Người dân thủ đô Hà Nội say sưa thưởng thức âm nhạc đỉnh cao

15:42 06/03/2017

Tối 4/3, tại khu vực vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), ​ một trong năm dàn nhạc giao hưởng lớn của thế giới đã có buổi hòa nhạc, đưa đỉnh cao âm nhạc thế giới đến công chúng Việt Nam.

Dàn nhạc London Symphony Orchestra. (Nguồn: BTC)

Sự kiện Vietnam Airlines Classic-Hanoi Concert 2017 được đông đảo công chúng Hà Nội mong đợi, vì vậy, ngay từ chập tối, hàng vạn người đã đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm để thưởng thức chương trình.

Công tác an ninh, trật tự được tăng cường. Khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ được quây kín phục vụ cho chương trình biểu diễn và một số ít khách mời.

Ban tổ chức lắp đặt 3 màn hình Led 400 inch tại đường Đinh Tiên Hoàng và quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân Hà Nội cũng như du khách phố đi bộ Hồ Gươm.

Trong thời gian 105 phút, 98 nghệ sỹ tài năng đến từ khắp nơi trên thế giới, với trình độ biểu diễn âm nhạc điêu luyện và nhiệt huyết đã mang lại những tuyệt phẩm âm nhạc đến công chúng Thủ đô.

Mở đầu chương trình là bản “Quốc ca” của Việt Nam với bản phối đặc biệt, nhận được sự tán dương và ngưỡng mộ của đông đảo người xem. Khi bản “Quốc ca” vang lên, tất cả mọi người ở khu vực biểu diễn chính và các điểm đặt màn hình Led đều đứng dậy bày tỏ sự tôn trọng đối với “Quốc ca” của Việt Nam và sự cảm kích đối với các nghệ sỹ.

Công chúng cũng được thưởng thức các bản "Festive Overture" của D.Shostakovich, "Bốn mùa" của Benjamin Britten và "Symphony số 2" của Rachmaninov. Chỉ huy dàn là nhạc trưởng tài năng Niklas Benjamin Hoffmann, 26 tuổi, người Đức.

Theo ghi nhận của phóng viên, ngoài khu vực biểu diễn chính, tại các điểm đặt màn hình Led, người dân và du khách thưởng thức các tác phẩm giao hưởng một cách say sưa, trật tự.

Chị Hoàng Thu Nga, trú tại đường Khương Trung, quận Thanh Xuân chia sẻ chị vốn là người yêu nhạc giao hưởng nên khi biết tối nay dàn nhạc giao hưởng London Symphony Orchestra biểu diễn tại đây, chị cùng mấy người bạn đến sớm để thưởng thức. Mặc dù không được xem ở khu vực chính nhưng với chị, được ngồi xem ở khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục cũng là điều may mắn.

Cùng chung tâm trạng này, ông Hoàng Văn Cao, trú tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, cho biết bác rất ngưỡng mộ dàn nhạc này nên khi biết có chương trình, ông không thể bỏ lỡ cơ hội.

Chương trình hòa nhạc ngoài trời Vietnam Airlines Classic-Hanoi Concert 2017 do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tổ chức, thực hiện một đêm duy nhất tại Hà Nội.

Buổi biểu diễn tại Hà Nội nằm trong tour diễn châu Á của dàn nhạc London Symphony Orchestra, do vậy không có bất cứ nghệ sỹ Việt Nam nào góp mặt trong chương trình biểu diễn của dàn nhạc.

Trong thời gian biểu diễn, dàn nhạc không cho phép sử dụng bất cứ thiết bị ghi âm, ghi hình nào và chỉ dành cho Ban tổ chức 8 phút ghi hình làm phóng sự về chương trình.

Bên cạnh sân khấu chính với sự tham gia của dàn nhạc ​giao hưởng London, dàn giao hưởng trẻ Việt Nam Maius Philharmonic cũng sẽ góp mặt trong Vietnam Airlines Classic-Hanoi Concert 2017 tại sân khấu khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Trong vòng 30 phút từ 19 giờ đến 19 giờ 30 phút tối cùng ngày, Maius Philharmonic cùng nhạc trưởng Lưu Quang Minh đã đem đến cho khán giả một góc nhìn về những người trẻ đam mê âm nhạc cổ điển và đang đi trên con đường tạo dựng một dàn nhạc giao hưởng trẻ ở Việt Nam.

Theo Đinh Thuận-Kim Chung - TTXVN/Vietnam+


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VĂN CAO

    Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố  Nguyễn Thượng Hiền.

  • TRƯƠNG QUANG LỤC  

    Lần đầu tiên tôi quen biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập là tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước. 

  • DƯƠNG BÍCH HÀ

    Miền núi phía Tây Bắc huyện Minh Hóa ở Quảng Bình có nhiều nhóm tộc người cùng sinh sống như nhóm người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A Rem (gọi chung là tộc người Chứt), và tộc người Nguồn (trước kia gọi là người bản địa Kẻ Sạt, Kẻ Xét, Kẻ Trem, Kẻ Pôộc bộ Việt Thường, nước Văn Lang).

  • TRÀ AN    

    Người ta gọi Trịnh Công Sơn là Sứ giả tình yêu, Kẻ du ca về phận người, hay Người tình mọi thế hệ… nhưng có lẽ với tên gọi mà nhạc sĩ Văn Cao đặc biệt yêu mến dành tặng ông: “Con người thi ca” thì chức danh ấy phù hợp hơn cả.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG  

    I. Vài nét về dân ca Tà Ôi
    Trong hệ thống phân loại, dân ca Tà Ôi có đến 9 làn điệu gồm: Cà lơi, Ba bói, Cha chấp, Xiềng, Ân tói, Babởq, Ra rọi, Roin, Ru akay. Mỗi làn điệu đều có những quy định, cách thức thể hiện khác nhau.

  • Hoàng Nguyễn hiện là giảng viên thanh nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Anh bước vào nghề hát từ năm 1968. Từ 1973 đến 1978 học thanh nhạc Nhạc Viện Hà Nội, sau đó chuyển về giảng dạy ở trường âm nhạc Huế. Năm 1981 đến 1985 học thanh nhạc tại Bungari. Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hoàng Nguyễn đã góp phần quan trọng vào thành công buổi trình diễn thanh nhạc Thính phòng đầu tiên tại Hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế.

  • NGUYÊN CÔNG HẢO  

    Sau Đại hội tháng 01 năm 2013, vừa ổn định xong công việc tôi được nhạc sĩ Nguyễn Trung, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh Bắc Ninh mời đi dự chương trình Liên hoan âm nhạc các tỉnh, thành phố kết nghĩa tại thành phố Huế vào tháng 4 năm 2013.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).

  • Thất lạc suốt 150 năm - và bị hiểu lầm là tác phẩm của em trai bà – một bản nhạc táo bạo và phức tạp của Fanny Mendelssohn mới đây đã nhận được sự chú ý xứng đáng dù muộn màng. Hậu duệ cách bà sáu thế hệ kể lại câu chuyện.

  • Theo thông tin mới nhận được từ phía Cục NTBD, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chính thức được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.

  • Gần 1 tháng, sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có công văn yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, công chúng yêu nhạc vẫn chưa hết băn khoăn. Mới đây, việc tìm thấy bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” lại càng khiến dư luận băn khoăn hơn: Mất bao lâu để nhà quản lý hoàn tất việc đối chiếu giữa bản gốc và dị bản của ca khúc? Sau sự việc này, việc xác minh dị bản ca khúc nói chung sẽ được thực hiện ra sao?

  • Bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sỹ Châu Kỳ đã bật mí về con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa mà bà cho rằng chính con đường này đã tạo cảm hứng cho chồng bà và nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi”.

  • Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy. Với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây. Những ngày qua, hò khoan Lệ Thủy đã vang lên giữa Thủ đô, tạo điểm nhấn trong chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”.

  • Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Từng đứng trước nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, những làn điệu Then không chỉ đã dần tìm lại được chỗ đứng của mình mà còn đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Đó chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các cấp, chính quyền và các nghệ nhân, những người tâm huyết với Then.

     

  • Erik Satie (1866-1925) được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

  • Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giải thích việc gửi văn bản gửi Sở VH-TT TP HCM yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 bài hát đã cấp phép phổ biến để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.