Sông Hương và tên gọi Tạp chí Sông Hương

16:40 19/06/2013

GIA HỘI

Đầu năm 1983, lãnh đạo tỉnh và Hội VHNT Bình Trị Thiên xác định nên có một tờ tạp chí văn nghệ. Theo nhà văn Hà Khánh Linh, từ tháng 2/1983, nhiều cuộc họp bàn chuẩn bị ra mắt số tạp chí văn học nghệ thuật được tổ chức.

Tác phẩm Báo Sông Hương do Phan Khôi chủ biên được tập hợp lại và in lại bởi NXB Lao Ðộng và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Ðông Tây - Ảnh: internet

Việc mà lãnh đạo, anh chị em văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu bàn đi bàn lại nhiều nhất là nên đặt tên cho tờ tạp chí sắp ra mắt cái tên gì? Ai cũng suy nghĩ và đưa ra cái tên thật đẹp và có ý nghĩa nhất như: Thuận Hóa, Hương Bình, Sông Hương, Diễn Đàn(1)...

Cuối cùng, cái tên Sông Hương thuyết phục hơn cả, bởi đó là tên của một dòng sông trong những con sông đẹp nhất thế giới; Sông Hương cũng mang trong mình lịch sử hào hùng của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; Sông Hương cũng chở nặng phù sa làm nên vóc dáng văn hóa đầy chất thơ của xứ sở minh triết gắn bó đời sống thiên nhiên... Từ khi biết chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa Huế, những người con của miền Hương Ngự đã biến Sông Hương thành niềm tự hào và kiêu hãnh của mình. Vì vậy từ trong tâm thức Huế, cái tên Sông Hương bao giờ cũng vang lên thiêng liêng pha lẫn tự hào... Lấy tên dòng sông ấy đặt tên cho tờ tạp chí chuyên về văn học nghệ thuật, cũng là cách thức để những người làm tạp chí nhận rõ trách nhiệm của mình, làm sao cho tờ báo tương xứng với tên gọi dòng sông.

Từ năm 1936, Huế cũng đã từng có một tờ báo mang tên Sông Hương do Phan Khôi làm chủ biên. Tuy nhiên báo chỉ ra được một thời gian ngắn thì ngừng, nguyên nhân gì chưa rõ nhưng có nhiều người nói là do kinh phí hạn hẹp. Thời điểm này Mặt trận Dân chủ ra đời, Xứ ủy Trung kỳ rất cần có tờ báo để tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời muốn đưa người của mình vào Nghị viện. Đồng chí Phan Đăng Lưu được Xứ ủy giao nhiệm vụ liên lạc với người con của Phan Khôi là Phan Thao - một thanh niên có tư tưởng tiến bộ - để xúc tiến mua lại bản quyền báo Sông Hương.

Theo Trần Anh Vinh(2), với sự hướng dẫn nhiệt tâm của Phan Thao, đồng chí Phan Đăng Lưu đã tìm gặp đặt vấn đề nhờ Nguyễn Cữu Thạnh (anh rể của nhà phê bình lý luận Hải Triều) đứng ra mua lại báo Sông Hương. Nguyễn Cữu Thạnh cũng là một thanh niên yêu nước, đã xúc tiến thương lượng và Phan Khôi đồng ý nhượng lại giấy phép vào đầu năm 1937. Báo Sông Hương xuất bản trở lại có thêm hai chữ “tục bản” thành “Sông Hương tục bản”, do Nguyễn Cữu Thạnh làm Chủ nhiệm, anh Phan Đăng Lưu làm Trị sự; Ban Biên tập gồm có các anh Hải Thanh (tức Nguyễn Hoàng), Hải Triều, Trịnh Xuân An… (Riêng Trịnh Xuân An sau này, trong Hội trại văn nghệ Thừa Thiên ở Mỹ Lợi, Phú Lộc (10/1950) được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên). Trụ sở tòa báo Sông Hương tục bản đặt tại 68 đường Lê Lợi (trước mặt khách sạn Hương Giang ngày nay).

Sông Hương, từ một tờ báo của cá nhân hoạt động dưới hình thức kinh doanh, đã trở thành tiếng nói của những người cách mạng và quần chúng yêu nước. Sông Hương tục bản xuất bản hàng tuần. Một trong những số đầu tiên có đăng bài Tiếng hát sông Hương của nhà thơ trẻ Tố Hữu. Cuộc đấu tranh giữa hai phái duy tâm duy vật hồi bấy giờ cũng được Sông Hương đưa lên mặt báo bên cạnh các vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa khác.

Sinh thời, Chí sĩ Phan Bội Châu cũng rất thích đọc Sông Hương. Cụ từng viết:

“Vắng mặt Sông Hương suốt mấy trăng
Đuổi xong ma bệnh rước tin mừng”


Đó là hai câu mở đầu bài thơ “Đọc báo Sông Hương” của Cụ.

Do có ảnh hưởng lớn lao, vì thế sau một thời gian hoạt động Sông Hương tục bản bị đình bản. Đồng chí Phan Đăng Lưu cho xuất bản báo Dân để tiếp tục phong trào cách mạng.

Bây giờ, anh em văn nghệ lấy lại tên gọi “Sông Hương”, tức là muốn nối tiếp truyền thống cách mạng của thế hệ cha anh. Thư Sông Hương số đầu tiên vào tháng 6/1983 nêu rõ: “Mang tên dòng sông duyên dáng thả mình bên thành phố Huế - SÔNG HƯƠNG, những trang tạp chí này là dòng chảy của những cảm xúc tươi đẹp trên “khúc ruột miền Trung” đất nước”... “Từ nơi đây, như truyền thống đã có, sẽ bắt đầu cuộc gặp gỡ giữa những văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu với bạn đọc cùng thời của họ. SÔNG HƯƠNG sẽ chuyển đến các bạn những sáng tác mới, những công trình nghiên cứu, phê bình, những cuộc mạn đàm về văn học, nghệ thuật và văn hóa, cùng trang văn học nước ngoài nằm trong tầm quan tâm của mỗi chúng ta. Tạp chí phấn đấu là tiếng nói văn nghệ, văn hóa chính thức của một vùng đất, với những dấu hiệu riêng của nó, trong khi không ngừng vươn lên gắn bó với bước đi chung của đời sống văn nghệ đất nước”...

Và đến nay, dầu đã đi qua bao thăng trầm 30 năm, Sông Hương vẫn một dòng chảy: giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa Huế và cổ súy những trào lưu sáng tác mới trên tiến trình hướng về Cái Đẹp.

G.H
(SDB9/6-13)


------------
(1) “Vì sao tờ tạp chí có tên là Sông Hương?”, Sông Hương  số 4 (tháng 7 - 8/1993).
(2) “Cụ Phan Bội Châu cũng thích đọc báo Sông Hương”,  Sông Hương số 5 (tháng 2/1984).
 





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGÔ MINH

    Chương trình kỷ niệm “30 năm Tạp chí Sông Hương” đã qua gần tháng rồi, mà trong tôi những xúc động vẫn không nguôi. Quả thực tôi chưa thấy cuộc “kỷ niệm” nào lại ám ảnh và ấn tượng đến vậy.

  • HƯƠNG BÌNH

    30 năm Tạp chí Sông Hương ra số báo đầu tiên là dấu mốc hết sức quan trọng. 30 năm của những thành quả, những đổi thay và cả những kỷ niệm còn vương mùi mực cũ. Sông Hương đã nỗ lực hết mình, được sự trợ giúp, động viên của đông đảo bằng hữu mọi miền để làm nên một tuần lễ kỷ niệm với nhiều chương trình văn hóa - nghệ thuật đặc sắc diễn ra từ ngày 14/6 đến 22/6.

  • LTS: Trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, Lễ Hội “Tri Ân Dòng Sông” đặc biệt có ý nghĩa bởi đây là lần đầu tiên, những người làm Tạp chí Sông Hương tổ chức lễ tri ân dòng sông mình đã mang tên.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    (Diễn văn của TBT Tạp chí Sông Hương trong Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập)

  • (Phát biểu của Đồng chí Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương)

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Tháng 6/1983, Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên, mang tên dòng sông duyên dáng thả mình bên thành phố Huế thân yêu. Đó là niềm phấn khởi của những người làm công tác văn hóa, văn nghệ ở Bình Trị Thiên nói riêng và cả nước nói chung.

  • KHÁNH PHƯƠNG

    Huế là nơi tôi thường tự hỏi, “tại sao tôi không sống ở nơi đây?”. Sông Hương là nơi tôi thường tự hỏi, “tại sao tôi không làm điều gì đó cho nơi này?”.

  • VÕ QUÊ

    Tin tạp chí văn nghệ tỉnh nhà được mang tên mới: Sông Hương là một nguồn vui lớn không chỉ trong giới văn nghệ sĩ chúng tôi, mà còn sớm lan tỏa trong mọi tầng lớp dân chúng của quê nhà yêu dấu trong thời điểm ấy (6/1983).


  • (Lê Minh Phong phỏng vấn các nhà lý luận, phê bình)

  • LTS: 30 năm đã tạo nên vóc dáng một Tạp chí Sông Hương bản lĩnh như ngày hôm nay. Từ lúc mới ra đời Sông Hương đã nhận được sự cộng tác nhiệt tâm của nhiều cây bút tài hoa trên mọi miền đất nước, góp phần đưa tạp chí vượt thoát biên giới địa phương đi vào thế giới văn chương Việt đầy sôi động. Dưới đây là những tâm tình của một số cộng tác viên từng gắn bó với Sông Hương.

  • LTS: Góp phần để Sông Hương có “văn hiệu” trên diễn đàn văn học nghệ thuật cả nước cũng như đến với độc giả mọi miền phải kể đến vai trò của những nhà văn nhà thơ đại diện cho tạp chí. Chúng tôi xin được trích đăng một vài cảm nhận của họ nhân dịp kỷ niệm 30 năm Sông Hương ra số báo đầu tiên.

  • TRẦN NGUYÊN

    Hòa nhập với làng văn nước nhà, Sông Hương còn phải chở nặng phù sa văn hóa của chính nơi mình sinh ra. Mấy năm trở lại đây, Sông Hương tạo được ảnh hưởng trong giới độc giả với nhiều chuyên đề văn học mang tính chất khai mở, dám nói và làm những hiện tượng, trào lưu văn học còn ngại ngần.

  • VỸ GIẠ

    Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tạp chí, từ tháng 8 năm 2008, Sông Hương xúc tiến bốn chương trình nhân văn với phương thức xã hội hóa hoàn toàn. Các chương trình ấy vừa thể hiện tình cảm nhân ái, vừa thể hiện mong ước được đóng góp cho văn hóa Huế của giới văn nghệ sĩ - trí thức quê nhà.

  • ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG

    Mới đó mà đã 30 năm rồi. Với tôi, Sông Hương luôn là một kỷ niệm và là một hành trình đẹp. Sông Hương 30 năm thì tôi có hơn 2/3 quãng thời gian ấy là… người nhà của Sông Hương.

  • Kính gửi BBT Tạp chí Sông Hương!

    Gia đình tôi (7 thành viên đều là giáo chức) không phải cư dân Huế, nhưng mỗi người trong chúng tôi đều đã là một độc giả trong số những chuyên mục thường xuyên của tạp chí Sông Hương từ nhiều năm nay.

  • PHẠM PHÚ PHONG
    (Nhìn lướt qua các tuyển tập kỷ niệm 30 năm Tạp chí Sông Hương)

    Cũng như người, sông có đời sông. Nhưng người có tuổi, còn sông không có tuổi. Không ai biết dòng sông chảy qua kinh thành gắn liền với bao thăng trầm của lịch sử một vùng đất có từ bao giờ? Nhưng cách đây ba mươi năm đã ra đời một cuộc sống khác, một dòng chảy khác, tồn tại song song với nó, góp phần khẳng định và phát huy đời sống tinh thần của con người xứ Huế, đó là Tạp chí Sông Hương.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU 

    Chiều thứ bảy, ngày 12 tháng 6 năm 1983, Tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật văn hóa của Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên ra số đầu tiên, lấy tên Sông Hương. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm làm Tổng Biên tập, nhà văn Nguyễn Khắc Phê là Phó, Ban Biên tập gồm có các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhạc sĩ, họa sĩ tên tuổi như: Lương An, Bửu Chỉ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Minh Hằng, Xuân Hoàng, Hà Khánh Linh, Lê Thị Mây, Trần Hữu Pháp, Võ Quê, Thái Ngọc San, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Xuân Việt, Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Đắc Xuân.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong tủ sách của tôi, sau bao dâu biển, còn lại một cuốn Sông Hương hai mươi mấy năm trước, trong đó có thư trả lời độc giả của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, hình như là Tổng Biên tập.

  • Thực tiễn sáng tạo nghệ thuật luôn luôn biến đổi cùng với sự thức nhận tri thức khách quan và tâm thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Sáng tạo là tìm ra cái mới, cái mới nằm trong nhận thức, trong quan niệm, trong cách chúng ta nhìn vào sự vật và nhìn vào chính mình.