Thần tượng thời thơ ấu của W.Mozart

08:29 10/11/2016

Khi Wolfgang mới lẫm chẫm biết đi, cô bé Nannerl bốn tuổi rưỡi đã là thần tượng của em mình. Theo nhà nghiên cứu Maynard Solomon, “lên ba tuổi, Mozart đã hứng thú học nhạc vì trông thấy cha dạy đàn cho chị; cậu bé muốn được như chị."

Maria Anna Mozart thời nhỏ (1763) – bức chân dung được cho là do họa sĩ Lorenzoni (1721–1782) vẽ.

Maria Anna Walburga Ignatia Mozart, còn gọi là Marianne hay Nannerl, sinh năm 1751 tại Salzburg, lớn hơn Wolfgang năm tuổi. Lên bảy tuổi, cô bắt đầu được cha dạy chơi đàn harpsichord.

Ông Leopold Mozart đã đem theo Nannerl và Wolfgang trong các chuyến lưu diễn ở nhiều thành phố như Vienna và Paris để giới thiệu tài năng của các con. Trên yết thị quảng cáo những ngày đầu, tên của cô đôi khi còn nổi bật hơn cả tên cậu em trai sau này sẽ rất nổi tiếng của mình. Người ta chú ý đến cô bởi tài năng chơi harpsichord và piano xuất sắc. Tuy nhiên theo từ điển âm nhạc New Grove, “từ năm 1769 trở đi cô đã không còn được thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong những chuyến đi với em trai vì đã đến tuổi kết hôn.”

Có bằng chứng cho thấy Nannerl có soạn nhạc vì vẫn còn những lá thư do Wolfgang viết khen ngợi tác phẩm của chị. Nhưng vô số thư từ do người cha viết lại chẳng bao giờ nhắc đến bất kỳ tác phẩm nào của cô con gái và cũng chẳng có tác phẩm nào trong đó còn được lưu giữ đến ngày nay.

Ngược lại với em trai mình, người đã tranh cãi và rốt cục không vâng theo mong muốn của cha trong vấn đề sự nghiệp và hôn nhân, Nannerl hoàn toàn phụ thuộc vào cha. Cô yêu Franz d’Ippold, một đại úy và gia sư riêng, nhưng bị cha buộc phải khước từ lời cầu hôn. Wolfgang đã giúp Nannerl đứng lên đấu tranh cho ý nguyện của bản thân nhưng không kết quả. Cuối cùng Nannerl kết hôn với thẩm phán Johann Baptist Franz von Berchtold zu Sonnenburg vào năm 1783 và cùng chồng định cư ở St. Gilgen, một ngôi làng cách nhà cha mẹ đẻ khoảng 29km. Berchtold đã hai lần góa vợ và có năm đứa con từ hai cuộc hôn nhân trước. Nannerl giúp chồng nuôi các con riêng và cũng sinh ba con.

Khi Wolfgang mới lẫm chẫm biết đi, cô bé Nannerl bốn tuổi rưỡi đã là thần tượng của em mình. Theo Maynard Solomon1, “lên ba tuổi, Mozart đã hứng thú học nhạc vì trông thấy cha dạy đàn cho chị; cậu bé muốn được như chị. Hai đứa trẻ rất thân thiết và đã phát minh ra một thứ ngôn ngữ bí mật. Chúng tưởng tượng ra ‘Vương quốc của Bach’ trong đó chúng là vua và hoàng hậu. Thư từ giữa hai chị em những ngày đầu đầy trìu mến và thân tình.”

Wolfgang đã viết một số tác phẩm cho Nannerl biểu diễn trong đó có Prelude và Fugue giọng Đô trưởng K. 394 (1782). Wolfgang cũng gửi cho chị đang ở St. Gilgen bản sao các piano concerto của mình (từ bản số 21 trở về trước, tính đến năm 1785).

Các nhà âm nhạc học có nhận định khác nhau về mối quan hệ giữa hai chị em ở tuổi trưởng thành. Theo New Grove, Wolfgang “vẫn gắn bó thân thiết với chị”. Ngược lại, Maynard Solomon cam đoan rằng về cuối đời Wolfgang và Nannerl bị dòng đời xô đẩy đến chỗ ly tán hoàn toàn. Ông nhận thấy sau chuyến Mozart tới thăm Salzburg vào năm 1783 cùng người vợ mới cưới Constanze, thì hai chị em không tới thăm nhau lần nào nữa. Họ cũng chưa từng gặp con cái của nhau, thư từ thì chỉ còn lác đác và cuối cùng là ngưng hẳn vào năm 1788.

Sau khi Wolfgang qua đời một năm, Nannerl bắt gặp cuốn tiểu sử do Franz Xaver Niemetschek viết năm 1798 về cuộc sống của Mozart ở Vienna và theo quan điểm của Constanze, có nhiều nội dung mới mẻ đối với Nannerl. Trong một bức thư năm 1800, cô viết: “Cuốn tiểu sử do Niemetschek soạn đã làm hồi sinh trong tôi những tình cảm của người chị dành cho cậu em trai vô vàn yêu quý đến mức tôi thường tan chảy thành nước mắt, bởi vì chỉ đến bây giờ tôi mới hiểu rõ cảnh ngộ đáng buồn mà em tôi lâm vào.”

Chồng của Nannerl mất năm 1801. Cô mang theo các con chung và riêng của chồng trở về Salzburg sống bằng nghề dạy nhạc. Về già, Nannerl gặp lại Constanze và giúp người chồng mới của Constanze là Georg Nikolaus von Nissen hoàn thành cuốn tiểu sử Mozart bằng cách cho mượn bộ sưu tập thư từ của gia đình.

Nguồn: Tia Sáng

-------
1 Nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, đồng sáng lập hãng thu âm Vanguard Records.

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VĂN CAO

    Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố  Nguyễn Thượng Hiền.

  • TRƯƠNG QUANG LỤC  

    Lần đầu tiên tôi quen biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập là tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước. 

  • DƯƠNG BÍCH HÀ

    Miền núi phía Tây Bắc huyện Minh Hóa ở Quảng Bình có nhiều nhóm tộc người cùng sinh sống như nhóm người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A Rem (gọi chung là tộc người Chứt), và tộc người Nguồn (trước kia gọi là người bản địa Kẻ Sạt, Kẻ Xét, Kẻ Trem, Kẻ Pôộc bộ Việt Thường, nước Văn Lang).

  • TRÀ AN    

    Người ta gọi Trịnh Công Sơn là Sứ giả tình yêu, Kẻ du ca về phận người, hay Người tình mọi thế hệ… nhưng có lẽ với tên gọi mà nhạc sĩ Văn Cao đặc biệt yêu mến dành tặng ông: “Con người thi ca” thì chức danh ấy phù hợp hơn cả.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG  

    I. Vài nét về dân ca Tà Ôi
    Trong hệ thống phân loại, dân ca Tà Ôi có đến 9 làn điệu gồm: Cà lơi, Ba bói, Cha chấp, Xiềng, Ân tói, Babởq, Ra rọi, Roin, Ru akay. Mỗi làn điệu đều có những quy định, cách thức thể hiện khác nhau.

  • Hoàng Nguyễn hiện là giảng viên thanh nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Anh bước vào nghề hát từ năm 1968. Từ 1973 đến 1978 học thanh nhạc Nhạc Viện Hà Nội, sau đó chuyển về giảng dạy ở trường âm nhạc Huế. Năm 1981 đến 1985 học thanh nhạc tại Bungari. Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hoàng Nguyễn đã góp phần quan trọng vào thành công buổi trình diễn thanh nhạc Thính phòng đầu tiên tại Hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế.

  • NGUYÊN CÔNG HẢO  

    Sau Đại hội tháng 01 năm 2013, vừa ổn định xong công việc tôi được nhạc sĩ Nguyễn Trung, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh Bắc Ninh mời đi dự chương trình Liên hoan âm nhạc các tỉnh, thành phố kết nghĩa tại thành phố Huế vào tháng 4 năm 2013.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).

  • Thất lạc suốt 150 năm - và bị hiểu lầm là tác phẩm của em trai bà – một bản nhạc táo bạo và phức tạp của Fanny Mendelssohn mới đây đã nhận được sự chú ý xứng đáng dù muộn màng. Hậu duệ cách bà sáu thế hệ kể lại câu chuyện.

  • Theo thông tin mới nhận được từ phía Cục NTBD, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chính thức được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.

  • Gần 1 tháng, sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có công văn yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, công chúng yêu nhạc vẫn chưa hết băn khoăn. Mới đây, việc tìm thấy bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” lại càng khiến dư luận băn khoăn hơn: Mất bao lâu để nhà quản lý hoàn tất việc đối chiếu giữa bản gốc và dị bản của ca khúc? Sau sự việc này, việc xác minh dị bản ca khúc nói chung sẽ được thực hiện ra sao?

  • Bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sỹ Châu Kỳ đã bật mí về con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa mà bà cho rằng chính con đường này đã tạo cảm hứng cho chồng bà và nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi”.

  • Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy. Với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây. Những ngày qua, hò khoan Lệ Thủy đã vang lên giữa Thủ đô, tạo điểm nhấn trong chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”.

  • Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Từng đứng trước nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, những làn điệu Then không chỉ đã dần tìm lại được chỗ đứng của mình mà còn đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Đó chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các cấp, chính quyền và các nghệ nhân, những người tâm huyết với Then.

     

  • Erik Satie (1866-1925) được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

  • Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giải thích việc gửi văn bản gửi Sở VH-TT TP HCM yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 bài hát đã cấp phép phổ biến để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.