Chủ tịch TP.HCM: 'Đầu tư cho văn hóa sao cứ phải lật tới lật lui'

09:25 04/03/2017

Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM - Ảnh: Lê Công Sơn

Tại buổi làm việc, bà Trần Xuân Thảo, Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng bức xúc: “Ngôi nhà hiện sử dụng làm bảo tàng của chúng tôi được xây dựng trước năm 1975, nguyên là dinh thự của thủ tướng chế độ cũ cải tạo lại phòng ốc nhỏ hẹp, không liên hoàn nhau, hành lang và lối đi quanh co nhưng lại bị sụt lún nghiêm trọng. TP đã lên kế hoạch sửa chữa lại vào năm 2010 khoảng 80 tỉ đồng nhưng theo qui hoạch mở rộng đường Thái Văn Lung ra Tôn Đức Thắng bị mất tới… 2.000 m2. Theo đơn vị tư vấn, việc mở đường sát với tượng Bác Tôn ảnh hưởng đến không gian chung, ngôi nhà cũ bị xéo rất khó cải tạo, phải chờ đợi điều chỉnh hoặc cho xây mới gần 200 tỉ đồng nên lình xình cho tới tận giờ”.
 
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: “Đầu tư cho văn hóa sao cứ phải lật tới lật lui” 4
Bà Trần Xuân Thảo (đứng) bức xúc về việc chậm trễ các dự án

Do không thu phí khách tham quan nên đời sống cán bộ nhân viên cũng gặp không ít khó khăn. Bà Thảo than thở: “Chúng tôi phải tạo nguồn thu từ các cửa hàng phục vụ giải khát cho khách, thu từ phí bãi giữ xe để đảm bảo đời sống anh em”.
 
Ông Phong ghi nhận những nỗ lực của bảo tàng nhưng thắc mắc: “Tại sao có đề án xây dựng rồi mà vẫn trễ 7 năm. Vướng mắc chỗ nào phải chịu khó ngồi lại để cùng giải quyết là được hết”.
 
Ông Trần Tuấn Anh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM lý giải: “Công trình nâng cấp Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã được ghi vốn từ năm 2010 nhưng tới năm 2011 việc đầu tư thi công phải xem xét lại nên chậm. Sau này mở rộng đường Thái Văn Lung nên Sở phải tổng hợp lại xin ý kiến Hội đồng Quy hoạch - Kiến trúc rồi chờ thông qua nhưng chờ vốn nên hơi lâu”.
 
Ông Nguyễn Thành Phong đề nghị: “Trong tuần tới phải sắp xếp cho tôi làm việc với Sở, ngành liên quan để tháo gỡ ngay vấn đề này, không thể kéo dài việc cải tạo hay xây mới mà để một bảo tàng duy nhất về Bác Tôn của cả nước bị xuống cấp được, ảnh hưởng đến việc phục vụ du khách, các hoạt động lễ hội và sinh hoạt chính trị của TP. Nếu sửa chữa hết 80 tỉ đồng mà giờ chuyển qua xây mới tốn 200 - 300 tỉ cũng không sao. Hạ tầng giao thông tốn kém mấy ngàn tỉ còn đầu tư, tại sao văn hóa lại phải lật tới lật lui hoài vậy”.
 
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: “Đầu tư cho văn hóa sao cứ phải lật tới lật lui” 2
Ông Phong ưu tư trước các hiện vật súng thần công chưa được đặt ở vị trí trang trọng phía trước

“Tôi giao Bảo tàng Lịch sử 30 tỉ, các ông làm được không?”
 
Trước khi làm việc với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đến thắp nhang tại đền thờ Vua Hùng và tham quan thực địa. Đứng ngắm thật lâu các bảo vật của quốc gia đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử, ông xúc động: “TP.HCM có đến 11 bảo vật quốc gia có mặt ở đây là quý lắm đấy. Tôi thấy lòng mình lâng lâng cảm xúc. Đây là lịch sử, phải làm sao bảo vệ cho tốt. Tôi mới nghe giám đốc báo cáo bảo tàng này đảo ngói chống dột từ năm 1984 mà giờ chưa sửa chữa gì lại là phải làm ngay, vì đây là một di tích rất quan trọng, không thể để như vậy được”.
 
Sẵn dịp gặp đầy đủ các lãnh đạo TP, ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử còn phản ánh về tình trạng thiếu bãi đậu xe du lịch nên phải dừng cho du khách xuống giữa đường và bị công an đến xử phạt làm du khách rất lo sợ, trong khi Thảo cầm viên rộng lại không cho đậu. Chủ tịch Nguyễn Thành Phong lớn tiếng: “Tôi đề nghị chị Thu (Phó chủ tịch UBND TP - PV) sau cuộc gặp này làm việc ngay với Sở Giao thông Vận tải TP.HCM bàn giao phần mặt bằng phía cổng lên Đền Hùng cho Bảo tàng Lịch sử để đưa súng thần công ở phía sau lên trưng bày trang trọng phía trước. Đồng ý cho xe du lịch vào dừng đỗ bên trong Thảo cầm viên luôn. Sao xe Thảo cầm viên thì vào được mà khách đến với bảo tàng lại phải đỗ ngoài đường. Không vì quyền lợi riêng của đơn vị nào mà tổn hại đến lợi ích chung…”.
 
Riêng vấn đề xin kinh phí để mở rộng Khu trưng bày đa năng, thể nghiệm và tu bổ Đền Hùng, ông Phong ra quyết định bất ngờ: “Tôi sẽ giao cho 30 tỉ đồng, các anh có làm được không?", khiến Giám đốc Hoàng Anh Tuấn mừng không nói nên lời.
 
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng yêu cầu các bảo tàng phải nhanh chóng đầu tư hệ thống chiếu phim để cung cấp thông tin cho du khách. “Ở các nước, người ta đến bảo tàng có gắn thiết bị để có thể tìm hiểu đủ thứ, còn bảo tàng mình chỉ chú thích đơn giản trên hiện vật như thế là chưa được. Một số bảo tàng đưa thêm các quầy sách giới thiệu về lịch sử, đất và người TP.HCM. Bảo tàng TP.HCM có thể nghiên cứu đưa loại hình đờn ca tài tử vào biểu diễn và phục vụ các món ngon Nam bộ để thu hút, giữ chân du khách”, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị.

Theo Lê Công Sơn - TNO
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • “Chuyện bốn mùa” là sự nối tiếp của chương trình sân khấu truyền hình nổi tiếng “Trong nhà ngoài phố” trên HTV, với những thông tin đậm chất thời sự, nhân sinh, chương trình góp phần giúp khán giả có cái nhìn chuẩn mực về những vấn đề của xã hội.

  • Sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ sản xuất, chiếu phim, lưu trữ trong điện ảnh trên nền tảng công nghệ số vừa mang đến cơ hội, song cũng là thách thức cho mỗi nền điện ảnh. Trong bối cảnh đó, điện ảnh Việt Nam cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, đột phá về tư duy làm phim để bắt kịp xu hướng thời đại.

  • Bén duyên nghệ thuật và giáo dục cho thiếu nhi gần 15 năm nay, khi động lực đã đủ, MC Nguyễn Anh Luân (Giám đốc điều hành ALU Academy) thực hiện một trong những ước mơ lớn: Vận hành sân khấu cộng đồng cho trẻ em.

  • NTK Cao Minh Tiến gây “sốc” khi bất ngờ ra mắt MV “Trống cơm” mừng Tết trung thu với vai trò ca sĩ.

  • HOÀNG XUÂN NHU

    (Nguyên phụ trách công tác chính trị trường ĐHSP Huế)

  • LÊ TIẾN DŨNG

    (Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)

  • Tháng 7 âm lịch là thời điểm người dân đốt vàng mã nhiều nhất trong năm. Nhằm thay đổi hành vi lãng phí này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có thêm khuyến cáo tiếp theo không dâng cúng, không đốt vàng mã mùa Vu lan.

  • Tồn tại và phát triển giữa vùng văn hiến Kinh Bắc trong nhiều thế kỷ, tranh dân gian Đông Hồ hội tụ tâm thức ngàn năm của người Việt và thể hiện độc đáo bằng ngôn ngữ mỹ thuật. Nhằm lưu giữ, phát huy giá trị của dòng tranh này, hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang được xây dựng để đề nghị UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

  • Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng lại đến và các trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật (VHNT), thể dục thể thao (TDTT) của Bộ VH-TT-DL lại miệt mài tìm kiếm người học ở các mã ngành học. Thế nhưng, việc tuyển sinh cũng như đào tạo ở các cơ sở này vẫn “khó đủ đường”. Bởi lẽ, ngay từ khâu tuyển sinh đã khó đạt đủ chỉ tiêu. Đào tạo lại chưa có cơ chế đặc thù, chồng chéo trong quản lý...

  • Chiến thắng khó khăn, vượt qua chính mình để cất lên tiếng hát, từ đó lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, tôn vinh sự đa dạng và khác biệt, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và tươi đẹp. Đó là mục đích chương trình “Những sắc màu tình yêu” hướng tới.

  • Việc xuất hiện hàng loạt các danh hiệu như “Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam”, “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “Nữ hoàng thực phẩm Việt Nam”… theo TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam thì đây không chỉ là minh chứng cho căn bệnh “cuồng” danh hiệu, “loạn” danh hiệu dường như ngày càng tăng nặng mà hơn thế, nếu không có giải pháp “điều trị” triệt để sẽ đem tới nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.

  • Ở các quốc gia phát triển, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những dòng người xếp hàng dài. Họ tôn trọng quyền lợi của người khác và điều này hình thành nên một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.

  • Văn hóa luôn được coi là giá trị cốt lõi để phát triển sản phẩm du lịch trên khắp các vùng miền Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch sáng tạo sẽ phát huy tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, cung cấp những hoạt động đa dạng cho khách du lịch, tăng tính độc đáo, hấp dẫn của điểm đến.

  • Thời gian qua, không ít ngôi đình sau khi tu bổ đã bị biến dạng, thêm hoặc thay mới tùy tiện; thậm chí có những ngôi đình được trùng tu một cách khoa học, nhưng sau đó vẫn bị can thiệp làm mất đi yếu tố gốc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách làm phản khoa học, hủy hoại các di tích cổ…

  • Nhằm giúp độc giả hiểu được những trăn trở, tâm tư từ nhà báo và nghề báo, ngày 26-6 tại Đường sách TPHCM, NXB Tổng hợp đã tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Nhà báo và nghề báo”. 

  • Từ ngàn xưa, dân gian đã có biết bao quan niệm về thi cử và luôn được thực hành một cách sôi động trong cuộc sống cho đến tận ngày nay. Vậy, những quan niệm thi cử này là mê tín hay niềm tin về mặt tinh thần?

  • Một tín hiệu vui cho mỹ thuật Việt Nam khi mới đây hàng loạt các tác phẩm tranh Việt đã tạo nên những kỷ lục trên các sàn đấu giá quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau nhưng niềm vui đó là những nỗi buồn của mỹ thuật Việt Nam ngay chính trên sân nhà.

  • Gắn bó với người Việt hàng nghìn năm nay, giấy dó từ một chất liệu của tri thức đã bước vào lĩnh vực tạo hình, trở thành chất liệu của văn hóa. Tuy nhiên, trong đời sống ngày nay, phải có sự cải tiến để giấy dó phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người hiện đại.

  • Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.

  • Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.