Mừng nhà văn Ba Kim đại thọ 100 tuổi

16:44 04/02/2009
HỒ SĨ HIỆPBa Kim, tên thật là Lý Nghiêu Đường, tự Thị Cam, sinh năm 1904, người Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ông viết văn rất sớm, nổi tiếng trên văn đàn từ thời "ngũ tứ vận động" (1919) và hoạt động văn học sôi nổi từ những năm 30, 40 của thế kỷ trước, tên tuổi ngang hàng với các nhà văn Mao Thuẫn, Tào Ngu và Lão Xá.

Nhà văn Ba Kim (nguồn: www.tuoitre.com.vn)

Năm 1928, ông cho ra đời tác phẩm truyện dài đầu tiên là "Diệt vong". Năm 1934, sau khi đọc vở kịch "Lôi vũ", ông rất khâm phục tài năng sáng tác của Tào Ngu và hai người quan hệ mật thiết từ đó. Ông cũng quen thân với những nhà văn nổi tiếng Băng Tâm và Tiêu Càn.
Sau khi nước Trung Hoa mới ra đời (1949), Ba Kim hăng hái đi vào cuộc sống để sáng tác. Ông đến hầm mỏ, công trường, nhà máy tìm hiểu đời sống của công nhân và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của họ trong tác phẩm. Đầu những năm 50, ông hai lần đến Triều Tiên và nhiều lần ra nước ngoài giao lưu văn hóa. Mười bảy năm trước khi xảy ra "Cách mạng văn hóa" (1949 - 1966) là thời gian sáng tác sung sức nhất của Ba Kim. Thể loại chủ yếu của ông là tản văn phản ánh sinh động công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất nước Trung Hoa mới. Đó là tác phẩm "Ngày Tết của Hoa Sa", "Cuộc sống giữa những người anh hùng", “Mọi người bảo vệ tổ quốc”, “Những ngày đầy vui vẻ”, “Tân thanh tập”, "Hữu nghị tập", "Tản ca tập", "Tình cảm thổ lộ không hết", "Bên bờ cầu Hiền Lương", "Bắc tái hành". Trong số này, "Bên bờ cầu Hiền Lương" là một tập tản văn Ba Kim viết sau chuyến đi thăm Việt . Lời văn trong tác phẩm tràn đầy cảm xúc, nói lên cảm tình đặc biệt của nhân dân Trung Quốc với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng CNXH của nhân dân ta. Trong "Cách mạng văn hóa" (1966 - 1976) cũng như nhiều nhà văn chân chính khác, ông bị đả kích, bức hại và việc sáng tác văn học bị gián đoạn. Sau khi đập tan tập đoàn phản động "Bè lũ bốn tên", ông lại hăng hái trở lại sáng tác với niềm lạc quan và phấn khởi chưa từng có. Từ năm 1978 trở đi, Ba Kim bước vào giai đoạn sáng tác mới. Năm 1979 ông sang Pháp và có sự nhận thức về vị trí của văn học đương đại Trung Quốc đối với thế giới. Về nước, ông tích cực đề nghị nhà nước xây thư viện bảo quản những tác phẩm văn học hiện đại Trung Quốc.

Ba Kim là nhà văn đa tài, sáng tác nhiều thể loại (tản văn, tiểu thuyết và dịch thuật) nhưng thành công nổi bật của ông là tản văn. Tản văn của ông đề tài rộng lớn, nội dung phong phú. Tản văn 17 năm sau khi dựng nước của Ba Kim có thể chia làm mấy loại sau đây:
Loại thứ nhất là phản ảnh cuộc sống chiến đấu của chí nguyện quân Trung Quốc trong cuộc chiến tranh "Kháng Mỹ viện Triều", ngợi ca những nhân vật anh hùng, như các tác phẩm: "Chúng tôi đã gặp tư lệnh Bành Đức Hoài", "Cuộc sống giữa những người anh hùng", "Bình Nhưỡng, thành phố anh hùng". Loại thứ hai là Hoài niệm, tiếc thương danh nhân, bạn bè, như: các tác phẩm "Nhớ Lỗ Tấn tiên sinh", "Đêm thu" và "Một buổi sớm mùa thu". Loại thứ ba là miêu tả cảm xúc trước cuộc sống mới, như các tác phẩm: "Thượng Hải, mảnh đất xinh đẹp, chúng ta", "Những ngày tràn đầy vui vẻ". Loại thứ tư là miêu tả tình cảm, những điều mắt thấy tai nghe ở nước ngoài và ca ngợi tình hữu nghị với bạn bè bốn phương, như các tác phẩm: "Ngày Tết của Hoa Sa", "Núi Phú Sĩ và hoa anh đào ..." và "Bên bờ cầu Hiền Lương".

Bước vào thời kỳ mới (từ năm 1978 trở đi), tản văn của Ba Kim có nhiều thay đổi về nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, theo như ông nói là "nói những lời chân thực". Ông nhấn mạnh "con người chỉ có nói lời chân thực mới có thể sống một cách chân thực" (Chân thực tập). Năm tập trong "Tùy tưởng lục" có thể coi là "những lời nói thực" xuất phát từ nhận thực và đáy lòng của tác giả. "Hoài niệm Tiêu San" cũng là tác phẩm "nói những lời chân thật". Tiêu San là vợ của Ba Kim. Bà là một phụ nữ xinh đẹp, lương thiện nhưng trong "Cách mạng văn hóa" bị Đức hại chết. Trước khi chết bà vẫn bình tĩnh, hai mắt mở to. Ba Kim cảm thấy "hai mắt ấy nhìn rất to, rất đẹp, rất sáng, tôi nhìn, nhìn mãi, giống như nhìn nhanh một ngọn lửa cháy sắp tắt". Tình cảm đối với Tiêu San rất sâu sắc và sự tôn kính của ông rất cao độ. Ba Kim muốn viết một bài văn để kỷ niệm ngày vợ qua đời nhưng ông "trái lại viết không được một câu nào". Sáu năm sau, khi "bè lũ bốn tên" bị đập tan, ông mới đặt bút viết "Hoài niệm Tiêu San".
Tháng 4 - 1979, Ba Kim lại đến thăm Paris . Thủ đô của nước Pháp. Ông ở một khách sạn gần Khải Hoàn Môn. Mỗi khi đi qua một phố nhỏ yên tĩnh, nhìn thấy cửa sổ có treo tấm lụa trắng, ông lại liên tưởng đến đại lộ Trường An ở Bắc Kinh, đường Hoài Hải ở Thượng Hải, Tây Hồ ở Hàng Châu và thôn làng ở Quảng Đông. Mặc dù đang ở Paris nhưng tâm hồn, tình cảm của ông luôn luôn hướng về quê hương và Tổ quốc.

Sự nghiệp sáng tác văn học của Ba Kim rất phong phú. Trong văn học hiện đại (1919 - 1949) và văn học đương đại (từ 1949 trở đi) ở Trung Quốc, tên tuổi của Ba Kim ngang hàng với các nhà văn lớn khác. Tác phẩm chủ yếu của Ba Kim gồm có truyện dài "Ái tình Tam bộ khúc" (gồm Vụ, Vũ và Điện), "Kích lưu Tam bộ khúc" (gồm Gia, Xuân, Thu) và "Kháng chiến Tam bộ khúc" (lửa 1, lửa 2 và lửa 3). Truyện vừa gồm có "Ngày thu trong mùa xuân", "Khệ Viên" và "Đêm lạnh". Tản văn có "Tùy tưởng lục" (gồm 5 tập) là "Chân thoại tập", "Bệnh trung tập", "Vô đề tập", "Tìm tòi tập" và "Tùy tưởng lục". Tác phẩm dịch có "Cha và con" của nhà văn Nga Tuốcghênhép. Tác phẩm tiêu biểu của Ba Kim có anh hưởng trong và ngoài nước nhất là "Gia" (Nhà), "Xuân" (Mùa xuân), "Thu" (Mùa thu). Ba tác phẩm này "có ý nghĩa của như khúc quân hành của thời đại, nó có tác dụng như một bài học vỡ lòng đối với lớp thanh niên chống phong kiến" (văn học Trung Quốc). Thông qua sự sa sút, phân hóa cao độ của một đại gia đình và cách nhìn hiện thực khách quan của tác giả bộ ba tác phẩm đã miêu tả cảnh sụp đổ không gì cứu vãn nỗi của chế độ phong kiến Trung Quốc đương thời. Trong ba tác phẩm Ba Kim đã tìm thấy sức mạnh vĩ đại của trào lưu cách mạng dâng lên làn sóng mạnh mẽ có khả năng làm thay đổi cuộc sống cũ trong tầng lớp thanh niên. Với tình cảm sục sôi, kiên quyết, tác giả lên án và đã kích mạnh mẽ thế lực phong kiến và nhiệt thành gợi ca sự giác ngộ, tự nguyện đứng dậy, vươn lên và tiến tới của một bộ phận tầng lớp thanh niên trí thức Trung Quốc.

Hơn hai trăm năm trước, Tào Tuyết Cần cho ra đời tác phẩm nổi tiếng "Hồng lâu mộng". Kế tục truyền thống vạch trần và lên án của "Hồng lâu mộng", bộ ba tác phẩm "Gia", "Xuân" và "Thu" của Ba Kim miêu tả sự suy vong tất yếu của gia đình phong kiến Trung Quốc. Cuộc đời và số phận của những nhân vật như Như Mai, Thụy Ngọc, Minh Phương, Uyển Nhi và Giác Huệ trong tác phẩm của Ba Kim như sống dậy trước mắt độc giả con người thật, sự việc thật của giai cấp phong kiến Trung Quốc trước thời "Ngũ tứ vận động". Mấy mươi năm trước "Gia" (Nhà) của Ba Kim được dịch ra tiếng Việt và rất được độc giả Việt hoan nghênh. Những năm gần đây, tác phẩm "Tùy tưởng lục" của ông cũng ra mắt ở Việt , đem đến cho độc giả một cảm nhận mới về phong cách nghệ thuật của Ba Kim. Dù thể loại nào, tác phẩm của Ba Kim cũng để lại cho người đọc những ấn tượng tốt đẹp. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm của ông sống động như có máu, có thịt. Tác phẩm của ông không dựa vào miêu tả khách quan mà nhờ vào tình cảm sục sôi của người viết. Tiểu thuyết của ông tuy nhiều nhân vật, nhiều mối đan xen, chồng chéo nhưng được miêu tả có tình tự, thứ lớp rõ ràng. Tác phẩm "Tùy tưởng lục" sáng tác trong thời cuối đời thể hiện một cách sống động của một trái tim chân thành, thẳng thắn và tâm hồn trong sáng của ông.

Ba Kim là nhà văn coi trọng sự chân thực hơn là kỹ xảo văn học. Các nhà văn Trung Quốc luôn luôn nhớ đến câu nói nổi tiếng trở thành danh ngôn của ông là "Cảnh giới cao nhất của nghệ thuật là không có kỹ xảo" và "Tôi không theo đuổi kỹ xảo".
Trong thời gian tham dự "Hội thảo giảng dạy Hán ngữ quốc tế lần thứ 7" tổ chức tại Thượng Hải, chúng tôi tranh thủ thời gian đến bệnh viện Hoa Đông thăm Ba Kim, một nhà văn Trung Quốc lớn rất quen thuộc với nhân dân ta.
Từ khách sạn Thiên Hạc ở số 650 đường Nghi Sơn, qua mấy tuyến xe buýt vừa đi vừa hỏi đường, chúng tôi tìm đến được đường Hoa Sơn, Ô Lỗ Mộc Tề, từ đó tìm đến đường Diên An để lần tìm ra bệnh viện Hoa Đông, nơi Ba Kim đang nằm điều trị dài hạn tại đây.

Bệnh viện Hoa Đông gần bệnh viện Hoa Sơn. Hai bệnh viện này đều nằm ở mặt tiền đường, nhà cửa cao to, thoáng mát và sạch sẽ. Bệnh viện Hoa Đông ở số nhà 221 đường Diên An. Đường Diên An rộng dài, có cầu vượt chạy qua. Bệnh viện Hoa Đông gồm hai khu vực: Khu bệnh nhân thường và khu bệnh nhân chăm sóc đặc biệt. Chúng tôi đến bệnh viện vào ngày chủ nhật, không khí của bệnh viện rất vắng vẻ, yên tĩnh, chỉ có đội bảo vệ và nhân viên làm việc bên ngoài. Chúng tôi đến phòng thường trực, xuất trình giấy tờ và nói là người Việt Nam đến dự Hội thảo tại Thượng Hải và nhân đó đến thăm nhà văn Ba Kim đang nằm điều trị tại đây. Từng bước bước lên cầu thang, nhìn thấy phòng điều trị của Ba Kim, chúng tôi rất phấn khởi. Tuy không nhìn thấy Ba Kim, không được hỏi thăm sức khỏe của ông nhưng chúng tôi vô cùng mãn nguyện và tự hào là vượt qua hơn 4 ngàn cây số để được thăm một trong những nhà văn lớn nhất của Trung Quốc và thế giới trong thế kỷ 20. Còn Ba Kim ông cũng không biết ở bên ngoài cánh cửa phòng có một độc giả người Việt yêu mến ông mà tìm đến bệnh viện để được biết tình hình sức khỏe và được ngắm nhìn ông những giờ phút cuối đời...

Mỗi nhà văn đều có một quê hương để mình gắn bó. Đến Bắc Kinh, chúng tôi nhớ đến Lão Xá. Đến Thượng Hải, chúng tôi không sao quên được Mao Thuẫn và Ba Kim. Một người văn chương tài giỏi như Ba Kim mà suốt đời gian nan, lận đận. "Cách mạng văn hóa" ông bị hành hạ. Bước vào thời kỳ mới, tuy tuổi già, sức yếu nhưng trái tim ông vẫn luôn hướng về đất nước và văn học. Đến thăm Bắc Kinh, chúng tôi có dịp lại đến thăm "Thư Viện Văn học hiện đại Trung Quốc" do ông đề xướng đã được xây dựng. Mặc dù ở Việt nhưng chúng tôi vẫn luôn theo dõi về tình hình sức khỏe của Ba Kim - nhà văn những năm đầu thế kỷ 20 cuối cùng vẫn còn trường thọ ở tuổi 100 (năm 2004).       
H.S.H

(nguồn: TCSH số 191 - 01 - 2005)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN XÊ
                      hồi ký

    Buổi sáng mùa thu ngày 20-9-1940. Nơi nhà thương Nam ở Quy Hòa những bệnh nhân già yếu đang run lên vì gió lạnh từ biển thổi vào.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Tôi đang chuẩn bị cho những trang cuối của số tạp chí này thì được tin từ thành phố Hồ Chí Minh điện ra: Bác Nguyễn Tuân đã mất! Sững sờ và xúc động quá! Tôi như không muốn tin.

  • PHAN NGỌC MINH 

    Từ lâu, tôi mong ước có một chuyến đi xem và vẽ Kinh Thành Huế. Ý tưởng ấy đã thực hiện vào Thu 1995. Lần ấy, được trên mười bức ký họa, những cơn mưa cứ kéo dài, cuối cùng, tôi đành rời Huế trong tâm trạng đầy lưu luyến.

  • TẠ QUANG SUM

    Lần lửa hơn 30 năm tôi mới về lại thăm Thầy. Ngôi nhà số 51 Hồng Bàng vẫn “ Trầm mặc cây rừng ” như ngày xưa lũ học trò chúng tôi có dịp ngang qua. Cầu thang dẫn lên căn gác nhỏ yếu ớt rung lên dưới chân mình, hay….mình run! Tôi chẳng thể nào phân định được, trong phút giây bồi hồi xao xuyến ấy.

  • NGUYỄN THỊ THỐNG

    Tôi tên là Nguyễn Thị Thống - con gái của cố họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. Tôi rất vui mừng, xúc động và thấy rất may mắn được tới dự buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bố tôi tại thành phố Huế vừa qua do Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức. Tới dự buổi lễ này, tôi được nghe và nhớ lại những kỷ niệm về bố tôi. Những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức.

  • NAM NGUYÊN

    Thực ra, tôi gọi cuộc đi này là hành hương. Hành hương, nghe có vẻ cao siêu nhưng y phục xứng kỳ đức mà thôi.

  • (Lược thuật Hội thảo “Giá trị văn học Thừa Thiên Huế - những định hướng bảo tồn)

  • TRẦN THỊ KIÊN TRINH Đã không ít lần tôi được nghe những câu chuyện của các anh kể về một thời trai trẻ. Tuổi trẻ hiến dâng, tuổi trẻ xuống đường, tuổi trẻ lên rừng kháng chiến và những đêm không ngủ.

  • THANH HẢI SHO - Hôm ấy, Nha Trang đỏ nắng. Tôi cùng anh bạn nhà báo lần đến số 46 đường Yersin tìm một ông già. Đến nơi, vừa kéo chuông chủ nhà vội vàng mở cổng. Trước mắt tôi là một ông già ngoài 80, dáng người đậm, da trắng,  mang cặp kính cận bự chác mỗi bên độ nửa bàn tay… ông già ấy chính là nhà thơ Giang Nam, tác giả bài thơ “Quê hương” nổi tiếng.

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ Giữa năm 1967, anh Thanh Hải và tôi được điều động từ Thành ủy Huế về Ban Tuyên huấn Khu ủy Trị - Thiên - Huế. Mấy ngày đi đường, chúng tôi nói nhiều về vùng đất và con người quê hương.

  • MAI VĂN HOANThời còn là sinh viên khoa Văn trường Đại học Sư phạm Vinh (1967 - 1971), chúng tôi thường gọi thầy Hoàng Ngọc Hiến là thầy Hiến. Đó là cách gọi thân mật của những học sinh vùng quê miền Trung đối với những thầy giáo trường làng. Lên đại học chúng tôi vẫn giữ nguyên thói quen ấy.

  • NGUYỄN QUANG HÀNhững ngày trên chiến khu, báo Cờ giải phóng và báo Cứu lấy quê hương ở chung trong một mái nhà, cùng ăn cùng ở cùng làm.

  • PHẠM THƯỜNG KHANH - PHẠM LINH THÀNHTheo tiếng Latinh, thuật ngữ intelligentia - trí thức chỉ những người có hiểu biết, có tri thức, tầng lớp xã hội này bao gồm những người chuyên lao động trí óc, có trình độ chuyên môn cao.

  • NGUYỄN THANH TUẤN           Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

  • NGÔ MINH Sau ba tháng kêu gọi, hơn 250 văn nghệ sĩ, trí thức và những người Việt mến mộ Phùng Quán ở Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ba Lan, Úc, Thụy Sĩ v.v, đã nhiệt tình góp cát đá xây lăng mộ nhà thơ Phùng Quán - bà Vũ Bội Trâm ở Thủy Dương, Huế.

  • HỒ THẾ HÀHằng năm, sự kiện hân hoan và sôi động nhất của văn nghệ sĩ Huế là kết quả thẩm định và xét tặng thưởng công trình, tác phẩm VHNT xuất sắc của Liên hiệp Hội.

  • Ngày 11 tháng 10 năm 2010, đoàn Trái tim người lính (Mỹ) do tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, nhà văn Edward Tick dẫn đầu đã đến thăm và giao lưu với Hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Nội. Đoàn của tổ chức Trái tim người lính có nhiều người là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam, I-Rắc; các bác sĩ, giáo viên, nhà báo, mục sư và cả học sinh trung học. Buổi gặp gỡ đã diễn ra trong tình cảm ấm áp, thông cảm, chia sẻ quá khứ, vì hiện tại và hướng tới tương lai. Chiến tranh và hòa bình được nhắc đến nhiều hơn cả trong các câu chuyện và thơ của cả bạn và ta. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là người được dự buổi gặp gỡ giao lưu cảm động này, anh đã có bài viết gửi Sông Hương, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. SH

  • LÊ TRỌNG SÂM(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên và có sự giúp đỡ nhiều mặt của Chi hội Văn nghệ Liên khu 4, cuộc gặp mặt lớn của giới văn nghệ sĩ trong tỉnh tại thôn 2 làng Mỹ Lợi trong vùng căn cứ khu 3 huyện Phú Lộc vào tháng 10 năm 1950 phải được tôn vinh như là Đại hội đầu tiên, Đại hội lần thứ nhất của anh chị em văn nghệ tỉnh nhà. Nó là một cái mốc quan trọng mở ra một thời kỳ mới.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Chiến dịch Mậu Thân 1968 đang cần quân để đánh vào thành phố, trước tình hình ấy, chúng tôi được huy động vào quân đội, và sau những tháng tập mang vác nặng, tập leo núi, tập bắn, tập tiến nhập, chúng tôi được điều vào Bác Đô (đó là bí danh Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ).

  • VÕ MẠNH LẬPKỷ niệm 30 năm ngày mất nhà thơ Thanh Hải (1980 - 2010)