Những điểm nhấn trên hành trình âm nhạc

14:56 09/01/2009
VIỆT ĐỨCVề với Trường Sơn, về với kỷ niệm của một thời khói lửa đạn bom là tiếng lòng, là tâm nguyện của nhiều hội viên Hội nhạc sỹ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế kể từ sau ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4/1975. Và sau gần 30 năm, mùa xuân 2004, tâm nguyện ấy đã trở thành hiện thực khi kỷ niệm của một thời chiến tranh cứ ào ạt ùa về theo bước chân các nhạc sỹ trở lại tuyến biên giới miền Tây A Lưới.

Được sự đầu tư của UBND tỉnh và Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng, các nhạc sỹ đã có một chuyến đi thực tế đầy ý nghĩa, đó là các hoạt động giao lưu với nhân dân và chiến sỹ các đồn biên phòng dọc tuyến biên giới trong tình cảm xúc động dạt dào, với những tác phẩm âm nhạc mới nhất về Trường Sơn như: “Trường Sơn hát của nhạc sỹ Lê Phùng, Lời ca từ Trường Sơn, Hoàng hôn đường biên của nhạc sỹ Việt Đức”. Đó còn là các ca khúc gây xúc động của nhạc sỹ Lê Anh, Minh Phương,Vĩnh Phúc, Nguyễn Việt, Đoàn Lan Hương, Quốc Anh…

Tiếp ngay sau chuyến đi về Trường Sơn, tháng 3 năm 2004, Chi hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức Trại sáng tác khí nhạc dân tộc và lý luận phê bình toàn quốc lần thứ nhất với sự góp mặt của các nhạc sỹ đến từ Nhạc viện quốc gia Hà Nội, Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, Hội Âm nhạc Hà Nội, Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhạc sỹ Việt Nam… Trong khuôn khổ hoạt động của Trại, đêm giao lưu biểu diễn nghệ thuật dân tộc đầy ấn tượng đã được tổ chức với phần tham gia biểu diễn của NSƯT Thế Dân, Nghệ sỹ Thao Giang, GS-TS Phạm Minh Khang, nhạc sỹ Bảo Phúc, dàn hợp xướng Học viện Âm nhạc Huế… Ngoài 27 tác phẩm mới viết cho các nhạc khí dân tộc cổ truyền, còn có thêm một hội thảo mang tầm quốc gia về “sự cần thiết thành lập Học viện Âm nhạc Huế”. Mong muốn đây sẽ là một cánh cửa mở rộng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc di sản của dân tộc, một địa chỉ đáng tin cậy để cộng đồng nhân loại chung tay, góp sức giữ gìn giá trị âm nhạc truyền khẩu quí giá, mở ra nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

Kỷ niệm 45 năm lời dạy của Bác Hồ năm 1960 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ hy sinh, tháng 3 năm 2005, ba Hội Âm nhạc của ba thành phố đã long trọng tổ chức lễ kết nghĩa bằng các văn bản ghi nhớ cụ thể do nhạc sỹ Phạm Tuyên - Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội; nhạc sỹ Ca Lê Thuần - Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh; nhạc sỹ Việt Đức - Chủ tịch Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế cùng ký kết. Ba đêm công diễn các tác phẩm âm nhạc của một thời hào hùng tranh đấu được các nghệ sỹ của ba thành phố thể hiện hết mình trong sự cổ vũ cuồng nhiệt của đông đảo các bạn yêu âm nhạc thành phố Huế.

Tháng 5 năm 2006, trong các hoạt động tiền Festival Huế, một hoạt động có qui mô hoành tráng nhất, đó là Trại sáng tác Âm nhạc Quốc tế “Âm sắc Huế” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Trại đã thu hút gần 50 tác phẩm âm nhạc của các nhạc sỹ đến từ sáu quốc gia: Vương quốc Anh, cộng hòa Pháp, cộng hòa Singapo, cộng hòa Malaixia, Mỹ và Việt . Ngoài các hoạt động thăm quan, điền dã, ban tổ chức Trại đã xây dựng ba đêm diễn với các thể loại: Đêm hợp xướng và nhạc thính phòng; Đêm hòa tấu dàn nhạc dân tộc và ca khúc nghệ thuật; Đêm nhạc giao hưởng… với sự tham gia của dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam, nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam, các nghệ sỹ Singapo, đoàn ca múa Đam San, dàn dây và hợp xướng Học viện Âm nhạc Huế… Đây là lần đầu tiên các nhạc sỹ Huế có điều kiện tiếp xúc học hỏi toàn diện với các nhạc sỹ trong nước và quốc tế, đồng thời còn là cơ hội để giới thiệu các tác phẩm âm nhạc Việt ra với bạn bè thế giới.

"Huế mùa thu" là chủ đề của Trại sáng tác âm nhạc không tập trung cho 20 hội viên từ ngày 15 tháng 10 năm 2008 đến ngày 30 tháng 10 năm 2008. Kết thúc Trại, ban tổ chức đã thu được 27 tác phẩm với nhiều màu sắc, cung bậc, đề tài nội dung về mùa thu Huế, tâm hồn Huế, nhịp sống Huế trong dòng chảy phát triển đi lên của quê hương, đất nước. Một đêm truyền hình trực tiếp công bố 21 tác phẩm của 20 nhạc sỹ đã thành công tốt đẹp tối 14/11/2008 tại Studio đài PT-TH Thừa Thiên Huế, đồng thời một tuyển tập ca khúc Huế mùa thu kèm bộ đĩa CD, VCD đã được phát hành nhân dịp này…
Nhìn lại chặng đường của một nhiệm kỳ qua, bằng những việc đã làm được, bằng những tác phẩm công trình đã định hình và có đời sống trong xã hội, chúng ta tin tưởng rằng với trách nhiệm công dân và lòng đam mê nghề nghiệp các thế hệ nhạc sỹ hội viên của Hội sẽ có nhiều sáng tạo mới.
   V.Đ

(nguồn: TCSH số 238 - 12 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Âm nhạc giao hưởng điện tử đang trở thành “món ăn” tinh thần mới lạ ở Việt Nam. Tiếc là ý tưởng âm nhạc độc đáo này mới chỉ được đón nhận một cách dè dặt ở Huế.

  • Ngày 4/3, dàn hợp xướng Hợp ca Quê hương của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp đã tham gia liên hoan hợp xướng quốc tế Paris và có màn trình diễn xuất sắc, ấn tượng, để lại dấu ấn đậm nét Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.

  • Tối 4/3, tại khu vực vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), ​ một trong năm dàn nhạc giao hưởng lớn của thế giới đã có buổi hòa nhạc, đưa đỉnh cao âm nhạc thế giới đến công chúng Việt Nam.

  • Bộ VH-TT-DL vừa công bố danh sách tác giả, tác phẩm được Chủ tịch nước quyết định trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017.

  • Nhiều người đã gọi nhà soạn nhạc 11 tuổi Alma Deutsher là Mozart hiện đại khi vở opera Cinderella của cô bé lần đầu công diễn tại Vienna và nhận được sự tán thưởng đặc biệt của khán giả.

  • Với sáng kiến của những người yêu nhạc cổ điển cách đây 127 năm, ngôi nhà nơi Beethoven sinh ra vẫn còn trụ vững và trở thành bảo tàng về nhà soạn nhạc thiên tài.

  • Theo các nhà nghiên cứu, hội chứng Tourette gây ra ở Mozart những hành vi khó hiểu nhưng đồng thời đó cũng có thể là lời giải thích hợp lý cho các ý tưởng âm nhạc vô tận của nhạc sĩ thiên tài.

  • So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, nền nghệ thuật âm nhạc Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

  • Trong khi gần nửa số vở opera của Vivaldi hoàn toàn biệt tăm tích thì "Orlando Furioso" lại tìm được đến hai bản thảo.

  • Khi Wolfgang mới lẫm chẫm biết đi, cô bé Nannerl bốn tuổi rưỡi đã là thần tượng của em mình. Theo nhà nghiên cứu Maynard Solomon, “lên ba tuổi, Mozart đã hứng thú học nhạc vì trông thấy cha dạy đàn cho chị; cậu bé muốn được như chị."

  • VĨNH PHÚC

    Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (1929 - 2001) sinh tại Triệu Phong, Quảng Trị; nhưng cũng như Duy Khánh, Nguyễn Hữu Ba… ông đã có quá trình sinh sống và hoạt động tại Huế.

  • Nếu như trào lưu Khai sáng thế kỉ 18 khởi nguồn từ một thiểu số tinh hoa rồi chầm chậm lan truyền ảnh hưởng ra khắp xã hội thì trào lưu Lãng mạn phổ biến hơn nhiều từ cội nguồn đến ảnh hưởng.

  • Joseph Haydn là nhà sáng tạo ra các thể loại cơ bản của âm nhạc. một trong những thành tựu quan trọng nhất của ông là đã phát triển và tạo ra nguyên tắc cấu trúc có ảnh hưởng nhất trong lịch sử âm nhạc, hình thức sonata.

  • Trong lịch sử âm nhạc, ở thời kỳ Tiền cổ điển và Cổ điển (1720-1820), các nhạc sĩ có xu hướng phát triển nhiều hình thức với cách diễn đạt tự nhiên, phản kháng lại phong cách đối âm thời kỳ Baroque quá cứng nhắc và lý trí, từ đó hình thành một trào lưu mới trong âm nhạc – Rococo.

  • Gần một thế kỷ sau khi qua đời, tuy ít được công chúng biết đến nhưng Bach lại có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến những tượng đài về sau như Mozart, Haydn, Beethoven, Mendelssohn. Ngày nay, âm nhạc của Bach là một phần quan trọng trong lịch sử âm nhạc châu Âu.

  • Trong thời kỳ Baroque, nước Ý đóng vai trò trung tâm với những phát kiến mới về cả nội dung lẫn hình thức thể hiện của âm nhạc.

  • Dù không được thính giả ngày nay biết đến rộng rãi như đồng nghiệp của các thời kỳ sau nhưng những nhà soạn nhạc thời kỳ Phục Hưng cũng để lại không ít dấu ấn trong kỹ thuật sáng tác cũng như trong cải tiến nhạc cụ biểu diễn.

  • KỶ NIỆM 15 NĂM NGÀY MẤT NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN     

    LÝ TOÀN THẮNG
    (Viết tặng VH và BH)

  • Mùa thu năm 1839, khoảng một năm trước khi cưới Robert Schumann, Clara Wieck thổ lộ trong nhật ký: “Những tác phẩm viết cho piano không thể hiện được trí tưởng tượng và khát vọng lớn lao của anh ấy… Ước nguyện lớn nhất của mình là được thấy anh ấy sáng tác cho dàn nhạc… Cầu mong cho mình có thể đưa anh ấy tới đó!”
    Và cô đã làm được điều đó.

  • Mùa thu năm 1839, khoảng một năm trước khi cưới Robert Schumann, Clara Wieck thổ lộ trong nhật ký: “Những tác phẩm viết cho piano không thể hiện được trí tưởng tượng và khát vọng lớn lao của anh ấy… Ước nguyện lớn nhất của mình là được thấy anh ấy sáng tác cho dàn nhạc… Cầu mong cho mình có thể đưa anh ấy tới đó!”
    Và cô đã làm được điều đó.