Chủ tịch TP.HCM: 'Đầu tư cho văn hóa sao cứ phải lật tới lật lui'

09:25 04/03/2017

Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM - Ảnh: Lê Công Sơn

Tại buổi làm việc, bà Trần Xuân Thảo, Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng bức xúc: “Ngôi nhà hiện sử dụng làm bảo tàng của chúng tôi được xây dựng trước năm 1975, nguyên là dinh thự của thủ tướng chế độ cũ cải tạo lại phòng ốc nhỏ hẹp, không liên hoàn nhau, hành lang và lối đi quanh co nhưng lại bị sụt lún nghiêm trọng. TP đã lên kế hoạch sửa chữa lại vào năm 2010 khoảng 80 tỉ đồng nhưng theo qui hoạch mở rộng đường Thái Văn Lung ra Tôn Đức Thắng bị mất tới… 2.000 m2. Theo đơn vị tư vấn, việc mở đường sát với tượng Bác Tôn ảnh hưởng đến không gian chung, ngôi nhà cũ bị xéo rất khó cải tạo, phải chờ đợi điều chỉnh hoặc cho xây mới gần 200 tỉ đồng nên lình xình cho tới tận giờ”.
 
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: “Đầu tư cho văn hóa sao cứ phải lật tới lật lui” 4
Bà Trần Xuân Thảo (đứng) bức xúc về việc chậm trễ các dự án

Do không thu phí khách tham quan nên đời sống cán bộ nhân viên cũng gặp không ít khó khăn. Bà Thảo than thở: “Chúng tôi phải tạo nguồn thu từ các cửa hàng phục vụ giải khát cho khách, thu từ phí bãi giữ xe để đảm bảo đời sống anh em”.
 
Ông Phong ghi nhận những nỗ lực của bảo tàng nhưng thắc mắc: “Tại sao có đề án xây dựng rồi mà vẫn trễ 7 năm. Vướng mắc chỗ nào phải chịu khó ngồi lại để cùng giải quyết là được hết”.
 
Ông Trần Tuấn Anh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM lý giải: “Công trình nâng cấp Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã được ghi vốn từ năm 2010 nhưng tới năm 2011 việc đầu tư thi công phải xem xét lại nên chậm. Sau này mở rộng đường Thái Văn Lung nên Sở phải tổng hợp lại xin ý kiến Hội đồng Quy hoạch - Kiến trúc rồi chờ thông qua nhưng chờ vốn nên hơi lâu”.
 
Ông Nguyễn Thành Phong đề nghị: “Trong tuần tới phải sắp xếp cho tôi làm việc với Sở, ngành liên quan để tháo gỡ ngay vấn đề này, không thể kéo dài việc cải tạo hay xây mới mà để một bảo tàng duy nhất về Bác Tôn của cả nước bị xuống cấp được, ảnh hưởng đến việc phục vụ du khách, các hoạt động lễ hội và sinh hoạt chính trị của TP. Nếu sửa chữa hết 80 tỉ đồng mà giờ chuyển qua xây mới tốn 200 - 300 tỉ cũng không sao. Hạ tầng giao thông tốn kém mấy ngàn tỉ còn đầu tư, tại sao văn hóa lại phải lật tới lật lui hoài vậy”.
 
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: “Đầu tư cho văn hóa sao cứ phải lật tới lật lui” 2
Ông Phong ưu tư trước các hiện vật súng thần công chưa được đặt ở vị trí trang trọng phía trước

“Tôi giao Bảo tàng Lịch sử 30 tỉ, các ông làm được không?”
 
Trước khi làm việc với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đến thắp nhang tại đền thờ Vua Hùng và tham quan thực địa. Đứng ngắm thật lâu các bảo vật của quốc gia đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử, ông xúc động: “TP.HCM có đến 11 bảo vật quốc gia có mặt ở đây là quý lắm đấy. Tôi thấy lòng mình lâng lâng cảm xúc. Đây là lịch sử, phải làm sao bảo vệ cho tốt. Tôi mới nghe giám đốc báo cáo bảo tàng này đảo ngói chống dột từ năm 1984 mà giờ chưa sửa chữa gì lại là phải làm ngay, vì đây là một di tích rất quan trọng, không thể để như vậy được”.
 
Sẵn dịp gặp đầy đủ các lãnh đạo TP, ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử còn phản ánh về tình trạng thiếu bãi đậu xe du lịch nên phải dừng cho du khách xuống giữa đường và bị công an đến xử phạt làm du khách rất lo sợ, trong khi Thảo cầm viên rộng lại không cho đậu. Chủ tịch Nguyễn Thành Phong lớn tiếng: “Tôi đề nghị chị Thu (Phó chủ tịch UBND TP - PV) sau cuộc gặp này làm việc ngay với Sở Giao thông Vận tải TP.HCM bàn giao phần mặt bằng phía cổng lên Đền Hùng cho Bảo tàng Lịch sử để đưa súng thần công ở phía sau lên trưng bày trang trọng phía trước. Đồng ý cho xe du lịch vào dừng đỗ bên trong Thảo cầm viên luôn. Sao xe Thảo cầm viên thì vào được mà khách đến với bảo tàng lại phải đỗ ngoài đường. Không vì quyền lợi riêng của đơn vị nào mà tổn hại đến lợi ích chung…”.
 
Riêng vấn đề xin kinh phí để mở rộng Khu trưng bày đa năng, thể nghiệm và tu bổ Đền Hùng, ông Phong ra quyết định bất ngờ: “Tôi sẽ giao cho 30 tỉ đồng, các anh có làm được không?", khiến Giám đốc Hoàng Anh Tuấn mừng không nói nên lời.
 
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng yêu cầu các bảo tàng phải nhanh chóng đầu tư hệ thống chiếu phim để cung cấp thông tin cho du khách. “Ở các nước, người ta đến bảo tàng có gắn thiết bị để có thể tìm hiểu đủ thứ, còn bảo tàng mình chỉ chú thích đơn giản trên hiện vật như thế là chưa được. Một số bảo tàng đưa thêm các quầy sách giới thiệu về lịch sử, đất và người TP.HCM. Bảo tàng TP.HCM có thể nghiên cứu đưa loại hình đờn ca tài tử vào biểu diễn và phục vụ các món ngon Nam bộ để thu hút, giữ chân du khách”, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị.

Theo Lê Công Sơn - TNO
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Phải giải thích cho mỗi người thích giải
    Cần công bằng với những kẻ bằng công.

  • LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

  • UÔNG TRIỀU

    Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.

  • VIỆT HÙNG

    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                 Ghi chép

    Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".

  • TRUNG SƠN

    Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA  

    Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • "Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".

  • Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.

  • Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.

  • Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

  • Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

  • 30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.

  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.