Công diễn vở opera của nhà soạn nhạc 11 tuổi

14:40 06/01/2017

Nhiều người đã gọi nhà soạn nhạc 11 tuổi Alma Deutsher là Mozart hiện đại khi vở opera Cinderella của cô bé lần đầu công diễn tại Vienna và nhận được sự tán thưởng đặc biệt của khán giả.

Alma Deutscher biểu diễn tại Israel

Alma Deutscher không phải là một nhân vật vô danh. Trước khi vở opera ra mắt khán giả tại Vienna vào ngày 28/12, cô bé sống ở Surrey, Anh, trong một gia đình mà cha mẹ đều là người chơi nhạc nghiệp dư, đã nổi tiếng toàn thế giới về tài năng thiên bẩm với cây đàn piano và violin. Alma Deuscher đã chọn đàn phím ở tuổi lên hai, tuổi lên ba bắt đầu học violin, điều đó có vẻ thú vị và hứa hẹn về một tài năng âm nhạc trong tương lai. Điều làm cô bé khác biệt với những tài năng âm nhạc cùng tuổi khác là khả năng sáng tác. Khi ba tuổi, Alma đã nhớ bài ru con của Richard Strauss rồi ngâm nga giai điệu bài hát, “và cháu nói với bố mẹ là sao âm nhạc có thể đẹp thế”. Lên bốn tuổi, cô bé đã có những bài ký xướng âm với cha và năm tuổi học cách viết nhạc. “Khi bắt đầu viết nhạc, cháu không biết đó gọi là sáng tác. Cháu chỉ [ghi lại] những giai điệu vang lên trong đầu cháu. Mọi người đều nghĩ những giai điệu đó là của người khác sáng tác mà cháu chỉ đơn giản là nhớ lại chúng, nhưng thực ra tất cả đều là của cháu”.

Lên sáu tuổi, Alma đã sáng tác một bản sonata piano, bảy tuổi sáng tác một vở opera ngắn dựa trên một tác phẩm của Neil Gaiman, tiếp sau đó là hàng loạt tác phẩm cho violin, piano, viola và dàn nhạc thính phòng. Hai năm trước, cô bé đã viết một bản concerto violin, bản giao hưởng đầu tiên và năm 2015 là Cinderella. Vở opera có phần nhạc đẹp, dễ nhớ theo phong cách gallant thế kỷ 18. Alma đã khéo léo chỉnh câu chuyện theo cách đưa Cinderella thành nhà soạn nhạc - “có một chút gì đó của cháu” – và hoàng tử là nhà thơ. Cinderella đã phổ nhạc một bài thơ của chàng và hát trong buổi khiêu vũ trước khi rời đi lúc nửa đêm. Hoàng tử kiếm tìm khắp vương quốc không phải với một chiếc hài thủy tinh mà là giai điệu mà chàng đã nghe nhưng không thể nhớ hết. Cô bé giải thích một cach logic: “Cháu nghĩ là việc hoàng tử dò hỏi cô gái nào có đôi chân vừa với chiếc giày thủy tinh không hẳn có nhiều ý nghĩa. Nhiều người có thể cùng cỡ chân nhưng chỉ có một người từng viết giai điệu đó”.

Alma chững chạc hơn tuổi: “Cháu chưa bao giờ sợ hãi trên sân khấu, vì cháu rất vui khi thấy mọi người muốn tới và lắng nghe âm nhạc của cháu. Khi chơi đàn, cháu có thể tự chủ, cháu biết mình đang làm gì và cháu không thấy những gì khiến cháu phải sợ hãi”, Alma đã từng thổ lộ trên The Guardian như vậy vào đầu năm 2016.

Mẹ của Alma là một học giả về đàn organ tại Oxford và cha là nghệ sỹ sáo nghiệp dư. Cô bé cho biết, nhiều âm nhạc truyền cảm hứng cho Cinderella và những sáng tác khác của mình bất chợt đến khi trí óc mình đang ở đâu đâu. Cô kể trên chương trình Today của kênh Radio 4, “Một vài giai điệu và chủ đề của vở opera này đến khi cháu đang nhảy dây. Thế là cháu mang cả sợi dây thừng tới buổi tập và lại nhảy dây vào lúc nghỉ”. Alma cũng nói trên chương trình Today của đài truyền hình NBC rằng “buồn cười là khi cháu cố gắng viết ra những giai điệu thật đẹp thì chúng lại không đến và đầu óc cháu trống rỗng. Ví dụ một vài ngày trước, khi cháu đang nằm ngủ thì đến nửa đêm, cháu lại lóe ra một giai điệu rất đẹp.”


Một cảnh trong vở "Cinderella" mới được công diễn trên sân khấu Vienna

Vở opera dài 150 phút với tổng phổ 237 trang. Nhạc trưởng Simon Rattle 1 đã công nhận là ông đã “hết sức kinh ngạc” khi lần đâu tiên thấy cô bé biểu diễn, còn Stephen Fry ngay lần đầu xem một video của cô bé trên Youtube đã cho rằng, cô bé là một Mozart của thế hệ ngày nay.

Tuy vậy cô bé không thích được so sánh như thế, “Cháu hết sức ngưỡng mộ Mozart, ông ấy có lẽ là nhà soạn nhạc yêu thích nhất của cháu. Nhưng cháu không thích mọi người gọi cháu là ‘tiểu Mozart’ bởi vì cháu không thích bị coi là ‘bé bỏng’. Cháu đã lớn và nữa là nếu như chỉ sáng tác lại những gì Mozart đã sáng tác thì thật là tẻ nhạt”.

Alma đã gặp gỡ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như nghệ sỹ piano Murray Perahia, nữ nghệ sỹ violin Anna Sophi Mutter, nhạc trưởng Simon Rattle, Zubin Mehta, biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Cô bé luôn bận rộn. “Nhiều người nói là cháu có thể chọn lựa violin hoặc piano nhưng bây giờ cháu có thể chơi được cả hai nhạc cụ vì vậy cháu sẽ tiếp tục. Và dĩ nhiên là cháu muốn trở thành một nhà soạn nhạc”. Cô bé viết một bản impromptu, “giống như impromptu của Schubert”, viết một vở ballet và vở opera khác. “Và cháu còn có nhiều dự định khác nữa. Hiện giờ cháu đang dành thời gian tập tư thế trồng chuối trong vườn. Và cháu tập rất tốt”.

Nguồn: Thanh Nhàn - Tia Sáng

dịch theo:

 https://www.theguardian.com/music/2016/feb/05/alma-deutscher-10-music-world

https://www.theguardian.com/music/2016/dec/30/11-year-old-british-composer-debuts-first-opera-in-vienna

-----------------------------
1. Nhạc trưởng Anh Simon Rattle từng là giám đốc âm nhạc của dàn nhạc Birmingham (1980–1998), sau đó là nhạc trưởng chính của Berlin Philharmonic kể từ năm 2002. Vào tháng 3/2015, ông tuyên bố trở về Anh dẫn dắt dàn nhạc London vào năm 2017. Ông được đánh giá cao với việc dàn dựng các tác phẩm thế kỷ 19 và 20, đặc biệt là các bản giao hưởng của Gustav Mahler.

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VĂN CAO

    Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố  Nguyễn Thượng Hiền.

  • TRƯƠNG QUANG LỤC  

    Lần đầu tiên tôi quen biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập là tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước. 

  • DƯƠNG BÍCH HÀ

    Miền núi phía Tây Bắc huyện Minh Hóa ở Quảng Bình có nhiều nhóm tộc người cùng sinh sống như nhóm người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A Rem (gọi chung là tộc người Chứt), và tộc người Nguồn (trước kia gọi là người bản địa Kẻ Sạt, Kẻ Xét, Kẻ Trem, Kẻ Pôộc bộ Việt Thường, nước Văn Lang).

  • TRÀ AN    

    Người ta gọi Trịnh Công Sơn là Sứ giả tình yêu, Kẻ du ca về phận người, hay Người tình mọi thế hệ… nhưng có lẽ với tên gọi mà nhạc sĩ Văn Cao đặc biệt yêu mến dành tặng ông: “Con người thi ca” thì chức danh ấy phù hợp hơn cả.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG  

    I. Vài nét về dân ca Tà Ôi
    Trong hệ thống phân loại, dân ca Tà Ôi có đến 9 làn điệu gồm: Cà lơi, Ba bói, Cha chấp, Xiềng, Ân tói, Babởq, Ra rọi, Roin, Ru akay. Mỗi làn điệu đều có những quy định, cách thức thể hiện khác nhau.

  • Hoàng Nguyễn hiện là giảng viên thanh nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Anh bước vào nghề hát từ năm 1968. Từ 1973 đến 1978 học thanh nhạc Nhạc Viện Hà Nội, sau đó chuyển về giảng dạy ở trường âm nhạc Huế. Năm 1981 đến 1985 học thanh nhạc tại Bungari. Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hoàng Nguyễn đã góp phần quan trọng vào thành công buổi trình diễn thanh nhạc Thính phòng đầu tiên tại Hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế.

  • NGUYÊN CÔNG HẢO  

    Sau Đại hội tháng 01 năm 2013, vừa ổn định xong công việc tôi được nhạc sĩ Nguyễn Trung, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh Bắc Ninh mời đi dự chương trình Liên hoan âm nhạc các tỉnh, thành phố kết nghĩa tại thành phố Huế vào tháng 4 năm 2013.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).

  • Thất lạc suốt 150 năm - và bị hiểu lầm là tác phẩm của em trai bà – một bản nhạc táo bạo và phức tạp của Fanny Mendelssohn mới đây đã nhận được sự chú ý xứng đáng dù muộn màng. Hậu duệ cách bà sáu thế hệ kể lại câu chuyện.

  • Theo thông tin mới nhận được từ phía Cục NTBD, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chính thức được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.

  • Gần 1 tháng, sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có công văn yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, công chúng yêu nhạc vẫn chưa hết băn khoăn. Mới đây, việc tìm thấy bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” lại càng khiến dư luận băn khoăn hơn: Mất bao lâu để nhà quản lý hoàn tất việc đối chiếu giữa bản gốc và dị bản của ca khúc? Sau sự việc này, việc xác minh dị bản ca khúc nói chung sẽ được thực hiện ra sao?

  • Bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sỹ Châu Kỳ đã bật mí về con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa mà bà cho rằng chính con đường này đã tạo cảm hứng cho chồng bà và nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi”.

  • Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy. Với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây. Những ngày qua, hò khoan Lệ Thủy đã vang lên giữa Thủ đô, tạo điểm nhấn trong chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”.

  • Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Từng đứng trước nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, những làn điệu Then không chỉ đã dần tìm lại được chỗ đứng của mình mà còn đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Đó chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các cấp, chính quyền và các nghệ nhân, những người tâm huyết với Then.

     

  • Erik Satie (1866-1925) được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

  • Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giải thích việc gửi văn bản gửi Sở VH-TT TP HCM yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 bài hát đã cấp phép phổ biến để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.