“Nghĩa đồng bào” trong tranh Lê Sa Long

09:39 09/09/2021

30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.

Tác phẩm “Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt miệt mài may khẩu trang”.

Nhưng ông hiểu “nốt trầm” đó chứa đựng những tấm lòng kiên cường, thủy chung. Xúc động về tình người trong đại dịch, họa sĩ đã ghi lại những khoảnh khắc ấm áp nghĩa đồng bào. Đó là Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt cắt vải may khẩu trang. Ông cảm phục mẹ Quýt đã ở tuổi 96 nhưng vẫn bầu bạn cùng bàn máy, may khoảng 70 chiếc khẩu trang giúp đỡ người khó khăn. Bản thân mẹ bị tù đày, có chồng con hy sinh trong chiến tranh, mẹ hiểu tình yêu đất nước, tình nghĩa đồng bào thiêng liêng lắm!

Ông tâm sự: “Tôi nhận ra quý nhất là tình nghĩa con người với nhau mà đẹp nhất là nghĩa đồng bào, người trong một nước, luôn cháy bỏng ngọn lửa nhiệt tình!”. Hình ảnh bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu (Khoa Gây mê hồi sức - Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh) cạo sạch mái tóc trước giờ lên đường đến tâm dịch tại Bắc Giang cuối tháng 5 đã khiến cảm xúc trong họa sĩ Lê Sa Long dâng trào. Người bác sĩ trẻ xung phong vào tâm dịch vẫn nở nụ cười “chia lửa”. Ông nghĩ, với trách nhiệm công dân của một nghệ sĩ, phải chuyển tải nhanh đến mọi người hình ảnh sinh động này. 

“Nghĩa đồng bào” trong tranh Lê Sa Long -0

“Buổi ăn trưa 0 đồng cho người nghèo - Nét đẹp nhân ái người Sài Gòn”. 

TP Hồ Chí Minh cùng các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ phải giãn cách theo Chỉ thị 16. Bao lo âu về cuộc sống hiện trên gương mặt của những người bán vé số, lao động phổ thông, chạy xe ôm... Phía trước dãy nhà trọ nơi ở của người lao động đến từ các tỉnh thành là những chiếc rổ, chiếc nón lá... chờ những phần quà tặng (gạo, mì ăn liền, rau...). Sự thiết thực từ những gian hàng 0 đồng, tủ lạnh “Thạch Sanh”, bữa trưa 0 đồng... san sẻ khó khăn giúp những người dễ bị tổn thương vượt qua đại dịch. Hơi ấm tình người, tình người mẹ từ bầu sữa ấm nóng của nữ bác sĩ dành cho đứa trẻ vì dịch bệnh mà phải rời xa vòng tay mẹ... Họa sĩ căng tấm vải, tấm giấy Canson trên giá vẽ ký họa những bức tranh để thấy tình tương thân tương ái luôn hiện diện giữa đời. Dù khó khăn nguy hiểm vẫn chia sẻ để gần nhau hơn! 

“Nghĩa đồng bào” trong tranh Lê Sa Long -0

 “Những trái mướp, trái bí… được bà con Quảng Trị gói ghém cẩn thận để chuyển vào ủng hộ TP Hồ Chí Minh”. 

“Nghĩa đồng bào” là ở sự chung tay đóng góp đến từ người dân thuộc nhiều tỉnh, thành trong nước. Khi hay tin TP Hồ Chí Minh trở thành tâm dịch họ đã bảo nhau góp từng cân gạo, từng ký cá, từng bó rau... vào cho người dân thành phố nghĩa tình. Họa sĩ quý trọng, không ngăn được xúc động trước tinh thần thiện nguyện, sẻ chia của người dân các tỉnh, thành. Không phân biệt nam phụ lão ấu, họ dành tình cảm thân thương cho đồng bào TP Hồ Chí Minh, đồng bào miền nam “Các má, các ngoại ơi! Cho con góp gạo tặng các bạn nhỏ TP Hồ Chí Minh với!”, “Rau ngon được các bạn trẻ Đà Lạt thu hoạch chuyển đi ủng hộ TP Hồ Chí Minh”, “Món quà độc đáo bà con quê nhà  Phù Mỹ (Bình Định) gửi tặng bà con Sài thành!”... 

“Nghĩa đồng bào” trong tranh Lê Sa Long -0

 Tác phẩm “Bầu sữa ấm nóng của nữ bác sĩ dành cho đứa trẻ phải xa vòng tay mẹ vì dịch bệnh”.

“Nghĩa đồng bào” được phản ánh trong dòng tranh ký họa của họa sĩ Lê Sa Long luôn sâu sắc thắm đượm như dòng ca dao “Miếng khi đói, gói khi no, của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng”... Như lời họa sĩ chia sẻ: “Tôi mong qua những bức tranh ký sự, tô đậm những nét đẹp cao quý, góp phần truyền lửa đến các y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch bệnh. Đồng thời, đem đến một niềm tin chiến thắng đại dịch trong lòng người dân. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhân dân Việt Nam vẫn chiến thắng”.


Theo Tuấn Phong - Thời Nay

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Phải giải thích cho mỗi người thích giải
    Cần công bằng với những kẻ bằng công.

  • LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

  • UÔNG TRIỀU

    Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.

  • VIỆT HÙNG

    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                 Ghi chép

    Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".

  • TRUNG SƠN

    Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA  

    Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • "Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".

  • Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.

  • Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.

  • Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

  • Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.

  • Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.