
Trong không khí hân hoan phấn khởi hướng về kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2013); hôm nay, tôi rất vui mừng được đến tham dự Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương. Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, tôi xin nhiệt liệt chào mừng và gửi đến quý vị đại biểu, các thế hệ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên Tạp chí Sông Hương lời chúc sức khỏe, hạnh phúc. Chúc Tạp chí Sông Hương ngày càng phát triển.
Thừa Thiên Huế - một vùng đất non sông hữu tình, một địa danh du lịch hấp dẫn của đất nước với những di tích cổ kính và thâm nghiêm, những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà ở đó thiên nhiên và con người như hòa quyện lẫn nhau, trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của các văn nghệ sĩ địa phương, của văn nghệ sĩ trong và ngoài nước khi đặt chân đến Huế.
Được sống trong niềm vui lớn của đất nước và quê hương thanh bình, ngày càng đổi mới, với sự nỗ lực đầy tâm huyết của những văn nghệ sĩ và xuất phát từ yêu cầu thực tế về công tác tư tưởng - văn hóa của địa phương, nhu cầu của đông đảo bạn đọc trong tỉnh và cả nước, Tạp chí Sông Hương được thành lập và xuất bản số đầu tiên cách đây gần một phần ba thế kỷ. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng ở vùng đất Cố đô Huế, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các lực lượng văn nghệ sĩ của tỉnh nhà.
Từ những bước đi đầu tiên đầy khó khăn gian khổ của những năm đầu thập kỷ 80 khi đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, đến nay, cùng với sự đổi mới và hội nhập sâu rộng của đất nước, Tạp chí Sông Hương đã từng bước trưởng thành với thời gian, vượt ra khỏi tầm vóc của một tạp chí văn nghệ địa phương để trở thành diễn đàn trao đổi văn hóa - văn nghệ của các lực lượng văn nghệ sĩ trong tỉnh, trong nước và cả nước ngoài, hoàn thành nhiệm vụ của một cơ quan tư tưởng - văn hóa, được bạn đọc khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc đón nhận với những tình cảm yêu thương và trân trọng.
Nhân dịp kỷ niệm này, lãnh đạo tỉnh hoan nghênh và biểu dương những nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, nhân viên và cộng tác viên để cho Tạp chí Sông Hương không ngừng phát triển, trở thành dòng chảy cảm xúc đi vào lòng người với một vóc dáng tự tin, đầy bản lĩnh trí tuệ và đầy kiêu hãnh, mang đậm sắc thái của văn hóa Huế.
Cùng với cả nước, trên quê hương Thừa Thiên Huế đang từng bước chuyển mình tích cực; Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân toàn tỉnh đang nỗ lực không ngừng để khắc phục mọi khó khăn, vươn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, quyết tâm xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Kết luận 48 của Bộ Chính trị.
Kế thừa những thành tựu kinh tế - xã hội của năm 2012 để đặt ra mục đích trong những năm tới là tạo ra sự bứt phá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, gắn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, từng bước nâng vị thế của tỉnh lên một tầm cao mới, khẳng định Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là trung tâm văn hóa - du lịch của cả nước, là thành phố Festival của Việt Nam nơi có cảng nước sâu Chân Mây, sân bay quốc tế Phú Bài, khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu công nghiệp Phú Bài.
Trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý Nhà nước của các cấp, các cơ quan đối với báo chí cần thiết hơn bao giờ hết. Xã hội càng phát triển, thông tin càng có vai trò to lớn. Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thực, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội dẫn đến hành động xã hội phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Báo chí không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là người cổ động tập thể, người tổ chức tập thể.
Trên tinh thần đó, để giữ gìn bản sắc văn hóa của riêng mình, tôi đề nghị Tạp chí Sông Hương tập trung vào một số vấn đề sau:
1. Nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác báo chí trong tình hình mới để hoạt động đúng định hướng, đúng tôn chỉ mục đích, bảo đảm tính chính trị, tính tư tưởng, tính chính xác và tính khoa học.
2. Tiếp tục bám sát mục tiêu nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh nhà để đăng tải những bài viết, những tác phẩm có chiều sâu về văn hóa, mang tính giáo dục hay nhằm thông tin kịp thời, phong phú và đa dạng hơn cho độc giả. Tránh tình trạng thương mại hóa hoạt động báo chí, đăng một số thông tin thiếu khách quan, không chính xác, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, nhân viên của Tạp chí, đặc biệt là cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để nâng cao đạo đức cách mạng và xây dựng bản lĩnh chính trị của người làm báo ngang tầm với thời đại, xứng đáng là những chiến sĩ xung phong trong mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.
4. Tiếp tục phát huy nội lực, mở rộng quan hệ hợp tác để nâng cao trình độ nghiệp vụ, tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm, những tiến bộ trong hoạt động báo chí để xây dựng Tạp chí Sông Hương đẹp về hình thức, phong phú về nội dung và số lượng phát hành ngày càng tăng.
Những yêu cầu và đòi hỏi nêu trên vừa là trách nhiệm nặng nề vừa là nhiệm vụ vẻ vang của những người đang công tác tại Tạp chí Sông Hương. Lãnh đạo tỉnh tin tưởng rằng Tạp chí Sông Hương sẽ tiếp tục phát huy truyền thống 30 năm qua, để không ngừng đổi mới và phát triển trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của đông đảo bạn đọc gần xa, góp phần xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, vững mạnh về an ninh quốc phòng, phục vụ đắc lực quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Xin chúc các đồng chí cùng toàn thể quý vị đại biểu dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thắng lợi!
(SH293/07-13)
----------------
(*) Đầu đề do Tòa soạn đặt.
NGÔ MINH
Chương trình kỷ niệm “30 năm Tạp chí Sông Hương” đã qua gần tháng rồi, mà trong tôi những xúc động vẫn không nguôi. Quả thực tôi chưa thấy cuộc “kỷ niệm” nào lại ám ảnh và ấn tượng đến vậy.
HƯƠNG BÌNH
30 năm Tạp chí Sông Hương ra số báo đầu tiên là dấu mốc hết sức quan trọng. 30 năm của những thành quả, những đổi thay và cả những kỷ niệm còn vương mùi mực cũ. Sông Hương đã nỗ lực hết mình, được sự trợ giúp, động viên của đông đảo bằng hữu mọi miền để làm nên một tuần lễ kỷ niệm với nhiều chương trình văn hóa - nghệ thuật đặc sắc diễn ra từ ngày 14/6 đến 22/6.
LTS: Trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, Lễ Hội “Tri Ân Dòng Sông” đặc biệt có ý nghĩa bởi đây là lần đầu tiên, những người làm Tạp chí Sông Hương tổ chức lễ tri ân dòng sông mình đã mang tên.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
(Diễn văn của TBT Tạp chí Sông Hương trong Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập)
* Số Đặc Biệt 9/6-2013:
Tạp chí Sông Hương & Bản lĩnh văn hóa - TÔ NHUẬN VỸ
Cùng chung sức, chung lòng chắp cánh cho Sông Hương
Sông Hương trên hành trình hướng về cái đẹp - Trường Giang thực hiện
Nhớ hoài chuyện phát hành - VÕ QUÊ
Kết bạn với Sông Hương - KHÁNH PHƯƠNG
Sông Hương nhớ, Sông Hương chờ - TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Sông Hương 30 năm, những dòng tâm cảm - ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG
Cảm nhận về Sông Hương - Lê Hưng VKD
Những chuyên đề về Huế trên Sông Hương - TRẦN NGUYÊN
Những chương trình nhân văn - VỸ GIẠ
Sông Hương và tên gọi Tạp chí Sông Hương - GIA HỘI
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Tháng 6/1983, Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên, mang tên dòng sông duyên dáng thả mình bên thành phố Huế thân yêu. Đó là niềm phấn khởi của những người làm công tác văn hóa, văn nghệ ở Bình Trị Thiên nói riêng và cả nước nói chung.
KHÁNH PHƯƠNG
Huế là nơi tôi thường tự hỏi, “tại sao tôi không sống ở nơi đây?”. Sông Hương là nơi tôi thường tự hỏi, “tại sao tôi không làm điều gì đó cho nơi này?”.
GIA HỘI
Đầu năm 1983, lãnh đạo tỉnh và Hội VHNT Bình Trị Thiên xác định nên có một tờ tạp chí văn nghệ. Theo nhà văn Hà Khánh Linh, từ tháng 2/1983, nhiều cuộc họp bàn chuẩn bị ra mắt số tạp chí văn học nghệ thuật được tổ chức.
VÕ QUÊ
Tin tạp chí văn nghệ tỉnh nhà được mang tên mới: Sông Hương là một nguồn vui lớn không chỉ trong giới văn nghệ sĩ chúng tôi, mà còn sớm lan tỏa trong mọi tầng lớp dân chúng của quê nhà yêu dấu trong thời điểm ấy (6/1983).
(Lê Minh Phong phỏng vấn các nhà lý luận, phê bình)
LTS: 30 năm đã tạo nên vóc dáng một Tạp chí Sông Hương bản lĩnh như ngày hôm nay. Từ lúc mới ra đời Sông Hương đã nhận được sự cộng tác nhiệt tâm của nhiều cây bút tài hoa trên mọi miền đất nước, góp phần đưa tạp chí vượt thoát biên giới địa phương đi vào thế giới văn chương Việt đầy sôi động. Dưới đây là những tâm tình của một số cộng tác viên từng gắn bó với Sông Hương.
LTS: Góp phần để Sông Hương có “văn hiệu” trên diễn đàn văn học nghệ thuật cả nước cũng như đến với độc giả mọi miền phải kể đến vai trò của những nhà văn nhà thơ đại diện cho tạp chí. Chúng tôi xin được trích đăng một vài cảm nhận của họ nhân dịp kỷ niệm 30 năm Sông Hương ra số báo đầu tiên.
TRẦN NGUYÊN
Hòa nhập với làng văn nước nhà, Sông Hương còn phải chở nặng phù sa văn hóa của chính nơi mình sinh ra. Mấy năm trở lại đây, Sông Hương tạo được ảnh hưởng trong giới độc giả với nhiều chuyên đề văn học mang tính chất khai mở, dám nói và làm những hiện tượng, trào lưu văn học còn ngại ngần.
VỸ GIẠ
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tạp chí, từ tháng 8 năm 2008, Sông Hương xúc tiến bốn chương trình nhân văn với phương thức xã hội hóa hoàn toàn. Các chương trình ấy vừa thể hiện tình cảm nhân ái, vừa thể hiện mong ước được đóng góp cho văn hóa Huế của giới văn nghệ sĩ - trí thức quê nhà.
ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG
Mới đó mà đã 30 năm rồi. Với tôi, Sông Hương luôn là một kỷ niệm và là một hành trình đẹp. Sông Hương 30 năm thì tôi có hơn 2/3 quãng thời gian ấy là… người nhà của Sông Hương.
Kính gửi BBT Tạp chí Sông Hương!
Gia đình tôi (7 thành viên đều là giáo chức) không phải cư dân Huế, nhưng mỗi người trong chúng tôi đều đã là một độc giả trong số những chuyên mục thường xuyên của tạp chí Sông Hương từ nhiều năm nay.
PHẠM PHÚ PHONG
(Nhìn lướt qua các tuyển tập kỷ niệm 30 năm Tạp chí Sông Hương)
Cũng như người, sông có đời sông. Nhưng người có tuổi, còn sông không có tuổi. Không ai biết dòng sông chảy qua kinh thành gắn liền với bao thăng trầm của lịch sử một vùng đất có từ bao giờ? Nhưng cách đây ba mươi năm đã ra đời một cuộc sống khác, một dòng chảy khác, tồn tại song song với nó, góp phần khẳng định và phát huy đời sống tinh thần của con người xứ Huế, đó là Tạp chí Sông Hương.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Chiều thứ bảy, ngày 12 tháng 6 năm 1983, Tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật văn hóa của Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên ra số đầu tiên, lấy tên Sông Hương. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm làm Tổng Biên tập, nhà văn Nguyễn Khắc Phê là Phó, Ban Biên tập gồm có các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhạc sĩ, họa sĩ tên tuổi như: Lương An, Bửu Chỉ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Minh Hằng, Xuân Hoàng, Hà Khánh Linh, Lê Thị Mây, Trần Hữu Pháp, Võ Quê, Thái Ngọc San, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Xuân Việt, Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Đắc Xuân.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Trong tủ sách của tôi, sau bao dâu biển, còn lại một cuốn Sông Hương hai mươi mấy năm trước, trong đó có thư trả lời độc giả của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, hình như là Tổng Biên tập.
Thực tiễn sáng tạo nghệ thuật luôn luôn biến đổi cùng với sự thức nhận tri thức khách quan và tâm thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Sáng tạo là tìm ra cái mới, cái mới nằm trong nhận thức, trong quan niệm, trong cách chúng ta nhìn vào sự vật và nhìn vào chính mình.