Hạnh phúc là...

08:57 21/03/2017

Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...

Ảnh minh họa - Nguồn: ITN

Ấy là thời máy bay gầm rú, bom rơi đạn nổ trên bầu trời Thủ đô. Hà Nội 1967 là thời cao điểm của cuộc chiến tranh đánh phá của không quân Mỹ.  Khi ấy, hầu hết dân chúng Thủ đô đã đi sơ tán về các vùng quê, một số do công việc và các nhiệm vụ khác phải ở lại, nhưng trong các khu vực gần điểm nóng cũng phải tạm lánh đến các khu xa “mục tiêu” hơn nhưng vẫn trong lòng Hà Nội. Thế là chẳng những người ở quê đón nhận người Hà Nội về, mà người Hà Nội cũng đón nhận sẻ chia nhau giữa lòng Hà Nội. Nhiều gia đình đã đến ở nhờ nhà người thân, bạn bè, những căn nhà được kê đặt lại dành chỗ cho gia đình người thân, họ hàng, bạn bè đến ở. Một số thành viên trong gia đình đi sơ tán, có thêm người đến ở, căn nhà bớt hoang vu. Căn bếp bớt nguội lạnh, những ngày đầu, những bữa cơm chung không còn khách - chủ, mà như một gia đình. Sau thì tách riêng thành những gia đình nhỏ về sinh hoạt nhưng vẫn như một gia đình lớn về tinh thần và không khí sống.

Năm ấy, nhà tôi dành riêng một buồng trên tầng hai trong ngôi biệt thự cũ cho một đôi vợ chồng trung tuổi. Năm ấy ông bà đã ngoài 50. Nhìn cách ông chăm bà, mỗi buổi sáng dắt cho bà cái xe đạp ra sân, treo cái cặp lồng cơm lên ghi đông xe, chiều về ra đỡ cái xe đạp, lấy cái cạp lồng kia xuống, bà tươi cười trong ánh mắt long lanh, khuôn mặt đẫy đà đã lòa xòa những búi tóc bạc nhưng đầy viên mãn..., giờ nghĩ lại như cổ tích...

Cái phòng tắm thời Tây cũng là bếp cho hai nhà. Những cái bếp dầu để trên kệ gỗ, chai lọ mỡ mắm muối treo trên tường, mỳ, gạo trong cái vại sành bên dưới, không có một trật tự hay “địa danh thực phẩm” nào được quy định của nhà ai, nhà ai. Nấu nướng tiện tay thì với, đúng thì đúng, có “múc nhầm” thìa mỡ, hay rót phải chai nước mắm của “nhà kia” cũng chả sao...

Đấy, sao trong chiến tranh có những thời khắc thanh bình thế! Họ cứ sống với nhau như thế, bình thản đi qua chiến tranh!

*  *
*

Năm tháng hòa bình, năm tháng gian nan đói khổ trong hòa bình dường như khổ nhọc hơn cả những năm tháng chiến tranh.

Những cái hố nước mỗi nhà đào riêng cho nước máy chảy vào vì nước yếu.

Những cái hàng rào ngăn sân mọc lên.

Những ánh mắt lạnh lùng nhìn nhau nghi kỵ.

Một chuyến đi học nước ngoài cũng phải thì thào sợ ông hàng xóm biết. 

Nhưng vẫn có nhà có tivi cho trẻ con cả phố vào xem như một buổi phim chiếu ở đình làng.

Về bản chất, người cùng phố vẫn có tính “tình làng nghĩa xóm”, nhưng người “cùng một số nhà” lại phòng thủ nhau.

Cọ sát quyền lợi trong hòa bình nó thiết thực, không như sự thanh thản nhìn lên bầu trời xem máy bay nó quần đảo trong chiến tranh...

*  *
*

Năm tháng đi qua, đèn mỗi nhà vẫn sáng, lũ trẻ mỗi nhà ngày một lớn lên, người già dần đi tới chỗ vĩnh hằng, nhưng nhiều dấu vết cũ xưa vẫn nhắc nhớ lại tình người một thuở. Mà tình người thì thời nào cũng cần, dù lịch sử thế nào...

Nguồn: Tạ Mỹ Dương - ĐBND

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Phải giải thích cho mỗi người thích giải
    Cần công bằng với những kẻ bằng công.

  • LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

  • UÔNG TRIỀU

    Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.

  • VIỆT HÙNG

    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                 Ghi chép

    Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".

  • TRUNG SƠN

    Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA  

    Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • "Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".

  • Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.

  • Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.

  • Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

  • Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

  • 30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.

  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.