Sân trường sắc đỏ

17:01 30/09/2008
LGT: Trong những ngày hè rộn rã (từ 13 đến 24-7-2008) Hội Liên hiệp VHNT TT. Huế, Nhà Thiếu nhi Huế, Phòng văn hoá Thành phố đã tổ chức Trại sáng tác Văn học Thiếu Nhi với sự góp mặt của 40 trại sinh. Các em đã được đi thực tế ở biển Cảnh Dương, tham gia đêm lửa trại trên vườn Quốc gia Bạch Mã... Kết quả, Trại đã thu nhận hơn 30 truyện ngắn, tản văn, tuỳ bút và 51 bài thơ. Tác phẩm của các em đã thể hiện sự phong phú về đề tài dựa trên những xúc cảm hồn nhiên, trong sáng và đầy hoài vọng...Sông Hương xin giới thiệu một số tác phẩm từ Trại viết này.


ĐẶNG THỊ Ý NHI
Tản văn

Ngày đầu tiên tôi bước vào cấp II, thật khác với ngày đầu tiên đi học. Không dè dặt, bước chân nhẹ nhàng đi trong sương bỡ ngỡ. Sương sớm đầu thu giăng mắc trên cành, tóc vương lá me bay. Lá rơi chập chờn, nắng vỡ tan thành ngàn mảnh kính trong, sáng lấp lánh.
Lớp học sát cửa chắn bằng gỗ ngăn đôi hành lang chạy tuốt đến tầng ba. Không xa để ngắm những tán bàng vươn tay khắp sân trường reo vui, bềnh bồng trong gió ban mai dịu hiền nhưng đủ gần để gợi về an lành được che chắn dưới một vòm trời màu ngọc thạch. Những lúc chống cằm bên lan can trước lớp học ở tầng hai, tôi mê mẩn ngắm những áo lá phát sáng, làm dịu đi cái nắng trưa uể oải và nghe gió đang tinh nghịch luồn qua những chiếc lá trên đầu. Chúng rung lên, phe phẩy, bình yên. Lá lọc nắng, đổ từng dải mật vàng qua kẻ lá, rồi đọng thành từng vạt li ti. Sắc lá xanh trong veo sức sống rót cả vào tim người cảm giác được yêu thương và vuốt ve, ban phát hi vọng. Tôi yêu quá mùa hè, mùa lá bàng nẩy lộc xanh tươi. Mùa thi theo đó mà tràn đầy sắc màu hi vọng. Tôi nhớ sắc lá bàng xanh theo từng huyền thoại trong sách vở về những lá cỏ bốn lá thần kì có khả năng ban phát bốn thứ quý giá nhất: tình yêu, niềm tin, ước mơ và may mắn. Thuở nhỏ và cho đến cả bây giờ, tôi chưa bao giờ nhìn thấy lá cỏ huyền thoại nhỏ nhắn ấy. Nhưng đối với tôi, những chiếc lá bàng như là lá cỏ thần diệu ban phép màu cho người nhìn ngắm chúng, cũng giống ba hạt dẻ để dành cho Lọ Lem vậy.

Nắng lên. Sân trường lấp lánh với những chiếc lá thuỷ tinh phát sáng như cây giấu trong mình nghìn viên ngọc quý. Màu hoa hoàng hậu nổi lên rực rỡ. Ồ! một chú chim sâu bé xíu đang nhanh nhẹn chuyền cành kêu lích rích làm rơi từng cánh hoa bé bỏng, trông “yêu” cực kì.
Rồi hè lại gần. Chúng tôi lao đầu vào những kì thi. Hoa phượng rợp trời nổi lên giữa sắc xanh hi vọng. Hoa phượng nở, những gốc cây sần sùi rễ chồng lên rễ gồ ghề bây giờ trở thành chỗ ôn bài lí tưởng. Thân cây già mốc thếch, từng mảng vỏ đen xỉ màu rêu dãi dầu qua năm tháng. Vậy mà chẳng hiểu sao khi cây nở hoa đỏ rực cành, trông nó bỗng trang nghiêm lạ lùng. Những đốm lửa bé xíu bùng lên như một chiếc mũ úp chụp lên ngọn cây trông cao lớn hẳn lên. Đường nét uốn éo kì lạ trước đây bỗng mềm mại, duyên dáng. Nó gợi cho chúng tôi nhớ đến những tháng ngày vui tươi, những dấu ấn, kỉ niệm khó phai mờ. Ngày chia tay đã đến thật rồi! Cây tung hoa đỏ rực tạm biệt thời gian đã đi qua, hoa rơi rơi, rơi rơi. Cơn mưa hoa nhuộm thắm cả sân trường, xao xác đỏ. Cây khóc âm thầm! Ước gì, thời gian ngừng trôi, ước gì, khoảnh khắc này là vĩnh viễn. Hè ơi!...
Đ.T.Y.N

(nguồn: TCSH số 235 - 9 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Lê Thị Xuân

  • KHÁNH THƯ*

    Có một lần, người mẹ của tôi bị xe tông, lúc đó rất nguy kịch. Nhà tôi nghèo, không có tiền chữa trị, phải đi vay. May sao, có dì của tôi đã nộp cho bệnh viện. Nhưng tai nạn để lại cho mẹ của tôi một cái chứng mất trí.

  • TRƯƠNG LÊ QUANG HUY

    Trong màn đêm mịt mù bóng tối, tôi cùng tụi thằng Tin, Ken, Tí rủ nhau đi ngắm bình minh ở biển Quảng Ngạn quê tôi. Số là kì nghỉ hè này tôi được bố mẹ cho về quê ở lại chơi.


  • Chung Tiến Lực - Lê Thị Xuân - Nguyên Hào - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Lãm Thắng


  • Một số tranh được giải của các em trong cuộc thi vẽ hè 1993 - Hội VHNT và Nhà Văn hóa Thiếu nhi TT. Huế tổ chức

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    (Nhân tng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)

  • DƯƠNG PHƯỚC QUÝ CHÂU 

    (15 tuổi- Trường Thủy Dương)

  • TRẦN LÊ BẢO ANH

    (11 tuổi trường Vĩnh Ninh)

  • L.T.S. Một trăm linh bảy em viết và một trăm bảy mươi em vẽ. Đó là những "thí sinh" dự cuộc thi sáng tác hè 1993, một hoạt động bổ ích nhưng không mấy dễ dàng cho các em, vì các em mà giờ đây đã thành một thông lệ đẹp của Hội Văn Nghệ, nhà Văn Hóa thiếu nhi, Sở Giáo dục và UB bảo vệ Thiếu nhi tỉnh TT Huế phối hợp tổ chức hàng năm.


  • Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh


  • TRƯƠNG ĐỨC VĨ NHẬT

                            (15 tuổi)

  • VŨ LÊ THẢO CHI
                 (12 tuổi)

    Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ Nguyệt đều là cán bộ Ngân hàng. Thằng Sơn em trai Nguyệt đã lên mười. Nhà Nguyệt ở trong một căn hộ nhỏ. Cuộc sống gia đình Nguyệt không giàu có nhưng vui vẻ đầm ấm.


  • Nguyễn Thị Hương Ly - Nguyễn Trọng Tuất - Ngô Minh

  • Khánh Thư sinh ngày 11/2/2013. Khoảng đầu năm 2020, lúc bé 7 tuổi lên lớp 1, mới học chữ và học viết, đã tự viết những câu chuyện mình nghĩ ra. Đọc và viết chưa thạo, chưa biết nhiều về cách ngắt câu, xuống dòng, dấu chấm, dấu phẩy, nên dễ hiểu là những thứ bé viết người lớn đọc thì sẽ thấy mơ hồ ngây ngô. Thế nhưng, gạt các điều đó ra, những gì bé tự viết ra quả thật là lấp lánh và đẹp đẽ.


  • Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Thị Xuân - Nguyễn Ngọc Phú - Trịnh Tuấn Khanh - Trầm Thiên Thu

  • THẢO NGUYÊN

    Nhắc đến nồi bánh tết của ngoại thì đó là những lần mùa xuân về ngang qua còn đọng lại trong tôi với bao ký ức ngọt ngào sâu lắng.

  • HỒ TRẦN ANH THI

    Mùa đông về kéo theo cái khí hậu lạnh giá và rét buốt. Đông đến cùng những cơn mưa dai dẳng, mưa dầm đề, mưa sướt mướt.

  • TRỊNH THỊ MAI THẢO

    Người tôi sắp kể với bạn, là một người rất đỗi bình thường, với một cái tên bình thường, một khuôn mặt bình thường và một cuộc đời bất thường.


  • Nguyễn Hữu Phú - Ngàn Thương - Lê Thị Xuân


  • Trần Văn Thiên - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lê Thị Xuân