Sau đợt nghỉ diễn vì dịch Covid-19 những ngày tết vừa qua, các sân khấu cải lương xã hội hóa cùng nghệ sĩ (NS) lên kế hoạch phục vụ khán giả nhiều vở mới.
Một cảnh trong vở cải lương Nàng Xê Đa
Niềm vui được diễn
Suất diễn đầu tiên mở màn cho hoạt động sàn diễn cải lương tại TPHCM sau tết là của Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long tại rạp Hồng Liên - Trung tâm Văn hóa quận 6 cơ sở 2. Với San hà xã tắc (tác giả NS Bạch Mai, đạo diễn NS Bình Tinh), vở tuồng có sự tham gia biểu diễn của NSƯT Thoại Mỹ, NS Trọng Nghĩa, Ngân Tuấn và dàn nghệ sĩ trẻ Bình Tinh, Thái Vinh, Châu Đăng Khoa, Hoài Nhung, Hoàng Quốc Thanh, Bảo Ngọc, Huyền Trâm, Tô Tiểu Long, Cao Mỹ Châu...
Điều đáng mừng là mặc dù suất diễn bị hủy dịp tết, khán giả đã mua vé từ trước tết đều không trả lại vé. Trước nhu cầu khán giả, NS Bình Tinh quyết định sẽ diễn thêm một suất vào tối 24-4 tại rạp Hồng Liên. Chỉ trong 3 ngày thông báo lịch diễn mới, lượng vé bán ra đã vượt hơn 200 (hơn nửa rạp).
Đây là tín hiệu vui cho sàn diễn cải lương sau tháng dài nghỉ dịch với bao kế hoạch tổ chức biểu diễn bị dang dở, ngưng trệ. NS Bình Tinh chia sẻ: “Đêm diễn trở lại sau dịch thật sự vỡ òa với bao cảm xúc. Khán phòng chật kín khán giả và nhiều người chấp nhận ngồi dưới đất, dọc theo đường đi lên xuống trong khán phòng để được xem cải lương. Đó chính là động lực để anh em nghệ sĩ cố gắng bám nghề”.
Sau Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, Sân khấu Chí Linh - Vân Hà sẽ sáng đèn suất diễn đầu tiên trong năm mới 2021 với vở tuồng Tứ tử đậu đăng khoa (tác giả NS Bạch Long, đạo diễn NS Chí Linh) tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang vào tối 26-3. Vở có sự tham gia biểu diễn của NSƯT Vân Hà, NSƯT Tú Sương, NS Chí Linh, Võ Minh Lâm, Hoài Thanh, Thùy My, Nguyễn Văn Hợp, Hoàng Hải, Nguyễn Thanh Toàn, Nguyễn Văn Mẹo...
NS Chí Linh cho biết, hơn 2/3 vé đã bán ra từ trước tết. Đến khi có lịch diễn chính thức, nhiều khán giả vẫn tiếp tục đặt mua vé và đến thời điểm này, lượng vé bán ra gần đầy rạp.
Tối 3-4, Sân khấu cải lương Đại Việt cũng sáng đèn vở cải lương Nàng Xê Đa (tác giả Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ, chuyển thể cải lương Thể Hà Vân, đạo diễn NSƯT Hoa Hạ) tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang với sự tham gia diễn xuất của NSƯT Phượng Loan, NSƯT Tú Sương, NSƯT Lê Trung Thảo, NSƯT Lê Hồng Thắm, NS Chí Linh, Võ Minh Lâm, Minh Trường, Hoàng Quốc Thanh, Cao Thúy Vy, Hoàng Minh Vương, Phương Cẩm Ngọc, Trọng Hiếu...
Đến tối 4-4, tại Phòng trà We, nghệ sĩ Gia Bảo tổ chức chương trình Thương hoài hai tiếng cải lương của NS Thanh Hằng, biểu diễn các trích đoạn: Tiếng trống Mê Linh (vai Trưng Trắc), Duyên kiếp (vai bà Mùi)...
Còn lắm âu lo
Vé bán sạch từ trước tết và không đủ vé để đáp ứng cho những khán giả có nhu cầu đến xem vở diễn, thế nhưng, sau suất diễn mở màn của sân khấu cải lương, NS Bình Tinh phải bù lỗ hơn 30 triệu đồng chỉ vì muốn đáp ứng nhu cầu “đã mắt, đã tai” của khán giả.
Để vé đến được với nhiều khán giả hơn, bên cạnh sự hợp tác của các sân khấu cải lương xã hội hóa với đơn vị phát hành vé online, một số ít vé bán tại địa điểm biểu diễn, anh em nghệ sĩ tham gia trong từng vở diễn cũng rất tích cực phụ bán vé thông qua các nhóm người hâm mộ, trang mạng xã hội...
Cái khó của người làm sân khấu xã hội hóa còn là việc tìm kịch bản mới, hay. Sân khấu Chí Linh - Vân Hà sau này có tác giả Bảo Kiếm cộng tác, đã viết mới một số kịch bản, NS Chí Linh chỉnh sửa lại phù hợp, trong đó có một kịch bản đã công diễn như: Khát vọng vương quyền, Ngũ hổ tướng, Tần Hương Liên, Đường Bá Hổ...
NS Chí Linh nói: “Viết một kịch bản chỉ diễn 2-3 lần là nhiều, tiền tác giả lại không bao nhiêu. Diễn viên bươn chải kiếm sống bên ngoài là chính, chỉ có những ai nghĩ cho nghề dữ lắm, dám hy sinh mới lăn xả với nghề...”.
Nhiều năm qua, sân khấu Chí Linh - Vân Hà thường hoạt động từ huề vốn đến dư chút đỉnh, có vài lần bù lỗ nhưng không đáng kể vì sân khấu cải lương Hồ quảng vẫn là loại hình giải trí được nhiều khán giả yêu thích. NS Vân Hà ưu tư: “Năm 2020, sau đợt dịch đầu tiên, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang có giảm tiền thuê rạp được một ít. Nhưng năm nay, tiền thuê rạp hát sẽ tăng. Chúng tôi đang nhờ ban giám đốc nhà hát xem xét hỗ trợ phần nào cho sân khấu xã hội hóa”.
Theo Thúy Bình - SGGP
Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.
Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.
Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...
Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...
Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.
Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.
Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.
Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.
Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.
GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".
Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...
VĨNH AN
Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.
“Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.
Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…
Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!