Mừng nhà văn Ba Kim đại thọ 100 tuổi

16:44 04/02/2009
HỒ SĨ HIỆPBa Kim, tên thật là Lý Nghiêu Đường, tự Thị Cam, sinh năm 1904, người Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ông viết văn rất sớm, nổi tiếng trên văn đàn từ thời "ngũ tứ vận động" (1919) và hoạt động văn học sôi nổi từ những năm 30, 40 của thế kỷ trước, tên tuổi ngang hàng với các nhà văn Mao Thuẫn, Tào Ngu và Lão Xá.

Nhà văn Ba Kim (nguồn: www.tuoitre.com.vn)

Năm 1928, ông cho ra đời tác phẩm truyện dài đầu tiên là "Diệt vong". Năm 1934, sau khi đọc vở kịch "Lôi vũ", ông rất khâm phục tài năng sáng tác của Tào Ngu và hai người quan hệ mật thiết từ đó. Ông cũng quen thân với những nhà văn nổi tiếng Băng Tâm và Tiêu Càn.
Sau khi nước Trung Hoa mới ra đời (1949), Ba Kim hăng hái đi vào cuộc sống để sáng tác. Ông đến hầm mỏ, công trường, nhà máy tìm hiểu đời sống của công nhân và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của họ trong tác phẩm. Đầu những năm 50, ông hai lần đến Triều Tiên và nhiều lần ra nước ngoài giao lưu văn hóa. Mười bảy năm trước khi xảy ra "Cách mạng văn hóa" (1949 - 1966) là thời gian sáng tác sung sức nhất của Ba Kim. Thể loại chủ yếu của ông là tản văn phản ánh sinh động công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất nước Trung Hoa mới. Đó là tác phẩm "Ngày Tết của Hoa Sa", "Cuộc sống giữa những người anh hùng", “Mọi người bảo vệ tổ quốc”, “Những ngày đầy vui vẻ”, “Tân thanh tập”, "Hữu nghị tập", "Tản ca tập", "Tình cảm thổ lộ không hết", "Bên bờ cầu Hiền Lương", "Bắc tái hành". Trong số này, "Bên bờ cầu Hiền Lương" là một tập tản văn Ba Kim viết sau chuyến đi thăm Việt . Lời văn trong tác phẩm tràn đầy cảm xúc, nói lên cảm tình đặc biệt của nhân dân Trung Quốc với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng CNXH của nhân dân ta. Trong "Cách mạng văn hóa" (1966 - 1976) cũng như nhiều nhà văn chân chính khác, ông bị đả kích, bức hại và việc sáng tác văn học bị gián đoạn. Sau khi đập tan tập đoàn phản động "Bè lũ bốn tên", ông lại hăng hái trở lại sáng tác với niềm lạc quan và phấn khởi chưa từng có. Từ năm 1978 trở đi, Ba Kim bước vào giai đoạn sáng tác mới. Năm 1979 ông sang Pháp và có sự nhận thức về vị trí của văn học đương đại Trung Quốc đối với thế giới. Về nước, ông tích cực đề nghị nhà nước xây thư viện bảo quản những tác phẩm văn học hiện đại Trung Quốc.

Ba Kim là nhà văn đa tài, sáng tác nhiều thể loại (tản văn, tiểu thuyết và dịch thuật) nhưng thành công nổi bật của ông là tản văn. Tản văn của ông đề tài rộng lớn, nội dung phong phú. Tản văn 17 năm sau khi dựng nước của Ba Kim có thể chia làm mấy loại sau đây:
Loại thứ nhất là phản ảnh cuộc sống chiến đấu của chí nguyện quân Trung Quốc trong cuộc chiến tranh "Kháng Mỹ viện Triều", ngợi ca những nhân vật anh hùng, như các tác phẩm: "Chúng tôi đã gặp tư lệnh Bành Đức Hoài", "Cuộc sống giữa những người anh hùng", "Bình Nhưỡng, thành phố anh hùng". Loại thứ hai là Hoài niệm, tiếc thương danh nhân, bạn bè, như: các tác phẩm "Nhớ Lỗ Tấn tiên sinh", "Đêm thu" và "Một buổi sớm mùa thu". Loại thứ ba là miêu tả cảm xúc trước cuộc sống mới, như các tác phẩm: "Thượng Hải, mảnh đất xinh đẹp, chúng ta", "Những ngày tràn đầy vui vẻ". Loại thứ tư là miêu tả tình cảm, những điều mắt thấy tai nghe ở nước ngoài và ca ngợi tình hữu nghị với bạn bè bốn phương, như các tác phẩm: "Ngày Tết của Hoa Sa", "Núi Phú Sĩ và hoa anh đào ..." và "Bên bờ cầu Hiền Lương".

Bước vào thời kỳ mới (từ năm 1978 trở đi), tản văn của Ba Kim có nhiều thay đổi về nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, theo như ông nói là "nói những lời chân thực". Ông nhấn mạnh "con người chỉ có nói lời chân thực mới có thể sống một cách chân thực" (Chân thực tập). Năm tập trong "Tùy tưởng lục" có thể coi là "những lời nói thực" xuất phát từ nhận thực và đáy lòng của tác giả. "Hoài niệm Tiêu San" cũng là tác phẩm "nói những lời chân thật". Tiêu San là vợ của Ba Kim. Bà là một phụ nữ xinh đẹp, lương thiện nhưng trong "Cách mạng văn hóa" bị Đức hại chết. Trước khi chết bà vẫn bình tĩnh, hai mắt mở to. Ba Kim cảm thấy "hai mắt ấy nhìn rất to, rất đẹp, rất sáng, tôi nhìn, nhìn mãi, giống như nhìn nhanh một ngọn lửa cháy sắp tắt". Tình cảm đối với Tiêu San rất sâu sắc và sự tôn kính của ông rất cao độ. Ba Kim muốn viết một bài văn để kỷ niệm ngày vợ qua đời nhưng ông "trái lại viết không được một câu nào". Sáu năm sau, khi "bè lũ bốn tên" bị đập tan, ông mới đặt bút viết "Hoài niệm Tiêu San".
Tháng 4 - 1979, Ba Kim lại đến thăm Paris . Thủ đô của nước Pháp. Ông ở một khách sạn gần Khải Hoàn Môn. Mỗi khi đi qua một phố nhỏ yên tĩnh, nhìn thấy cửa sổ có treo tấm lụa trắng, ông lại liên tưởng đến đại lộ Trường An ở Bắc Kinh, đường Hoài Hải ở Thượng Hải, Tây Hồ ở Hàng Châu và thôn làng ở Quảng Đông. Mặc dù đang ở Paris nhưng tâm hồn, tình cảm của ông luôn luôn hướng về quê hương và Tổ quốc.

Sự nghiệp sáng tác văn học của Ba Kim rất phong phú. Trong văn học hiện đại (1919 - 1949) và văn học đương đại (từ 1949 trở đi) ở Trung Quốc, tên tuổi của Ba Kim ngang hàng với các nhà văn lớn khác. Tác phẩm chủ yếu của Ba Kim gồm có truyện dài "Ái tình Tam bộ khúc" (gồm Vụ, Vũ và Điện), "Kích lưu Tam bộ khúc" (gồm Gia, Xuân, Thu) và "Kháng chiến Tam bộ khúc" (lửa 1, lửa 2 và lửa 3). Truyện vừa gồm có "Ngày thu trong mùa xuân", "Khệ Viên" và "Đêm lạnh". Tản văn có "Tùy tưởng lục" (gồm 5 tập) là "Chân thoại tập", "Bệnh trung tập", "Vô đề tập", "Tìm tòi tập" và "Tùy tưởng lục". Tác phẩm dịch có "Cha và con" của nhà văn Nga Tuốcghênhép. Tác phẩm tiêu biểu của Ba Kim có anh hưởng trong và ngoài nước nhất là "Gia" (Nhà), "Xuân" (Mùa xuân), "Thu" (Mùa thu). Ba tác phẩm này "có ý nghĩa của như khúc quân hành của thời đại, nó có tác dụng như một bài học vỡ lòng đối với lớp thanh niên chống phong kiến" (văn học Trung Quốc). Thông qua sự sa sút, phân hóa cao độ của một đại gia đình và cách nhìn hiện thực khách quan của tác giả bộ ba tác phẩm đã miêu tả cảnh sụp đổ không gì cứu vãn nỗi của chế độ phong kiến Trung Quốc đương thời. Trong ba tác phẩm Ba Kim đã tìm thấy sức mạnh vĩ đại của trào lưu cách mạng dâng lên làn sóng mạnh mẽ có khả năng làm thay đổi cuộc sống cũ trong tầng lớp thanh niên. Với tình cảm sục sôi, kiên quyết, tác giả lên án và đã kích mạnh mẽ thế lực phong kiến và nhiệt thành gợi ca sự giác ngộ, tự nguyện đứng dậy, vươn lên và tiến tới của một bộ phận tầng lớp thanh niên trí thức Trung Quốc.

Hơn hai trăm năm trước, Tào Tuyết Cần cho ra đời tác phẩm nổi tiếng "Hồng lâu mộng". Kế tục truyền thống vạch trần và lên án của "Hồng lâu mộng", bộ ba tác phẩm "Gia", "Xuân" và "Thu" của Ba Kim miêu tả sự suy vong tất yếu của gia đình phong kiến Trung Quốc. Cuộc đời và số phận của những nhân vật như Như Mai, Thụy Ngọc, Minh Phương, Uyển Nhi và Giác Huệ trong tác phẩm của Ba Kim như sống dậy trước mắt độc giả con người thật, sự việc thật của giai cấp phong kiến Trung Quốc trước thời "Ngũ tứ vận động". Mấy mươi năm trước "Gia" (Nhà) của Ba Kim được dịch ra tiếng Việt và rất được độc giả Việt hoan nghênh. Những năm gần đây, tác phẩm "Tùy tưởng lục" của ông cũng ra mắt ở Việt , đem đến cho độc giả một cảm nhận mới về phong cách nghệ thuật của Ba Kim. Dù thể loại nào, tác phẩm của Ba Kim cũng để lại cho người đọc những ấn tượng tốt đẹp. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm của ông sống động như có máu, có thịt. Tác phẩm của ông không dựa vào miêu tả khách quan mà nhờ vào tình cảm sục sôi của người viết. Tiểu thuyết của ông tuy nhiều nhân vật, nhiều mối đan xen, chồng chéo nhưng được miêu tả có tình tự, thứ lớp rõ ràng. Tác phẩm "Tùy tưởng lục" sáng tác trong thời cuối đời thể hiện một cách sống động của một trái tim chân thành, thẳng thắn và tâm hồn trong sáng của ông.

Ba Kim là nhà văn coi trọng sự chân thực hơn là kỹ xảo văn học. Các nhà văn Trung Quốc luôn luôn nhớ đến câu nói nổi tiếng trở thành danh ngôn của ông là "Cảnh giới cao nhất của nghệ thuật là không có kỹ xảo" và "Tôi không theo đuổi kỹ xảo".
Trong thời gian tham dự "Hội thảo giảng dạy Hán ngữ quốc tế lần thứ 7" tổ chức tại Thượng Hải, chúng tôi tranh thủ thời gian đến bệnh viện Hoa Đông thăm Ba Kim, một nhà văn Trung Quốc lớn rất quen thuộc với nhân dân ta.
Từ khách sạn Thiên Hạc ở số 650 đường Nghi Sơn, qua mấy tuyến xe buýt vừa đi vừa hỏi đường, chúng tôi tìm đến được đường Hoa Sơn, Ô Lỗ Mộc Tề, từ đó tìm đến đường Diên An để lần tìm ra bệnh viện Hoa Đông, nơi Ba Kim đang nằm điều trị dài hạn tại đây.

Bệnh viện Hoa Đông gần bệnh viện Hoa Sơn. Hai bệnh viện này đều nằm ở mặt tiền đường, nhà cửa cao to, thoáng mát và sạch sẽ. Bệnh viện Hoa Đông ở số nhà 221 đường Diên An. Đường Diên An rộng dài, có cầu vượt chạy qua. Bệnh viện Hoa Đông gồm hai khu vực: Khu bệnh nhân thường và khu bệnh nhân chăm sóc đặc biệt. Chúng tôi đến bệnh viện vào ngày chủ nhật, không khí của bệnh viện rất vắng vẻ, yên tĩnh, chỉ có đội bảo vệ và nhân viên làm việc bên ngoài. Chúng tôi đến phòng thường trực, xuất trình giấy tờ và nói là người Việt Nam đến dự Hội thảo tại Thượng Hải và nhân đó đến thăm nhà văn Ba Kim đang nằm điều trị tại đây. Từng bước bước lên cầu thang, nhìn thấy phòng điều trị của Ba Kim, chúng tôi rất phấn khởi. Tuy không nhìn thấy Ba Kim, không được hỏi thăm sức khỏe của ông nhưng chúng tôi vô cùng mãn nguyện và tự hào là vượt qua hơn 4 ngàn cây số để được thăm một trong những nhà văn lớn nhất của Trung Quốc và thế giới trong thế kỷ 20. Còn Ba Kim ông cũng không biết ở bên ngoài cánh cửa phòng có một độc giả người Việt yêu mến ông mà tìm đến bệnh viện để được biết tình hình sức khỏe và được ngắm nhìn ông những giờ phút cuối đời...

Mỗi nhà văn đều có một quê hương để mình gắn bó. Đến Bắc Kinh, chúng tôi nhớ đến Lão Xá. Đến Thượng Hải, chúng tôi không sao quên được Mao Thuẫn và Ba Kim. Một người văn chương tài giỏi như Ba Kim mà suốt đời gian nan, lận đận. "Cách mạng văn hóa" ông bị hành hạ. Bước vào thời kỳ mới, tuy tuổi già, sức yếu nhưng trái tim ông vẫn luôn hướng về đất nước và văn học. Đến thăm Bắc Kinh, chúng tôi có dịp lại đến thăm "Thư Viện Văn học hiện đại Trung Quốc" do ông đề xướng đã được xây dựng. Mặc dù ở Việt nhưng chúng tôi vẫn luôn theo dõi về tình hình sức khỏe của Ba Kim - nhà văn những năm đầu thế kỷ 20 cuối cùng vẫn còn trường thọ ở tuổi 100 (năm 2004).       
H.S.H

(nguồn: TCSH số 191 - 01 - 2005)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vậy mà, đã hơn 50 năm, từ những năm tháng trẻ tuổi… Huế, ngày ấy đã xa. Đã là kỷ niệm. Đã mất đi nhưng vẫn không ngừng sinh nở. Như những câu thơ, một thời…

  • Việt Đức - Võ Quê - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Văn Vũ - Lê Phùng - Thùy Phương - Trần Băng Khuê

  • Trại sáng tác văn học với chủ đề “Vinh Xuân - Mùa biển gọi” do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND xã Vinh Xuân tổ chức, diễn ra trong thời gian từ ngày 3/5 đến ngày 10/5/2024, gồm 14 nhà văn, nhà thơ và 1 nhạc sĩ khách mời, đã cho ra đời 58 tác phẩm.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Ngày 18/9/1945, tại số 43 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Thuận Hóa, Liên đoàn Văn hóa cứu quốc Thừa Thiên - tiền thân của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ngày nay được thành lập.

  • CHU SƠN

    Cuối năm 1963 tôi từ Hội An ra Huế để nhận lại tập thơ Quê Nhà và giấy phép xuất bản tại nha thông tin Trung Việt.

  • TRẦN DZẠ LỮ

    Gần một đời người làm thơ, sống giữa Sài Gòn với bao nhiêu thăng trầm dâu bể, có những ngày đói rách, lang thang. Bạn bè thì nhiều, có kẻ nhớ người quên sống khắp cùng đất nước, nơi đâu cũng để lại trong tôi ít nhiều kỷ niệm.

  • (SHO) Những người tôi gặp ở Huế trẻ hay già thường ngưỡng mộ anh là Thầy, một vị Thầy của môn âm nhạc, của tiếng, của lời, thân hay sơ mỗi người đều như chịu ít nhiều ân huệ của anh.  Nhưng thoạt mơ hồ tôi hiểu danh hiệu ấy khác hơn khi được ngồi với anh, bên bàn cơm, khi vui ca, khi đi dạo, khi nghe anh hát, khi thấy anh ngồi yên giữa bạn bè, anh hiện ra là vị Thầy bên trên âm nhạc... 

  • Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng GS-TS Trần Văn Khê đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 2 giờ 55 phút ngày 24.6. Ông thọ 94 tuổi.

  • LTS: Ngày 17-7-1988 nhà thơ THANH TỊNH đã qua đời tại Hà Nội sau một cơn bệnh nặng, thọ 77 tuổi. Tưởng niệm nhà thơ, người anh người đồng nghiệp đáng kính của anh em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của anh Hoàng Trung Thông và đoạn trích trong Điếu văn đọc tại lễ tưởng niệm nhà thơ tại trụ sở Hội văn nghệ B.T.T ngày 19-7-1988.

  • DƯƠNG THỊ NHỤN

    Tôi biết nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung là hàng xóm cũ của tôi những năm 90 của thế kỉ trước. Chị Dung là cháu ruột lại gần nhà ông ở phố Điện Biên Phủ nên rất thân thiết với ông. Tôi chỉ nghe chuyện và đọc truyện của nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung.

  • LGT: Thúc Tề và Trần Kim Xuyến là hai nhà báo có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Một vấn đề đặt ra là: trong hai nhà báo liệt sĩ nói trên, ai mới đúng là “Nhà báo liệt sĩ đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam?”. Nhiều ý kiến công nhận nhà báo Trần Kim Xuyến là nhà báo liệt sĩ đầu tiên, trong khi các tư liệu lại cho chúng ta thấy Thúc Tề mới đúng là nhà báo liệt sĩ đầu tiên.

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Trong số bạn bè thân tình của tôi, Ngô Minh rất “lạ”. Lạ đầu tiên là… nhỏ thó. Người thấp bé, tròn vo, tròn vo từ mấy chục năm ni luôn, chừ lại suốt ngày (e cả suốt đêm) ngồi máy tính viết bài.

  • Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: Nhằm thẳng quân thù mà bắnThuyền trưởngRừng xưa xanh lá ;Kiếp chóNhững người rách việc; Chuyện kể năm 2000... đã qua đời vào lúc 6 giờ sáng ngày 18.12. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bước vào sáng tác văn chương từ năm 20 tuổi và đã có một bút lực dồi dào để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.

  • Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913 , quê  làng Trà Vi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Hội Sinh viên thị xã Thái Bình thuộc Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và bị Pháp bắt vào cuối năm 1930 và bị giam hai tháng rưỡi tại thị xã Thái Bình.

  • Thi sĩ Kiên Giang là tác giả những bài thơ nổi tiếng Hoa trắng thôi cài lên áo tím, Tiền và lá, Ngủ bên chân mẹ… Ông cũng là soạn giả của những vở cải lương quen thuộc như Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới, Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Chi - Mỵ Nương và hàng trăm bản vọng cổ. Như người bạn văn tâm giao Sơn Nam và thi sĩ đàn anh Nguyễn Bính, Kiên Giang cả một đời phiêu bạt sống rày đây mai đó, cho đến khi trái tim đột ngột ngừng đập”...

  • Ở tuổi 89, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Nhà văn Trần Áng Sơn sinh ngày 12/7/1937 tại Hải Phòng, lớn lên ở Huế, trưởng thành ở Sài Gòn, mất ngày: 18/5/ 2014.

  • QUANG VIÊN

    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là vị tướng tài năng và đức độ. “Ông là một danh tướng, một nhà chính trị và nhà quân sự lỗi lạc” - Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thốt lên khi nhớ về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như vậy. Trong cuộc sống tình cảm gia đình, cũng như ứng xử với văn hóa văn nghệ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng hết sức chí tình, có những việc làm rất đáng khâm phục. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về ông rất hay: “Sáng trong như ngọc một con người”…